theo phương tiện từ vựng
Biểu đồ 2.3 trình bày các hiện dạng và tỉ lệ BTĐG không tƣờng minh tiếng Việt theo cách vận dụng các phƣơng tiện từ vựng hàm ẩn có liên hệ với tiếng Anh.
Biểu đồ 2.3. Biểu thức đánh giá không tƣờng minh tiếng Việt theo phƣơng tiện từ vựng (có liên hệ với tiếng Anh)
Trong tiếng Việt:
Ở nhóm BTĐG khơng tƣờng minh này, giám khảo đã sử dụng hình thức so
Ghi chú: Việt=30,64%
sánh ngầm nhiều nhất (22,55%) để đánh giá. Các hình thức đánh giá gián tiếp khác đều chiếm tỉ lệ khá thấp, với 5,96% là hình thức sử dụng từ ngữ ngữ cảnh và 2.13% là hình thức sử dụng sự hồi chiếu.
2.3.2.1. So sánh ngầm
So sánh ngầm là dạng thức đánh giá không tƣờng minh vận dụng các biện pháp so sánh, đối lập hoặc phủ định khơng có sự hiện diện của từ ngữ chứa giá trị, hoặc sử dụng các biện pháp ẩn dụ, ví von, nhân hóa, tƣợng hình khác. Trong các đánh giá bằng so sánh ngầm có thể có hoặc khơng có sự hiện diện từ ngữ hay hình ảnh so sánh, nhƣng chúng vẫn có thể khiến cho ngƣời thụ ngôn phải ngầm liên hệ với một thực thể thiếu vắng mà nghĩa hàm ẩn của chúng mang lại. Nhƣ Labov (1972) đã nêu, phƣơng tiện so sánh đƣợc dùng để đánh giá có thể bao gồm so sánh, phủ định, ẩn dụ, và ví von [75]. Chúng tơi thêm vào hình thức đối lập. Trƣớc hết, nếu so sánh có từ ngữ chứa giá trị và đáp ứng các điều kiện chân thực, đó là một đánh giá tƣờng minh. Nếu so sánh khơng đi kèm từ ngữ chứa giá trị thì đó là đánh giá khơng tƣờng minh. Ngồi dấu hiệu so sánh, cần phải dựa vào các dấu hiệu khác và đặc biệt là ngữ cảnh để có thể hiểu đƣợc hàm ý đánh giá gián tiếp. Trong ví dụ 44, giám khảo đƣa ra một đánh giá bằng so sánh ngầm. Thí sinh cịn rất trẻ (17 tuổi), nhƣng chất giọng vững chãi nhƣ của một ngƣời trƣởng thành và có kinh nghiệm. Đánh giá này không tƣờng minh bởi vì nó khơng chứa từ ngữ đánh giá cụ thể và nếu nhƣ khơng có thơng tin nền về ngữ cảnh văn hóa, sẽ khơng thể hiểu hàm ý đánh giá này là tích cực hay tiêu cực.
(44) Em 17 tuổi phải không? (Câu hỏi xác minh thơng tin) Em có một giọng ca
giống như 37 tuổi vậy. (BTĐG không tƣờng minh) [N.05.17]
Thứ hai, giám khảo đánh giá bằng phủ định. “Phủ định biểu đạt sự sụp đổ của một mong đợi về điều gì đó sẽ xảy ra” [75]. Đây là dấu hiệu quan trọng, cùng với ngữ cảnh, để nhận biết sự đánh giá khi vắng các dấu hiệu ngữ nghĩa tƣờng minh. Ví dụ: (45) Và cái món này khơng có gia vị, em, khơng có mùi. [V.12.52]
Trong ví dụ trên, giám khảo so sánh món ăn đang đƣợc đánh giá với tiêu chuẩn thông thƣờng của việc chế biến. Một món ăn đạt yêu cầu cần có đủ gia vị cần thiết và có hƣơng thơm nhất định, phù hợp. Tác giả miêu tả một sự vắng mặt của các yếu tố
gia vị và mùi. Sự phủ định này cho thấy một đánh giá ngầm ẩn rằng món ăn chƣa đạt tiêu chuẩn (chẳng hạn chƣa cân bằng về gia vị hoặc chƣa có gia vị nào đó nổi bật cần thiết, thiếu mùi đặc trƣng của món ăn hoặc khơng có hƣơng thơm hấp dẫn).
