Trong tiếng Việt:
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ biểu thức đánh giá tiếng Việt theo thang độ đánh giá
Xét về thang độ, trong tổng số 1.072 BTĐG, phần lớn mang tính tích cực-cao và tích cực-vừa (tổng cộng 54,2%). Tỉ lệ BTĐG tích cực-thấp chiếm 9,61%. Tỉ lệ BTĐG tiêu cực-vừa là 18,28%, trong khi đó, tỉ lệ BTĐG tiêu cực-thấp và tiêu cực- cao chỉ từ 7,56% đến 10,35%, thấp hơn một nửa so với BTĐG tiêu cực-vừa (Biểu đồ 3.1). Qua việc sử dụng nhiều BTĐG tích cực-cao và tích cực-vừa, giám khảo tỏ rõ khuynh hƣớng đề cao thí sinh và khá hào phóng trong đánh giá của mình. Những
BTĐG tiêu cực đều có tỉ lệ thấp ở tất cả các mức độ, điều này có thể do đây là các chƣơng trình giải trí truyền hình và việc tiết giảm phán xét tiêu cực sẽ giúp giữ thể diện cho thí sinh và khơng làm cho nội dung trở nên nặng nề, gây thất vọng.
Thực tế các chƣơng trình cho thấy, khi thí sinh khơng đạt yêu cầu, giám khảo đƣa ra khá ít BTĐG và đặc biệt tiết chế số lƣợng BTĐG tiêu cực. Ngƣợc lại, khi thí sinh đạt yêu cầu, giám khảo không tiếc lời khen ngợi, đề cao hay khích lệ. Tuy nhiên, đây là các cuộc thi thực sự, do vậy vẫn có thể thấy tỉ lệ BTĐG tích cực-cao và tích cực-vừa cũng nhƣ tỉ lệ BTĐG tiêu cực-cao và tiêu cực-vừa chính là những cơ sở cho quyết định của các giám khảo lựa chọn hoặc loại bỏ thí sinh.
Cũng xét theo thang độ đánh giá nhƣng trong tƣơng quan với hình thức đánh giá, kết quả khảo sát trong bảng 3.6 cho thấy tỉ lệ BTĐG tƣờng minh tích cực-cao là 25,28%, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các mức độ. BTĐG tƣờng minh tích cực-vừa là 24,63%. Trong hình thức đánh giá khơng tƣờng minh, tỉ lệ BTĐG tiêu cực-vừa (6,62%) nhiều hơn so với tỉ lệ BTĐG không tƣờng minh ở các mức độ khác.
Bảng 3.6. Hình thức biểu thức đánh giá tiếng Việt xét theo thang độ đánh giá
Biểu thức đánh giá
Thang độ
Tổng Tích cực Tiêu cực
Cao Vừa Thấp Thấp Vừa Cao BTĐG tƣờng minh SL 271 264 36 60 125 81 837 Tỉ lệ 25,28 24,63 3,36 5,60 11,66 7,56 78,08 BTĐG không tƣờng minh SL 26 20 67 21 71 30 235 Tỉ lệ 2,43 1,87 6,25 1,96 6,62 2,80 21,92 Tổng SL 297 284 103 81 196 111 1072 Tỉ lệ 27,71 26,49 9,61 7,56 18,28 10,35 100,0 (p=0,000)
Nhƣ vậy, giám khảo đã vận dụng chủ yếu là các đánh giá hiển ngơn tích cực, có thể nhằm đảm bảo tính minh bạch và cơng khai của BTĐG dành cho thí sinh đạt yêu cầu. Với p=0,000, mối tƣơng quan giữa hình thức ngơn từ và thang độ đánh giá có ý nghĩa thống kê, bởi vì p<0,05.
