Dấu hiệu diễn ngôn về kiểm soát giao tiếp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 129 - 140)

Quyết định của giám khảo trên THTT có tính hữu hình và đem đến kết quả thực sự cho thí sinh, do đó giao tiếp đánh giá của họ có tính thể chế (institutional). Theo Itakura (2001), dƣới sự chế ngự của thể chế, “các vai trò và nhiệm vụ đƣợc giao thƣờng hàm chỉ sự bất tƣơng xứng về quyền tham gia và sự phân phối các tính năng tƣơng tác nhƣ đặt câu hỏi, kiểm soát chủ đề, lƣợng giao tiếp, …” [72]. Trong mỗi sự kiện giao tiếp, sự bất tƣơng xứng thể hiện trong việc “một ngƣời nói kiểm sốt sự đóng góp về tƣơng tác của những ngƣời khác” [72] và sự bất tƣơng xứng đƣợc hiểu là chỉ thị về thẩm quyền và quyền lực [49]. Nhƣ vậy, ngồi sự kiểm sốt chủ đề, các chỉ báo về sự vi phạm qui tắc lƣợt lời (rõ nhất là hiện tƣợng ngắt lời) và chỉ báo về lƣợng từ ngữ tham gia giao tiếp có thể cho biết khuynh hƣớng mức độ quyền lực của mỗi giám khảo đối với thí sinh. Ngồi ra, cách thức ngƣời nói sử dụng các hành động ngơn từ của họ cũng có thể cho thấy quyền lực giao tiếp của họ bởi vì những hành động này “thực hiện nhiệm vụ xã hội thích hợp trong những bối cảnh xã hội cụ thể” [49].

4.1.2.1. Ngắt lời với tư cách một dấu hiệu kiểm soát giao tiếp đánh giá

Trong tiếng Việt:

Đây là chỉ báo rất mạnh về quyền lực kiểm sốt giao tiếp, bởi vì ngƣời ngắt lời can thiệp vào tiến trình nói năng của ngƣời bị ngắt lời để đạt mục đích của mình. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào ngắt lời cũng chỉ báo quyền lực. Theo Itakura (2001), ngắt lời biểu hiện quyền lực khi kiểm sốt lƣợt lời thành cơng, tức là khi ngƣời bị ngắt lời rút lui và ngƣời ngắt lời hồn thành lƣợt lời của mình. Ngắt lời khơng mang tính kiểm sốt nếu lƣợt lời của ngƣời bị ngắt lời không bị rút lại [72]. Ngắt lời là biểu hiện của hành vi đe dọa thể diện bởi vì nó phá vỡ thế tƣơng xứng của hội thoại, “làm gián đoạn lƣợt lời của ngƣời khác và hạn chế sự đóng góp của họ” [64]. Ngắt lời biểu đạt “quyền lực về kiến thức” khi “ngƣời có kiến thức ngắt lời ngƣời khác để

áp đặt ý tƣởng của mình hoặc đơn giản là để nắm giữ lƣợt lời và thống trị cuộc giao tiếp” [77]. Kết quả khảo sát cho thấy giám khảo có ngắt lời của nhau, nhƣng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và trực giác nhiều hơn là kiến thức. Tuy vậy, chỉ ở hai chƣơng trình Nhân tố bí ẩn và Bƣớc nhảy hoàn vũ mới xuất hiện rõ hiện tƣợng ngắt lời, trong đó ở chƣơng trình Nhân tố bí ẩn số lần ngắt lời thành công diễn ra nhiều hơn. Ngắt lời thƣờng diễn ra khi có ý kiến trái chiều giữa các giám khảo về thí sinh, đặc biệt là do sự bất tƣơng đồng về quan điểm. Ngắt lời xuất phát từ sự bất tƣơng xứng về kiến thức rất ít khi xảy ra, nhƣ ở ví dụ 166.

(166) GK1: Bạn khơng có (một cái) một cái âm thanh riêng của bạn. Ví dụ, nếu mà nghe

H.N.H. hát đi, mình nhắm mắt lại là mình biết là H.N.H. hát. Nếu mà anh nhắm mắt lại mà anh nghe em hát là anh có thể nói ra mấy chục cái tên. Mà … =

GK2: = L. ơi, anh nghĩ tại vì em nghe H.N.H. nhiều lần nhiều ngày thì em biết đó là

giọng H.N.H. (1)

GK1: Khơng có đâu! Khơng có đâu!