Thứ ba, đánh giá bằng cách đƣa ra sự đối lập tuy không phổ biến bằng so sánh và phủ định nhƣng rất đáng lƣu ý. Sự vật, hiện tƣợng đƣợc so sánh trong thế đối ngƣợc, kháng cự lẫn nhau. Giám khảo có thể đối lập hiện tại với quá khứ, sự tình này với sự tình khác, thực tế này với thực tế khác, bằng cách nêu song song hai đối tƣợng. Đôi khi họ chỉ cần đề cập đến một đối tƣợng, đối tƣợng còn lại trong thế đối lập sẽ do ngƣời thụ ngơn tự suy ra. Trong ví dụ 46, giám khảo đặt diễn biến hiện tại và quá khứ xa cạnh nhau trong một thế đối lập để ngầm ẩn một đánh giá rằng đối tƣợng đƣợc đánh giá khơng mới lạ, do đó khơng hấp dẫn:
(46) Tất cả những gì bạn vừa thể hiện thì tơi được xem cách đây 20 năm rồi.
[T.09.42] (47) Nếu là kungfu thì lại càng sơi động và lại càng điệu kungfu người ta có thể gọi là điệu hài hước nhất và gọi là nhanh nhất (mà ở đây…).Thật ra thế này, tơi có cảm giác đơi khi N.Q. hơi múa. [B.01.03]
Trong ví dụ 47, giám khảo khơng đối lập trực tiếp giữa múa và khiêu vũ, mà
chỉ miêu tả thực tế thí sinh hơi múa. Ngƣời thụ ngơn phải tự suy ra từ lời giải thích về điệu nhảy kungfu trƣớc BTĐG này, để hiểu đƣợc rằng giám khảo đã nhận xét thí sinh chƣa khiêu vũ đạt yêu cầu, động tác mềm, yếu, chậm, giống nhƣ những điệu múa.
Thứ tƣ, ẩn dụ và ví von là cách đánh giá rất hiệu quả do nó cho phép ngƣời thụ ngơn liên hội đánh giá với hình ảnh đƣợc so sánh ngầm mà ẩn dụ mang lại và hình ảnh mà ví von liên hệ với. Giám khảo đã sử dụng lửa, trái tim, cây, máu, ánh
sáng, hồn, ngôi sao, trời,… làm hình ảnh ẩn dụ và bướm vàng, làn gió, gà mái làm
hình ảnh ví von cho những gì đƣợc đánh giá. Trong ví dụ 48, Lửa là hình ảnh ẩn dụ cho ngƣời thụ ngơn một so sánh ngầm với sự sôi động, mãnh liệt và hào hứng. (48) Và bạn đã truyền lửa vào người tơi. [T.08.39]
Thứ năm, nhân hóa là một biện pháp đƣợc giám khảo sử dụng để truyền đạt đánh giá ngầm. Hình ảnh nhân hóa là kết quả của sự so sánh để thay thế những nét
giống nhau của hành động của con ngƣời với sự vật cần đánh giá. Chẳng hạn, thay vì đánh giá thí sinh đạt yêu cầu hoặc đạt điểm cao, giám khảo nói là ăn điểm; Giám khảo cịn dùng các hình ảnh nhân hóa khác nhƣ nhai chữ, cứu, … Ví dụ:
(49) Cái đoạn bỏ nhỏ, rồi cái đoạn lên cao của em hoàn toàn ăn điểm. [N.04.30]
Thứ sáu, một số cách dùng hình ảnh trong thành ngữ hoặc cụm từ tƣợng hình cũng là kết quả của sự so sánh và mang nét nghĩa đánh giá hàm ngôn, chẳng hạn nổi