Liên hệ với tiếng Anh:
Xét về thang độ, BTĐG của giám khảo Mỹ trùng hợp với BTĐG của đồng nghiệp Việt của họ ở khuynh hƣớng tập trung vào mức độ tích cực-cao và tiêu cực- vừa. Giám khảo Mỹ dành tỉ lệ cao nhất (32,51%) cho các biểu thức đánh giá mức độ tích cực-cao và 18,97% (tỉ lệ cao nhất trong BTĐG tiêu cực của họ) cho đánh giá mức độ tiêu cực-vừa. Tuy nhiên, trong khi mức độ tiêu cực-vừa trong BTĐG của hai nhóm giám khảo chiếm tỉ lệ gần nhƣ bằng nhau (Việt: 18,28%; Anh: 18,97%), thì mức tích cực-cao chứng kiến sự chênh lệch đánh kể: giám khảo Mỹ dành tỉ lệ cao hơn giám khảo Việt cho mức đánh giá này (Việt: 27,71%; Anh: 32,51%).
BTĐG tích cực-vừa của họ cũng chiếm tỉ lệ cao hơn (31,52%) so với giám khảo Việt. Trong khi đó, các mức độ tích cực-thấp, tiêu cực-thấp và tiêu cực-cao của họ đều chiếm tỉ lệ thấp hơn các mức độ cùng loại của giám khảo Việt. Đặc biệt mức tiêu cực-cao của họ chiếm tỉ lệ chỉ gần bằng một nửa so với mức độ cùng loại của giám khảo Việt.
Xét về thang độ trong tƣơng quan với hình thức biểu thức đánh giá, BTĐG của giám khảo Mỹ cũng bộc lộ một số khuynh hƣớng tƣơng tự nhƣ giám khảo Việt. Tỉ lệ cao nhất cũng là BTĐG tƣờng minh tích cực-cao (28,36%), tiếp đó là mức tích cực-vừa (26,98%). Ở chiều hƣớng tiêu cực, tỉ lệ cao nhất cũng là BTĐG mức tiêu cực-vừa (12,15%). Ở BTĐG không tƣờng minh, tỉ lệ cao nhất cũng là mức tiêu cực- vừa (6,82%).
Tuy nhiên, BTĐG của giám khảo Mỹ có những điểm khác biệt nhất định xét theo thang độ và hình thức đánh giá. Trong số các mức độ đánh giá ở hai chiều tích cực-tiêu cực, giám khảo Mỹ sử dụng BTĐG khơng tƣờng minh tích cực-cao và tích cực-vừa nhiều hơn so với giám khảo Việt. Tỉ lệ BTĐG tƣờng minh so với tỉ lệ không tƣờng minh tích cực-cao của giám khảo Việt chênh nhau đến 10 lần, nhƣng mức chênh này trong BTĐG cùng loại của giám khảo Mỹ chỉ gần 7 lần. Tƣơng tự mức chênh giữa hai hình thức đánh giá mức tích cực-vừa của giám khảo Việt là hơn 13 lần, nhƣng mức chênh đó ở BTĐG cùng loại của giám khảo Mỹ chỉ gần 6 lần.
Ở mức tích cực-thấp, giám khảo Việt hay dùng BTĐG không tƣờng minh hơn là tƣờng minh (6,25% so với 3,36%), trong khi giám khảo Mỹ sử dụng nhiều ngôn từ trực tiếp hơn một chút cho mức đánh giá này (3,46% so với 2,37%). Ở mức tiêu cực- thấp, BTĐG của giám khảo Mỹ không chênh lệch đáng kể giữa hình thức tƣờng minh và không tƣờng minh, nhƣng cũng ở mức độ này, giám khảo Việt đƣa ra nhiều BTĐG tƣờng minh hơn nhiều so với BTĐG không tƣờng minh. Với p=0,000, mối tƣơng quan giữa hình thức và thang độ đánh giá của giám khảo Mỹ có ý nghĩa thống kê, bởi vì p<0,05. (Xin xem Bảng iii.5 Phụ lục 3 để có số liệu chi tiết).