GK2: Em mới nghe có một lần làm sao em biết được? GK1: Khơng … =

GK2: = Có thể em cho bạn ý cái cơ hội lần sau, lần hai em sẽ nhận ra giọng hát bạn

ý là giọng hát gì liền, đúng khơng? [N.05,04.13] (2)

Trong ví dụ 166 ở trên, giám khảo 2 đã có hai lần đạt mục đích khi ngắt lời, đó là chiếm đƣợc quyền để đƣa ra lƣợt lời của mình, giám khảo 1 khơng có cơ hội để kết thúc lƣợt lời đã định. Giám khảo 2 buộc giám khảo 1 phải im lặng để lắng nghe ý kiến của mình. Đây là trƣờng hợp giám khảo 2 (một ca sĩ) sử dụng kinh nghiệm và trực giác của mình làm cơ sở để ngắt lời giám khảo 1 (một nhạc sĩ). (167) GK1: Thì cái phần tiếp đất của bạn (ớ) nó bị thiếu. Nó khơng đủ cái gọi là, (cái cái

cái cái) (một cái) một cái tinh tế. Bởi vì tung lên là dễ mà tiếp mới là khó. Thì cái phần đó bạn làm, nói thật ra là, bạn làm bị cho, gọi là cho nó có, đưa lên xong là thả xuống cho nó được thơi. Và nó … =

GK2: = Khơng, khơng, cái này thì chắc em… = (1) GK1: = Và khi mà tiếp như vậy í mà, mà đưa ra ngồi là phải đưa hẳn ra thì bạn lại

GK2: = Anh Hồng đưa gì chị Ly xem xem tiếp nó khó như thế nào. Một cơ gái nhỏ

bé thế kia mà được T. bê, mà tơi thấy có những đoạn, chị L. rõ ràng thấy Y.T. là nâng chân lên atatip, đúng không? Hai chân bằng nhau được như vậy là khó lắm,

anh. Trong múa kĩ thuật múa người ta gọi là độ khó cao đó, anh. (2)

GK1: À thế hả?... [B.01,03.06]

Trong ví dụ 167 phía trên, ở lần ngắt lời (1), giám khảo 2 chƣa thành công. Nhƣng ở lần ngắt lời (2) giám khảo 2 đã giành đƣợc lƣợt lời để phản bác lại giám khảo 1, buộc giám khảo 1 phải lắng nghe. Giám khảo 1 đánh giá thấp về thao tác tiếp đất trong khiêu vũ của thí sinh, giám khảo 2 ngắt lời để khẳng định khả năng cao của thí sinh qua xác minh bằng kiến thức chuyên ngành (độ khó trong kĩ thuật múa). Chính kiến thức chuyên mơn cao hơn cộng với vai trị xã hội phù hợp hơn của giám khảo 2 (một kiện tƣớng khiêu vũ thể thao) so với giám khảo 1 (một đạo diễn điện ảnh) đã cho giám khảo 2 một quyền lực cao hơn để ứng xử nhƣ trong đoạn trích sự kiện giao tiếp đánh giá trên. Mặc dù giám khảo 1 có vai trị tƣơng đối trong xã hội (relative social role) cao hơn (đƣợc giám khảo 2 gọi bằng anh) và cũng tỏ ra có quyền lực cao khi khơng cho giám khảo 2 cơ hội ngắt lời thành công ở lần thứ (1), nhƣng quyền lực của giám khảo 1 rõ ràng xuống thấp khi bị ngắt lời hoàn toàn ở lần thứ (2) và đó là biểu đạt quyền lực chuyên môn thấp.

