Sự đấu tranh quyền lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 151 - 155)

Trong tiếng Việt:

Sự đấu tranh quyền lực biểu hiện trong BTĐG của giám khảo cũng rất đáng lƣu ý. Các giám khảo hay đồng thuận về phán quyết. Tuy nhiên, khi xảy ra sự khác biệt trong quyết định đối với thí sinh, đơi khi giữa các giám khảo nảy sinh tranh luận, gây ảnh hƣởng và đấu tranh quyền lực. Và kết quả là trong nhiều trƣờng hợp giám khảo chịu ảnh hƣởng sẽ thay đổi quyết định, chuyển hƣớng đánh giá. Trong một số trƣờng hợp khác, có giám khảo giữ nguyên đƣợc quyết định, có giám khảo dọa rời bỏ cuộc thi, có giám khảo thực sự rời đi.

Ví dụ dƣới đây thể hiện giám khảo 1 bị ảnh hƣởng bởi giám khảo 2 khi quyết định về thí sinh và thay đổi quyết định cuối cùng của mình. Ở đầu sự kiện đánh giá này, trong 3 giám khảo, 2 ngƣời đã đƣa ra quyết định trái ngƣợc nhau, đẩy giám khảo 1 (chƣa đƣa ra quyết định cụ thể) vào tình thế khó khăn. Hàm ý của ngơn từ hỏi là hai giám khảo kia đã dồn giám khảo này vào chỗ phải tự xử lí việc đƣa ra quyết định của mình, trong khi trƣớc đó vị giám khảo này đã có những nhận xét bất lợi về thí sinh. Giám khảo 2 là ngƣời đồng ý cho thí sinh dự thi tiếp đã tìm cách gây ảnh hƣởng đến quyết định của giám khảo 1, và đã thành công.

(222) GK1: Thế bây giờ đưa đao cho tôi à?

GK2: Cho tôi 30 giây tôi thuyết phục anh T.L. cho bạn. GK1: Đây, thuyết phục đi!

GK2: Anh L. ơi anh L., hay thế thì nên đồng ý đi! Khơng đồng ý là phí tài năng! GK1: Khơng, khơng, đừng dùng mỹ nhân kế! Bạn biết thể lệ cuộc thi rồi chứ ạ? TS: Vâng ạ.

GK1: Bởi vì chúng tơi có một vịng nữa là vịng mà tơi sẽ khảo sát lại ở phịng kín. Tơi đồng ý. [T.08,10.43]

Đôi khi, quyết định của giám khảo thay đổi khá nhanh, khơng kèm theo giải thích, nhƣ ví dụ sau, dù cuộc tranh luận đã diễn ra gay gắt và lấy đi nhiều thời gian: (223) Thơi được rồi, cho em vào vịng trong. [N.07.19]

Giám khảo trong ví dụ sau đã đánh giá tiêu cực về động tác tiếp đất của một thí sinh trong một điệu nhảy. Sau tranh luận với hai giám khảo còn lại, là những chuyên gia về khiêu vũ, giám khảo này đã chuyển hƣớng sang đánh giá về bản thân. Ngôn từ hỏi À thế hả? đã gián tiếp phủ định đánh giá tiêu cực trƣớc đó của giám khảo này về thí sinh.

(224) GK1: ….trong múa kĩ thuật múa người ta gọi là độ khó cao đó, anh.

GK2: À thế hả? Vậy tơi cũng nâng lên như thế hồi mà tiếc lại không phải

múa. [B.03,01.06]

Trong trƣờng hợp dƣới đây, giám khảo 2 liên tục ngắt lời, gây áp lực và ảnh hƣởng để thay đổi quyết định của giám khảo 1. Sau khi giám khảo 1 dọa rời bỏ chƣơng trình, giám khảo 2 đã ngừng tác động, và giám khảo 1 bảo toàn quyết định khơng đồng ý cho thí sinh dự thi tiếp.

(225) GK1: = Chị mới nói … =

GK2: = Con người ta mới 17 tuổi mà, chị Hai! Trời ơi! Làm ơn cho ước mơ

nó bay cao đi!

GK1: Nói thêm tí nữa H.Q.H. vào trong kia luôn không làm ban giám khảo

nữa! [N.06,04.23]

Liên hệ với tiếng Anh:

Chúng tôi không ghi nhận đƣợc trƣờng hợp nào của giám khảo Mỹ gặp khó khăn khi thực hiện quyền chuyên gia gắn với kiến thức, chun mơn của họ. Chỉ có những trƣờng hợp giám khảo rất quyết liệt với đánh giá của mình (cũng tức là thực thi quyền chuyên gia ở mức rất cao) nhƣng các giám khảo khác cũng rất kiên định với đánh giá khác của họ. Ba giám khảo trong ví dụ dƣới đây cùng đánh giá về một đối tƣợng thí sinh. Giám khảo 2 có ý kiến đánh giá trái ngƣợc hẳn so với hai giám

khảo kia. Tuy vậy, họ không đối đầu trực tiếp với nhau nhƣ đôi khi quan sát thấy ở giám khảo Việt mà họ cố gắng ngắt lời để đƣa ra đánh giá ngƣợc lại về thí sinh. (226) GK1: …You did a great job, nice work! (Bạn đã làm giỏi lắm, khiêu vũ đẹp!)