gai ốc, nổi da gà, đứng hình. Ví dụ:
(50) Bạn đã làm tôi nổi hết cả gai ốc khi bạn lên những cao độ trong cái bài hát này. [T.08.39]
2.3.2.2. Từ ngữ ngữ cảnh
Trong các sự kiện giao tiếp đánh giá của giám khảo, có những từ ngữ đƣợc sinh ra trực tiếp từ ngữ cảnh và trở thành những qui ƣớc tạm thời để thành lập BTĐG tích cực hay tiêu cực gián tiếp. Trong chƣơng trình Nhân tố bí ẩn, Tìm kiếm tài năng, thí sinh đạt u cầu sẽ đƣợc chấp nhận vào vịng thi sau. Chƣơng trình Vua Đầu bếp cơng nhận thí sinh thắng cuộc nếu họ đƣợc giám khảo giao cho một chiếc tạp dề. Chƣơng trình Nhân tố bí ẩn nhằm tìm ra thí sinh có sự độc đáo (bí ẩn) về ca nhạc. Do đó, các từ ngữ nhƣ vào/cho vào (vòng trong), cơ hội đi vào trong, lấy/cho/đưa tạp dề, nhân tố bí ẩn,(đi) về (nhà), mùa sau, dịp sau... đƣợc giám khảo
vận dụng một cách sáng tạo và đa dạng để truyền đạt đánh giá ngầm ẩn của mình.
2.3.2.3. Hồi chiếu
Hình thức đánh giá hồi chiếu đƣợc giám khảo sử dụng ở tỉ lệ 2,13%. Theo cách này, giám khảo đƣa ra những nhận định đánh giá đối tƣợng khác, sau đó, giám khảo đƣa ra một đánh giá khơng tƣờng minh về thí sinh mà hồi chiếu tới các đánh giá đó. Phát ngơn dạng này mang lực ngôn trung đánh giá đƣợc suy ra từ sự hồi chiếu và có thể kết hợp với hiệu quả lực ngơn trung do chính nó tạo ra (ví dụ 51). Dấu hiệu hồi chiếu là các tiểu từ so sánh đi với đại từ thay thế (như vậy, như thế, …), hoặc các từ ngữ sở chỉ hồi chiếu vậy, đấy, đó, ấy,… Các biện pháp tỉnh lƣợc, bỏ lửng để ngƣời thụ ngơn phải tự hồi chiếu mà khơng có sự hiện diện của từ vựng hồi chiếu cũng đƣợc xếp vào nhóm này (ví dụ 52).
(51) Tơi thích cái cách mỗi lúc mọi người đồng ý là em lại “yes”.Tôi cho em hai lần như vậy. [N.04.26]
(52) Tôi cũng đang chờ cái sự say đắm của N.K.H. đây, nhưng mà nói thật là tơi chưa thấy. [B.03.04]
Trong ví dụ 51, phát ngơn 2 là một đánh giá hồi chiếu sử dụng từ ngữ sở chỉ cái đã đề cập tới (như vậy). Hàm ngơn của đánh giá này là giám khảo cho thí sinh gấp đơi sự đồng ý (yes), tức là thí sinh đạt yêu cầu ở mức rất cao. Trong ví dụ 52, phát ngơn 2 là hình thức đánh giá khơng tƣờng minh theo hình thức hồi chiếu theo cách tỉnh lƣợc bổ ngữ trực tiếp. Ngôn từ đầy đủ sẽ là nhưng mà nói thật là tơi chưa
thấy sự say đắm của N.K.H (thể hiện trong phần thi này).