Liên hệ với tiếng Anh:

Khảo sát cho thấy một số khuynh hƣớng tƣơng đồng nhƣ sau. Thứ nhất, giám khảo Mỹ cũng biểu đạt quyền lực thơng qua ngắt lời hồn tồn để giành lấy lƣợt lời và quyền tranh luận về thí sinh trong trƣờng hợp giữa các giám khảo có sự bất đồng về đánh giá. Giám khảo Mỹ cũng ngắt lời dựa trên kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn. Tuy nhiên, hiện tƣợng ngắt lời trong BTĐG của giám khảo Mỹ có một số biểu hiện khác biệt. Thứ nhất, hiện tƣợng này xuất hiện ở tất cả các chƣơng trình THTT ở Mỹ đƣợc khảo sát, tuy nhiên ngắt lời thành công diễn ra nhiều hơn ở chƣơng trình Bƣớc nhảy hồn vũ Mỹ và Tìm kiếm tài năng Mỹ. Thứ hai, giám khảo Mỹ ít ngắt lời dựa trên trực giác và kinh nghiệm cá nhân hơn. Những lần ngắt lời của họ thƣờng gắn với sự khẳng định ý kiến cá nhân, do đó nó bộc lộ sự đấu tranh quyền lực. Ngƣời bảo vệ

đƣợc ý kiến có thể là ngƣời có quyền lực cá nhân cao hơn, bởi vì họ kiên định hơn với quan điểm chun mơn của mình.

Trong ví dụ 168 dƣới đây, có 6 lần giám khảo ngắt lời lẫn nhau. Trƣớc đó, giám khảo 2 đánh giá tiêu cực cao về màn dự thi của một nữ thí sinh cao tuổi hát với một bầy vẹt đậu trên áo. Giám khảo 1 cho rằng đây là một tài năng, không phải một ca sĩ thơng thƣờng (mediocre/xồng xĩnh). Lần (1) là lần duy nhất giám khảo 2 ngắt lời đƣợc giám khảo 1 và đƣa ra đƣợc một ngôn từ đầy đủ. Giám khảo 1 ngắt lời thành công ở lần (4) và lần (6). Sau đó, cuộc tranh luận đƣợc giám khảo 3 can thiệp dàn xếp. Nhƣ vậy, giám khảo 1 có quyền lực cao hơn giám khảo 2 khi cƣơng quyết bảo vệ quyền quyết định theo ý kiến của mình.

(168) GK1: This is where you and I differ, H..I... I love this. (Đây chính là nơi [điểm] anh và tôi khác nhau, H. Tơi… tơi thích màn này.)

TS: Thank you! (Cảm ơn anh!)

GK2: No, you don’t. (Khơng, anh khơng thích.)

GK1: I will see this any time before I would see a mediocre singer. The thing

is…(Tôi sẽ xem cái này bất cứ khi nào trƣớc khi tôi xem một ca sĩ xoàng

xĩnh. Vấn đề là…) = (1) GK2: = H.! H.! H.! I don't mean to burst your bubble but I think we've seen it all.

Quite… (H.! H.! Tôi không định làm anh thất vọng nhƣng tôi nghĩ chúng ta

cũng đã thấy cả rồi. Khá…) = (2) GK1: = No, I want... (Không, tôi muốn …) = (3) GK2:= I… (Tôi …) = (4) GK1:= It’s… this is what is great. This is not… (Cái này… Đây là những gì tuyệt vời. Đây không phải …) = (5) GK2:= H.! H.!…= (6) GK1:= No, no… I don’t think we are discussing. (Không, không… Tôi không nghĩ chúng ta đang thảo luận…)

GK3: Can we stop? Can we stop? Sit down! (Chúng ta dừng lại đƣợc không? Chúng ta dừng lại đƣợc không? Ngồi xuống!) [G.08,09,10.32]

