Hình thức biểu thức và chủ đề đánh giá của giám khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 115 - 117)

Trong tiếng Việt:

Biểu đồ 3.2 miêu tả tỉ lệ BTĐG tƣờng minh và BTĐG không tƣờng minh xét theo chủ đề đánh giá. Nhìn chung, số BTĐG về chủ đề kĩ năng/khả năng chiếm tỉ lệ cao nhất (34,24%). Ngoại trừ chủ đề chung, BTĐG tƣờng minh chiếm tỉ lệ cao hơn ở tất cả bốn chủ đề đánh giá. Trong đó, BTĐG tƣờng minh về chủ đề kĩ năng/khả năng chiếm tỉ lệ cao nhất (23,69%), BTĐG không tƣờng minh về chủ đề vẻ bề ngoài

chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,75%). Ở chủ đề chung, các đánh giá tƣờng minh chiếm tỉ lệ vƣợt trội (25,65%) bởi vì phần lớn là các biểu thức thơng báo quyết định hoặc biểu cảm trực tiếp của giám khảo. Tuy nhiên, giám khảo cũng sử dụng một số biểu thức không tƣờng minh, không thể hiện rõ chủ đề (chiếm tỉ lệ 5,32%), ví dụ:

(155) H. sẽ cho bạn vào vòng trong. [N.07.13]

Lực ngơn trung thứ cấp của BTĐG trong ví dụ trên là một lời hứa có sử dụng từ ngữ ngữ cảnh qui định về thí sinh đạt yêu cầu đƣợc dự thi tiếp ở vịng trong. Lực ngơn trung ngun cấp của ngơn từ này là một đánh giá tích cực, quyết định rằng thí sinh đạt yêu cầu và đƣợc chấp nhận dự thi tiếp.

Biểu đồ 3.2. Hình thức ngơn ngữ đánh giá tiếng Việt từ góc độ chủ đề đánh giá

Dựa vào biểu đồ 3.2, có thể thấy ngồi chủ đề chung, các chủ đề vật sở hữu

và vẻ bề ngồi ít đƣợc đánh giá gián tiếp hơn so với các chủ đề kĩ năng/khả năng và

cá tính. Tỉ lệ BTĐG tƣờng minh về các chủ đề vật sở hữu và vẻ bề ngoài cao gấp 5,5

đến 6,34 lần so với tỉ lệ BTĐG không tƣờng minh có cùng loại chủ đề. Trong khi đó, tỉ lệ nhƣ vậy ở các chủ đề kĩ năng/khả năng và cá tính chỉ cao gấp 2,2 đến 3,3 lần.

Với p=0,000, mối tƣơng quan giữa hình thức BTĐG tƣờng minh/khơng tƣờng minh và chủ đề đánh giá có ý nghĩa thống kê (Xin xem Bảng iii.8 Phụ lục 3).

Liên hệ với tiếng Anh:

Phân tích đối chiếu cho thấy một số khuynh hƣớng tƣơng đồng trong BTĐG của hai nhóm giám khảo xét về mối tƣơng quan giữa hình thức biểu thức và chủ đề đánh giá. Thứ nhất, xét về chủ đề đánh giá, ngoại trừ BTĐG chung, các giám khảo ở Việt Nam và ở Mỹ đều có khuynh hƣớng tập trung nhận xét nhiều hơn về khả năng, tiếp đó là vật sở hữu, rồi đến cá tính và cuối cùng mới là vẻ bề ngoài.

Trong số bốn chủ đề đánh giá cụ thể, BTĐG tƣờng minh của giám khảo Mỹ cũng chủ yếu đi vào chủ đề kĩ năng/khả năng (chiếm tỉ lệ 24,9%). Ngoài ra, cùng ở chủ đề này, hai nhóm giám khảo không khác biệt lắm trong tỉ lệ biểu thức tƣờng minh so với không tƣờng minh (đều gấp trên 2 lần). Thứ hai, BTĐG khơng tƣờng minh của họ cũng ít đề cập đến vẻ bề ngoài nhất so với các chủ đề khác về thí sinh. Thứ ba, chủ đề chung cũng thu hút phần lớn BTĐG tƣờng minh (29,45%) so với

BTĐG không tƣờng minh (6,92%).

Tuy nhiên, BTĐG của giám khảo Mỹ bộc lộ một số khác biệt. Thứ nhất, ở chủ đề chung và chủ đề kĩ năng, giám khảo Mỹ sử dụng nhiều BTĐG hơn so với

giám khảo Việt, cả ở hình thức tƣờng minh và khơng tƣờng minh. Một phần lí do là ở chủ đề chung, giám khảo Mỹ thƣờng đƣa ra những đánh giá gộp nhiều chủ đề hơn so với giám khảo Việt. Hơn thế, cách đƣa ra đánh giá quyết định của họ cũng đơn giản và ít trang trọng hơn nên họ hay sử dụng hơn. Ngoài ra, phải thừa nhận họ có nhiều cách sáng tạo trong sử dụng từ ngữ ngữ cảnh hơn. Dƣới đây là ví dụ về việc giám khảo Mỹ gộp nhiều chủ đề đánh giá vào một phát ngôn.

(156) GK1: … And I think you're ambitious and talented…. (Và tơi nghĩ bạn có hồi bão và tài năng)

GK2: …And you have the whole packet. You have the look, the charisma, and

the voice. … (Và bạn có đầy đủ tố chất. Bạn có ngoại hình, sức cuốn hút, và

cả giọng hát. [X.04,06.27]

Trong ví dụ trên, giám khảo 1 gộp chủ đề cá tính và kĩ năng/khả năng vào

một biểu thức. Biểu thức thứ nhất của giám khảo 2 đánh giá khái quát về tất cả các chủ đề. Biểu thức thứ hai đánh giá gộp các chủ đề vẻ bề ngồi, cá tính và vật sở hữu.

Một điểm khác nữa là tỉ lệ BTĐG tƣờng minh của giám khảo Mỹ về vật sở hữu cao gấp 10,42 lần so với BTĐG không tƣờng minh, nhƣng tỉ lệ này ở giám khảo

Việt chỉ cao gấp 5,5 lần (Xin xem Bảng iii.9 Phụ lục 3).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)