Liên hệ với tiếng Anh:
Nhƣ biểu đồ 2.3 đã nêu, tỉ lệ sử dụng hình thức so sánh ngầm và từ ngữ ngữ cảnh của giám khảo Mỹ khá tƣơng đƣơng với giám khảo Việt. Trong nhóm sử dụng các biện pháp từ vựng, họ cũng dùng so sánh ngầm để đánh giá nhiều nhất, giống nhƣ giám khảo Việt, mặc dù ở tỉ lệ thấp hơn (Việt: 22,55%; Anh: 18,98%). Giám khảo Mỹ sử dụng từ ngữ ngữ cảnh để đánh giá ở tỉ lệ gần bằng với giám khảo Việt. Điều này có thể xuất phát từ định dạng các chƣơng trình truyền hình giống nhau. Hồi chiếu là hình thức đánh giá ngầm nhận đƣợc tỉ lệ phân biệt nhiều nhất giữa hai nhóm giám khảo. Trong khi giám khảo Mỹ sử dụng hồi chiếu ở 15,28% BTĐG không tƣờng minh, tỉ lệ này ở giám khảo Việt chỉ là 2,13% (chênh lệch gần 7,2 lần).
Ngồi ra, giám khảo Mỹ cịn phối hợp cả hai hình thức vay mƣợn hành động ngôn từ và vận dụng từ vựng hàm ẩn để đánh giá. Trong ví dụ 53, giám khảo kết hợp phủ định (hành động ngôn từ so sánh ngầm) và hồi chiếu trong cùng một BTĐG: (53) Our job is not only to taste on the plate but to decide through the crowd to get to
the people who really have passion to take this journey with us. Quite frankly I don't see it. (Công việc của chúng tơi khơng chỉ nếm trên đĩa mà cịn quyết định
thơng qua đám đơng tìm ra những ngƣời thực sự có đam mê để đồng hành với chúng tơi. Khá thẳng thắn mà nói, tơi khơng nhìn thấy điều đó) [M.12.60]
đã đƣa ra một đánh giá hàm ngơn kép, thay vì nói tơi thấy bạn khơng có đam mê,
giám khảo dùng đại từ thay thế it (nó) để hồi chiếu đến passion (sự đam mê), sử dụng phủ định don’t see (khơng nhìn thấy) biểu đạt sự đối lập giữa mong đợi của giám khảo với sự vắng mặt của giá trị đƣợc mong đợi.
Hơn thế nữa, trong tiếng Anh, nhiều từ vựng cơ bản không mang nghĩa đánh giá, nhƣng mang nghĩa đánh giá trong ngữ cảnh, chẳng hạn động từ work, make, do,
get, weigh, blend,… Trong ví dụ 54, động từ work mang hàm ý thành công trong ngữ
cảnh đánh giá khi giám khảo thấy sản phẩm đạt yêu cầu. Nó thể hiện thí sinh thực hiện đƣợc các thao tác, và kĩ năng của thí sinh đã phát huy tác dụng, đem lại một sản phẩm đạt yêu cầu (bánh pureé).
(54) The pureé works. (Bánh pureé này thành công) [M.11.70]
Nhƣ vậy, những khác biệt về đặc trƣng ngơn ngữ-văn hóa-xã hội có thể khiến cho hai nhóm giám khảo ở các chƣơng trình truyền hình tƣơng tự nhau sử dụng cách đánh giá khơng tƣờng minh theo các hình thức nhƣ nhau nhƣng với những tỉ lệ khá phân biệt. Bằng cách vận dụng ngôn từ đơn giản, trần thuật, hồi chiếu, phủ định nhiều hơn nhƣng cầu khiến và giả định ít hơn, giám khảo Mỹ dƣờng nhƣ đã nêu lên đánh giá khách quan hơn, nhƣng lại có tính khơi gợi nhiều hơn, kịch tính cao hơn vì các phán định đƣợc đẩy về cho ngƣời thụ ngôn tự chiêm nghiệm.
2.4. Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng này tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa trong NNĐG tƣờng minh và không tƣờng minh của khách thể dựa trên khảo sát về từ ngữ đánh giá, mơ hình nghĩa đánh giá, và hình thức NNĐG đƣợc sử dụng. Kết quả nghiên cứu trong chƣơng này là cơ sở để luận án tìm hiểu sâu hơn những đặc điểm NNĐG của khách thể trong mối quan hệ với các nhân tố xã hội (chủ đề và quyền) trong hai chƣơng tiếp theo.
