Một số vấn đề lí luận về ngơn ngữ đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 30 - 40)

1.2.2.1. Khái niệm “đánh giá”, “ngôn ngữ đánh giá”, “biểu thức đánh giá”

- Khái niệm “đánh giá” và một số khái niệm có liên quan:

“Đánh giá” đƣợc định nghĩa là “nhận định giá trị” [36]. Nghĩa của thuật ngữ này trong tiếng Việt rất phù hợp với khuynh hƣớng giá trị học của NNĐG trong các nghiên cứu về ngôn ngữ trên thế giới. Khi đƣa ra đánh giá, ngƣời nói/viết thƣờng

nhận xét, bình luận, khen, chê. Do đó, cần thiết phải làm rõ những khái niệm có liên

quan này. Trƣớc hết, nhận xét là “đƣa ra ý kiến có xem xét và đánh giá về một đối tƣợng nào đó” [36]. Bình luận “đánh giá và bàn luận về một sự kiện, một hiện

tƣợng, một vấn đề nào đó và những điều do vấn đề đó gợi ra” [29]. Khen là “nói lên sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng” [36], là việc biểu lộ sự ca ngợi, thán phục, tán đồng [13]. Ngƣợc lại, chê là “tỏ ra khơng thích, khơng vừa ý vì cho là kém, là xấu” [37]. Từ những định nghĩa trên, có thể thấy đánh giá là một

thành tố của nhận xét và bình luận, nhƣng khen và chê thì lại là những thành tố của

trị nào đó của đối tƣợng đích. So với khen/chê, nhận xét và bình luận gần hơn với đánh giá ở chỗ bản thân chúng khơng mang tính xác định về hƣớng tham chiếu giá

trị. Nhận xét và bình luận nghiêng nhiều hơn về việc đƣa ra ý kiến mà trong đó đánh giá là một phần. Giữa đánh giá, nhận xét và bình luận có sự chồng lấn, khơng có

đƣờng biên rõ ràng. Khen và chê xác định rõ trong nội hàm nghĩa của chúng: khen hƣớng tới các giá trị tích cực (dƣơng tính), đƣợc mong đợi; chê hƣớng tới các giá trị tiêu cực (âm tính), khơng đƣợc mong đợi.

- Khái niệm “ngơn ngữ đánh giá”:

Hunston (2011, tr.19) [68] cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác (Thompson và Alba-Juez, 2014 [108]; Volosinov, 1973 [110]; Martin và White, 2005 [84];…) khẳng định trong ngôn ngữ gần nhƣ mọi thứ đều đƣợc xem là có tính đánh giá. “Thực tế, có thể nói rằng tính chủ quan và giá trị tƣ tƣởng thẩm thấu thậm chí ở những diễn ngơn khách quan nhất. Chúng ta có thể lập luận hợp lí rằng mọi văn bản và mọi ngơn từ đều có tính đánh giá, đến mức mà bản thân hiện tƣợng này bị khuất lấp, và bị thay thế đơn giản bằng ngôn ngữ” [68, tr.19]. Hunston (2011, tr.14) [68] dẫn quan niệm của Du Bois (2007) cho rằng, NNĐG là ngôn ngữ chỉ báo hành động đánh giá hoặc hành động khẳng định lập trƣờng. NNĐG tập trung vào sự biểu đạt thái độ, tính chủ quan và giá trị xã hội. “Nó (NNĐG) bộc lộ thái độ đối với một ngƣời, tình huống hoặc thực thể khác và vừa mang tính chủ quan, vừa có vị trí trong hệ thống giá trị xã hội” [68, tr.1]. Quan điểm trên của Hunston nhất quán với định nghĩa NNĐG của bà và Thompson (2000): “(Ngôn ngữ) đánh giá là một thuật ngữ bao trùm rộng rãi để diễn đạt thái độ hoặc lập trƣờng, quan điểm hoặc cảm xúc của ngƣời nói/viết đối với các thực thể hoặc các mệnh đề mà ngƣời đó nói tới” [109, tr.5].

Gần đây, Thompson và Alba-Juez (2014) [108] đã nêu NNĐG là “một tiểu hệ thống động của ngôn ngữ, thẩm thấu ở tất cả các cấp độ ngôn ngữ và bao gồm sự bộc lộ thái độ hoặc lập trƣờng của ngƣời nói hoặc ngƣời viết, quan điểm, hoặc cảm xúc về các thực thể hoặc các mệnh đề mà ngƣời đó đang nói tới, mà kéo theo những thứ có liên quan bao gồm phản hồi (phản hồi có thể có và đƣợc mong đợi theo khuôn mẫu và phản hồi đến sau) của ngƣời nghe hoặc khán giả (tiềm năng). Phản

hồi có liên quan này nhìn chung là có quan hệ với tập hợp các giá trị cá nhân, nhóm hoặc văn hóa của ngƣời nói và/hoặc ngƣời nghe” [108, tr.13]. Định nghĩa trên gợi ý khả năng xem xét NNĐG từ hai chiều: trực tiếp qua những biểu hiện ngôn ngữ của ngƣời lập mã, và gián tiếp qua phản ứng của ngƣời thụ ngôn khi họ giải mã NNĐG đó và hồi đáp. Nó cũng cho thấy mối quan hệ qua lại giữa NNĐG với hệ thống giá trị văn hóa-xã hội. Chúng tơi giới hạn xem xét NNĐG từ phía ngƣời lập mã, do đó, luận án sử dụng khái niệm của Thompson và Hunston (2000) [109] về NNĐG.