4.1.2.2. Lượng từ ngữ tham gia giao tiếp đánh giá

Giám khảo tham gia giao tiếp đánh giá với lƣợng từ ngữ càng lớn thì càng có khuynh hƣớng chi phối sự kiện giao tiếp. Giám khảo kiểm soát nhiều thời lƣợng giao tiếp hơn cũng liên quan đến kiểm soát chủ đề đánh giá nhiều hơn, theo hai hƣớng: sâu sắc hơn hoặc rộng rãi hơn bởi vì họ nói đƣợc nhiều hơn về thí sinh. Theo Itakura (2001), “số lƣợng từ ngữ đƣợc nói chỉ ra mức độ khoảng trống mà mỗi ngƣời nói chiếm đƣợc trong chuỗi ngôn từ cùng nhau tạo ra hoặc chiếm đƣợc về thời lƣợng” [72]. Tuy nhiên, lƣợng từ ngữ tham gia giao tiếp có phải là chỉ báo thực sự của quyền lực giao tiếp không vẫn là câu hỏi gây tranh cãi. Duff (1986) [51] và Itakura (2001) [72] cho rằng có mối tƣơng quan dƣơng tính, nghĩa là ngƣời nói càng nhiều càng kiểm sốt giao tiếp nhiều hơn, bởi nhƣ thế họ kiểm soát đƣợc cả lƣợt lời. Nhƣng Gas và Varonis (1986) thì lại tìm ra mối tƣơng quan âm tính, nghĩa là ngƣời nói nhiều hơn kiểm sốt đƣợc lƣợt lời ít hơn ([55] và dẫn theo [72]). Luận án khảo sát số lƣợng từ ngữ của giám khảo theo giới và độ tuổi tƣơng đối của giám khảo xét theo từng chƣơng trình. Từ đó, giám khảo đƣợc chia thành nhóm giới tính (nam/nữ) và nhóm tuổi (nhiều hơn/ít hơn) so với các đồng sự trong cùng chƣơng trình.

Trong tiếng Việt:

Bảng 4.1. Số lƣợng từ ngữ của giám khảo theo giới và tuổi của giám khảo trên truyền hình thực tế tiếng Việt

Chƣơng trình Giám khảo 1 (nam, nhiều tuổi hơn) Giám khảo 2 (nam, ít tuổi hơn) Giám khảo 3 (nữ, nhiều tuổi hơn) Giám khảo 4 (nữ, ít tuổi hơn) SL TB SL TB SL TB SL TB Bƣớc nhảy hoàn vũ 1273 127,3 - - 1447 144,7 903 90,30 Nhân tố bí ẩn 1408 70,40 1262 63,10 1969 98,45 1968 98,40 Tìm kiếm tài năng 719 35,95 642 32,10 690 34,50 - - Vua đầu bếp 948 47,40 547 27,35 1108 55,40 - -

Bảng 4.1 cho thấy các nam giám khảo nhìn chung nói ít hơn. Nam giám khảo nói trung bình từ 27,35 từ ngữ/thí sinh đến 127,3 từ ngữ/thí sinh, nhƣng nữ giám khảo nói trung bình từ 34,5 từ ngữ/thí sinh đến 144,7 từ ngữ/thí sinh. Giám khảo

nhiều tuổi hơn có lƣợng từ ngữ tham gia đánh giá cao hơn so với giám khảo trẻ tuổi hơn. Giám khảo nhiều tuổi hơn nói trung bình từ 34,5 từ ngữ/thí sinh đến 144,7 từ ngữ/thí sinh, nhƣng giám khảo ít tuổi hơn chỉ nói từ 27,35 từ ngữ/thí sinh đến 98,4 từ ngữ/thí sinh. Nhƣ vậy, ƣu thế thời lƣợng trong giao tiếp đánh giá của các giám khảo trong trƣờng hợp khảo sát do nữ giám khảo và giám khảo nhiều tuổi hơn nắm giữ. Do định dạng của các chƣơng trình, giám khảo đều có quyền ngang nhau và đều phải thực hiện thủ tục phát biểu đánh giá về thí sinh, nên quyền kiểm sốt giao tiếp của các giám khảo chiếm ƣu thế trên khơng có nhiều ý nghĩa trong việc chiếm giữ lƣợt lời. Tuy vậy, cũng đã xảy ra hiện tƣợng do giám khảo nói nhiều và lâu q về thí sinh mà có ít nhất hai lần rõ ràng là có giám khảo suýt bị bỏ qua, và ngƣời đó phải đề nghị đƣợc tham gia đánh giá. Ví dụ:

(169) GK1: Bây giờ mình vote nhể?

GK2: Mình cịn chưa nói mà. Cho L. nói nữa! GK1: Ơ, cịn L. nhở!