Nhìn chung, từ ngữ đánh giá của giám khảo Việt có hiện dạng phong phú, khuynh hƣớng tích cực, biểu kiến, và tính ngữ hóa. Động từ đánh giá chủ yếu là từ ngữ bộc lộ cảm xúc. Động từ và danh từ đƣợc lặp lại nhiều nhất là các từ ngữ qui thức của ngữ cảnh đánh giá trên truyền hình thực tế. Giám khảo thƣờng sử dụng dạng phủ định nhằm hạn chế sử dụng từ ngữ tiêu cực trực tiếp. Phân tích cấu trúc
nghĩa của BTĐG tƣờng minh tiếng Việt cho thấy trong 7 thành tố, hạng ĐG và phản
ứng ĐG luôn là trung tâm và không thể thiếu vắng. Các thành tố khác tham gia vào
cấu trúc tùy theo yêu cầu cú pháp nhƣng chúng cũng phản ánh dụng ý nhất định của giám khảo. Người ĐG là thành tố bộc lộ “cái tôi” của giám khảo, thƣờng xuất hiện trong các BTĐG có tính phán định hoặc biểu đạt cảm xúc. Thành tố người được ĐG có tần suất xuất hiện ít hơn sự vật được ĐG. Các mơ hình phổ biến nhất thƣờng có ít thành tố, dùng để biểu kiến, trong đó một số có tính cơng thức của chƣơng trình truyền hình để thơng báo quyết định. Về hình thức NNĐG, đa số là BTĐG tƣờng minh. Các BTĐG không tƣờng minh mang lực ngôn trung kép: một lực đến từ ngữ nghĩa trực tiếp của lời cầu khiến, so sánh ngầm, giả định, lực quan trọng hơn đến từ hàm ý đánh giá đƣợc khơi gợi lên từ các ngơn từ đó và từ ngữ cảnh. Qua đó, giám khảo truyền đạt đánh giá theo cách giữ thể diện, hoặc kiểm soát đánh giá, thể hiện giao tiếp khéo léo, tạo nên những sự kiện đánh giá năng động, sôi nổi, bất ngờ.
Khảo sát liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh cho thấy một số khuynh hƣớng tƣơng đồng, đó là cách đánh giá tính ngữ hóa, nghiêng nhiều về hƣớng biểu kiến, tích cực, tƣờng minh. Xét về cấu trúc nghĩa, BTĐG của hai nhóm giám khảo giống nhau ở 4 mơ hình ƣa sử dụng nhất. Một số điểm khác biệt trong vận dụng BTĐG giữa hai nhóm gồm: giám khảo Mỹ sử dụng nhiều danh từ đánh giá thuộc lớp từ ngữ đơn giản hơn. Xét các từ ngữ hay lặp lại, BTĐG của giám khảo Việt hƣớng đến nhận định về kết quả-sản phẩm, trong khi đó BTĐG của giám khảo Mỹ tập trung hơn vào cách thức-quá trình. Về biểu thức và cách thức đƣa ra BTĐG, mặc dù ngữ cảnh và mục đích giao tiếp tƣơng tự nhau, nhƣng giám khảo Mỹ vận dụng nhiều hiện dạng (danh ngữ, tính ngữ, động ngữ và cú) hơn cho các thành tố sự vật được ĐG, hạng ĐG nhƣng hiện dạng của người ĐG và người được ĐG không phong phú bằng. Tuy
BTĐG của họ giống nhau ở 4 mơ hình nhƣng khác nhau hồn tồn ở tỉ lệ sử dụng chúng. Một số mơ hình ƣa dùng có sự khác nhau do đặc thù cấu trúc cú pháp. Ngoài ra, khác với giám khảo Việt, giám khảo Mỹ hay sử dụng trần thuật và hồi chiếu để đánh giá gián tiếp. Điều này cho thấy sự khác biệt về thói quen lựa chọn ngơn ngữ trong sử dụng và phần nào đó là sự khác biệt về tƣ duy giữa hai nền văn hóa.
Chƣơng 3