- Khái niệm “biểu thức đánh giá”:

Theo Lyons (1995), trong ngôn ngữ học, thuật ngữ thƣờng xuyên đƣợc sử dụng làm đơn vị đo lƣờng là “biểu thức” (expression). Theo đó, biểu thức đƣợc hiểu là “đơn vị hợp thành mà có cả hình thức và nghĩa” và gồm hai bộ phận: một là “các biểu thức từ vựng đơn giản”, có thể thấy trong từ điển; hai là “các biểu thức từ vựng hợp thành”, có cấu tạo theo các quy tắc ngữ pháp, có thể “bao gồm câu và bất kỳ thành tố cú pháp có thể xác định đƣợc”. Lyons cho rằng, khái niệm “biểu thức” của ông tƣơng tự nhƣ khái niệm “câu lõi” (kernel) để chỉ câu lõi (sentence-kernel) hoặc chuỗi lõi (kernel-string) của Chomsky. “Lõi của câu (hoặc cú) là một biểu thức, mà có hình thức (khơng nhất thiết là có thể phát âm đƣợc) và nghĩa của nó là (hoặc bao gồm) nội dung mệnh đề của nó” [81, tr.204-205]. Coi “biểu thức đánh giá” là đơn vị phân tích chủ yếu để xem xét đặc điểm ngôn ngữ đánh giá, luận án cho rằng: một biểu thức đánh giá là một kết cấu cú lõi mang nội dung mệnh đề đánh giá.

1.2.2.2. Chức năng của ngôn ngữ đánh giá

Đánh giá chỉ tới sự bộc lộ ý kiến của ngƣời nói hoặc ngƣời viết về bất cứ trạng

thái vấn đề gì cho dù nó tích cực hay tiêu cực, chắc chắn hay khơng chắc chắn, v.v.. NNĐG có ba chức năng chính: 1) bộc lộ ý kiến của ngƣời nói/viết, và từ đó phản ánh hệ thống giá trị của họ và cộng đồng của họ; 2) xây dựng và duy trì các mối quan hệ giữa ngƣời nói/viết với ngƣời nghe/đọc; 3) tổ chức diễn ngôn [109, tr.6-13].

Biểu đạt ý kiến là “chức năng hiển nhiên nhất của đánh giá”, cho biết suy nghĩ hoặc cảm nhận của ngƣời nói/viết về đối tƣợng mà họ nói tới. “Mỗi hành động đánh giá bộc lộ một hệ thống giá trị chung của cộng đồng và mỗi hành động đánh giá lại

hƣớng đến xây dựng hệ thống giá trị đó”. Nếu xác định đƣợc ngƣời nói/viết nghĩ gì thì “có thể khám phá hệ tƣ tƣởng mà sản sinh ra văn bản đó” [109, tr.6].

Chức năng thứ hai thƣờng đƣợc nghiên cứu trong ba lĩnh vực chính: tác động (manipulation), rào đón (hedging) và lịch sự (politeness). Trong mỗi lĩnh vực, ngƣời viết “khai thác các tài nguyên NNĐG để xây dựng một kiểu quan hệ cụ thể với ngƣời đọc”. NNĐG có thể tác động lên ngƣời đọc, thuyết phục họ nhìn nhận gì đó theo một cách cụ thể nào đó. Nghiên cứu về ngơn ngữ rào đón cũng chính là nghiên cứu về NNĐG trong việc “điều chỉnh giá trị đúng-sai hoặc sự chắc chắn của ngôn từ”. Đây vốn cũng là “một phƣơng tiện để thực hiện chiến lƣợc lịch sự để duy trì mối quan hệ giữa ngƣời viết và ngƣời đọc” [109, tr.8-10].

NNĐG thực hiện chức năng thứ ba thông qua việc đánh dấu tổ chức của văn bản hay diễn ngơn, giúp ngƣời viết/nói và ngƣời đọc/nghe theo sát đƣợc tiến triển của văn bản hay diễn ngơn. NNĐG “có khuynh hƣớng xuất hiện ở các điểm ranh giới trong một diễn ngơn”, và do đó cung cấp căn cứ về tổ chức của nó (Sinclair, 1987, dẫn theo [70]). Khi NNĐG vừa tổ chức đƣợc diễn ngơn vừa chỉ ra tầm quan trọng của nó, nó có thể cho ngƣời đọc biết về “mục đích” (point) của diễn ngơn [109, tr.10-13].