GK2: Nói thiệt, những cái bài này L. khơng có hiểu bạn đang hát về cái gì. ... [N.04,05.15] Liên hệ với tiếng Anh:

Thống kê dựa trên BTĐG của giám khảo Mỹ về lƣợng từ ngữ của mỗi giám khảo cho thấy khuynh hƣớng tƣơng tự là ƣu thế về thời lƣợng giao tiếp chủ yếu thuộc về giám khảo nhiều tuổi hơn (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Số lƣợng từ ngữ của giám khảo theo giới và tuổi của giám khảo trên truyền hình thực tế tiếng Anh

Chƣơng trình Giám khảo 1 (nam, nhiều tuổi hơn) Giám khảo 2 (nam, ít tuổi hơn) Giám khảo 3 (nam, ít tuổi nhất) Giám khảo 4 (nữ, nhiều tuổi hơn) Giám khảo 5 (nữ, ít tuổi hơn) SL TB SL TB SL TB SL TB SL TB Bƣớc nhảy hoàn vũ 455 45,50 627 62,70 - - 479 47,90 - - Nhân tố bí ẩn 428 22,53 800 47,06 66 33,00 301 15,84 511 26,89 Tìm kiếm tài năng 760 38,00 640 32,00 - - 400 20,00 - - Vua đầu bếp 782 39,10 451 22,55 644 32,20 - - -

Tuy vậy, BTĐG của họ có những biểu hiện khác. Thứ nhất, nữ giám khảo Mỹ không chiếm thế áp đảo về thời lƣợng giao tiếp nhƣ nữ giám khảo Việt. Trung bình mỗi nữ giám khảo Mỹ sử dụng từ 15,84 từ ngữ/thí sinh đến 47,90 từ ngữ/thí sinh so với trung bình từ 22,53 từ ngữ/thí sinh đến 62,70 từ ngữ/thí sinh ở nam giám khảo Mỹ. Thứ hai, ở chƣơng trình Bƣớc nhảy hồn vũ Mỹ, nam giám khảo ít tuổi hơn có số từ ngữ đánh giá nhiều hơn so với đồng nghiệp nam nhiều tuổi hơn của mình. Điều này có thể giải thích là cả hai giám khảo này đều khá lớn tuổi, một ngƣời 68 tuổi và một ngƣời 57 tuổi. Ở chƣơng trình Nhân tố bí ẩn Mỹ, nam giám khảo có vị trí thống trị về thời lƣợng giao tiếp và ít tuổi hơn so với đồng nghiệp nam của mình chính là nhà sản xuất chƣơng trình truyền hình này, nên có thể ở vị trí ảnh hƣởng cao hơn các thành viên khác. Ở chƣơng trình Vua đầu bếp Mỹ, vị nam giám khảo ít tuổi nhất có số từ ngữ tham gia nhiều thứ hai. Sự khác biệt này có thể xuất phát từ tính cách cá nhân của giám khảo, vị giám khảo nhiều tuổi thứ hai thƣờng kiềm chế cảm xúc và kiệm lời hơn. Nhƣ vậy, sự chi phối đánh giá của giám khảo Mỹ về thời lƣợng có thể là chỉ báo về mức độ trải nghiệm, đặc điểm nhân cách và vị trí vai trị của họ.

4.1.2.3. Dấu hiệu về sự phối hợp biểu thức đánh giá

Khi phân tích diễn ngơn hƣớng dẫn về luận án tiến sĩ để tìm hiểu khía cạnh quyền lực, Chiang (2009) [47] cho rằng các giáo sƣ có “thẩm quyền thể chế để đƣa ra đánh giá về cơng trình của học viên khi giám sát luận án”, và do đó, “một hành động đánh giá tiền giả định về trạng thái kiến thức, hiểu biết của họ về qui tắc thể chế và các quan hệ xã hội” [47]. Tƣơng tự nhƣ vậy, trong phạm vi thẩm quyền của giám khảo, nhiệm vụ trung tâm là kiểm tra và đánh giá phần trình diễn của thí sinh và đƣa ra phán định. Các hành động ngôn từ và cách thức bộc lộ chúng cho biết quyền lực của giảm khảo bởi chúng cung cấp tiền giả định về kiến thức, niềm tin, kinh nghiệm, qui tắc thực thi thẩm quyền và thậm chí cả quan hệ xã hội của giám khảo. NNĐG của họ là tổng hịa của các hành động ngơn từ xác định vai trò của họ, phân biệt họ với các đồng nghiệp có cùng nhiệm vụ. Quan sát đoạn trích sau trong chƣơng trình Nhân tố bí ẩn Việt Nam, mỗi giám khảo có cách tiếp cận riêng đối với phần thi của thí sinh, qua đó họ biểu đạt mối quan tâm, sự chú ý và sự định vị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 129 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)