GK2: I'm not convinced about that performance at all. I've got to be honest

with you, I saw the lift, K.. Your feet were in the air more than I want the floor. Okay, you can do lifts, I want to see you come out and show me dance. (Tôi

khơng thấy thuyết phục về màn biểu diễn đó tí nào. Tơi phải nói thực với bạn, tơi nhìn thấy động tác nhấc bổng, K. ạ. Chân của bạn ở trên không trung nhiều hơn tôi muốn chúng ở trên sàn. Đƣợc rồi, bạn có thể làm động tác nhấc bổng, nhƣng tơi muốn nhìn thấy bạn bƣớc ra và cho tôi xem khiêu vũ cơ.)

GK3: [Ngắt lời GK2, nói với thí sinh] Listen to me, that was good. Hey, I tell

you actually yes. … (Hãy nghe tơi này, cái đó tốt mà. Này, tơi bảo bạn nhé,

thực sự đúng vậy. …) [D.01,02,03.03]

Một khác biệt nữa là BTĐG của giám khảo Mỹ thƣờng ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề hơn. Nếu nhƣ trong ví dụ ở mục 4.3.3, giám khảo Việt phải dùng đến 5 phát ngôn với 131 tiếng để đánh giá tiêu cực về cách trình bày món ăn của thí sinh, thì ở ví dụ sau, giám khảo Mỹ chỉ cần hai phát ngôn, với 12 từ là đủ đƣa ra nhận xét bất lợi cho thí sinh về một nội dung đánh giá tƣơng tự.

(227) It doesn't need to be full of food around. It’s the meatloaf. (Không cần để đầy

thức ăn xung quanh. Đó là món thịt nhồi mà) [M.11.63]

BTĐG của giám khảo Mỹ thƣờng xuất phát nhiều hơn từ kinh nghiệm để chỉ ra khả năng hiện tại, tiềm năng hay thách thức trong tƣơng lai đối với thí sinh.

(228) Listen! The dish is good but you’ve got some obstacles in front of you. You're a very sweet girl and that competition is fierce. (Món này ngon nhƣng bạn có

một số trở ngại trƣớc mặt bạn. Bạn là một cô gái rất ngọt ngào và cuộc thi đó thì khốc liệt) [M.11.55]

4.3. Tiểu kết chƣơng 4

Ngôn ngữ là “thƣớc đo bản sắc, là chỉ tố về sự ứng xử văn hóa của cộng đồng giao tiếp và của mỗi cá nhân” [23]. Thực tế, NNĐG của khách thể đƣợc nghiên cứu rõ ràng đã chứng minh nhận định này.

Ngoài các dấu hiệu về thang độ của lực ngôn trung và chủ đề đánh giá, mức độ quyền lực cao hay thấp trong NNĐG của giám khảo Việt còn bộc lộ trong từ ngữ xƣng hô, phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung và hiện tƣợng chuyển mã. Quyền lực liên quan đến sự kiểm soát. Trong các sự kiện giao tiếp đánh giá của giám khảo, dấu hiệu kiểm soát biểu hiện ở hiện tƣợng ngắt lời, lƣợng từ ngữ tham gia giao tiếp trội hơn và phối hợp biểu thức đánh giá biểu đạt quyền lực cao hơn.

Quyền hợp pháp của giám khảo Việt bộc lộ ở mức cao hơn. Hầu hết BTĐG của giám khảo Việt thể hiện thứ bậc địa vị cao hơn do đặc thù xƣng hô tiếng Việt. Phán quyết của họ với thí sinh cũng trang trọng hơn và hạn chế hơn ở hình thức thể hiện nên nó cũng cho thấy mức độ quyền lực cao hơn. Quyền chuyên gia của giám khảo Việt cũng cao hơn do giám khảo Việt so sánh, trao đổi, giảng giải nhiều về kiến thức và chuyên môn hơn so với giám khảo Mỹ.

Đối chiếu với dữ liệu tiếng Anh, kết quả cho thấy BTĐG của giám khảo Mỹ có biểu hiện quyền lực ở mức độ thấp hơn nhƣng mang tính “động” nhiều hơn và độc lập hơn. BTĐG tiêu cực của họ mang tính tình huống nhiều hơn cho thấy mức quyền thấp hơn do BTĐG chủ yếu xoay quanh những hành động “ở đây, bây giờ”. Họ cũng có biểu hiện bộc lộ và từ bỏ quyền qui chiếu để đánh giá cao thí sinh. Sự kiện giao tiếp đánh giá của họ có tính chất hài hƣớc, giải trí hơn. Họ cũng thẳng thắng và cƣơng quyết hơn trong đấu tranh về quyền lực thông qua những ngôn từ phản đối và tự biện hộ cho đánh giá của mình.

Nhƣ vậy, mặc dù ngữ cảnh và mục đích giao tiếp tƣơng đƣơng nhƣng BTĐG của giám khảo Việt và giám khảo Mỹ không giống nhau về biểu hiện quyền lực giao tiếp đánh giá. Sự khác nhau đó mặc dù mang dấu ấn cá nhân nhƣng cũng đã cho thấy những khác biệt về hệ thống giá trị giữa hai nền văn hóa.

KẾT LUẬN

Thông qua việc khảo sát biểu thức đánh giá của giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chƣơng trình giải trí tiếng Việt, luận án đã nghiên cứu các đặc điểm của ngôn ngữ đánh giá tiếng Việt, có liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh, từ góc nhìn của ngơn ngữ học xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 151 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)