1.2.2.3. Các dấu hiệu xác định ngôn ngữ đánh giá

Thompson and Hunston (2000) [109] đã xác định các đặc điểm ngôn ngữ học của NNĐG và phân thành 3 nhóm (dựa trên các bằng chứng tiếng Anh):

 Nhóm các dấu hiệu về sự so sánh (so sánh đối tƣợng đánh giá với một thang

đo), bao gồm: tính/trạng từ so sánh; chỉ mức độ; phủ định về ngữ pháp và từ vựng.

 Nhóm biểu đạt tính chủ quan. Đây là một nhóm lớn, gồm: động từ tình thái

và các dấu hiệu khác về sự (khơng) chắc chắn, tính từ không xác định, những trạng từ, danh từ, động từ nhất định; các trạng từ bổ nghĩa cho câu và liên từ; các cấu trúc báo cáo và bổ nghĩa; các cấu trúc cú đánh dấu (ví dụ: cú giả chêm xen).

 Nhóm chứa đựng giá trị xã hội (dấu hiệu về giá trị), gồm hai tiểu nhóm: tiểu

nhóm “dấu hiệu từ vựng thƣờng đƣợc dùng trong mơi trƣờng đánh giá”, và tiểu nhóm “biểu đạt về sự tồn tại của các mục tiêu và (không) đạt đƣợc chúng” [109, tr.21].

Các tác giả cho rằng nhóm thứ ba có bản chất từ vựng, nhóm thứ nhất và thứ hai cơ bản là về ngữ pháp. Họ qui bản chất mang tính chủ quan của đánh giá tƣơng đƣơng với kiểu “nội đánh giá” (internal evaluation) của Labov, khi ông chỉ sự phản ứng chủ quan của ngƣời nói về một sự kiện ngƣời đó nói tới [109, tr.22].

Một số từ ngữ mang tính đánh giá rất rõ, do chúng có chức năng và ngữ nghĩa đánh giá. Hunston (2011) [68] đề nghị chúng bao gồm: (1) Tính từ, ví dụ: splendid (tuyệt vời), terrible (kinh khủng); (2) Trạng từ, ví dụ: happily (một cách vui vẻ),

unfortunately (khơng may); (3) Danh từ, ví dụ: success (sự thành cơng), failure (sự

thất bại); (4) Động từ, ví dụ: succeed (thành cơng), doubt (nghi ngờ) [68, tr.13]. Các dấu hiệu từ vựng chỉ báo trực tiếp trạng thái cảm xúc, thái độ của ngƣời nói/viết. Chúng cũng thể hiện sự đánh giá của họ về một đối tƣợng là ngƣời, vật thể hoặc mệnh đề [41, tr.968]. Đây là “các từ ngữ chứa giá trị” (value-laden words), nghĩa đánh giá đƣợc gắn liền trong từ ngữ [41, 109]. Thompson và Hunston (2000) nhận định trong các tài liệu có sự trùng hợp cao trong việc xác định nghĩa đánh giá của các từ ngữ kiểu nhƣ vậy. Tuy nhiên, các tác giả cũng thừa nhận rất khó xác định tiêu chí để phân biệt từ vựng có tính đánh giá hay khơng [109]. Theo Hunston (2011, tr.14-15) [68], cần phải có ngữ cảnh khi xác định bản chất đánh giá thực sự của một từ ngữ. Bà đƣa ra ví dụ từ điện (electric) trong ngữ cảnh lửa điện (electric fire) hoặc

bão điện (electric storm) là một từ khơng mang tính đánh giá. Nhƣng trong ngữ cảnh her performance was electric (“màn biểu diễn của cô ấy sôi động”), từ electric mang

nghĩa đánh giá tích cực [68]. Theo Biber và đồng sự (1999, tr.968-969) [41], phần lớn “từ ngữ chứa giá trị” thuộc lớp từ vựng phổ biến trong tiếng Anh, và chúng hay xuất hiện dƣới hình thức danh từ, động từ chính và tính từ. Sự phân bố của chúng khác nhau tùy theo ngữ vực: Các tính từ good, (tốt), bad (xấu), nice (hay), và right (phải) xuất hiện nhiều trong hội thoại; trong khi các từ difficult (khó), best (nhất) và

appropriate (thích hợp) rất phổ biến trong diễn ngơn học thuật. Các tác giả đƣa trạng

từ sang nhóm đánh dấu nghĩa đánh giá bằng ngữ pháp [41, tr.968-969].

Về dấu hiệu ngữ pháp của NNĐG, hầu hết các tác giả thống nhất chúng bao gồm các phƣơng tiện so sánh, phƣơng tiện tăng cƣờng và phƣơng tiện tình thái:

Phương tiện so sánh: Labov (1972, tr.381-386) [75] nhấn mạnh bản chất so sánh của đánh giá. NNĐG bao gồm bất cứ cái gì mà đƣợc so sánh hoặc đối chiếu với chuẩn qui ƣớc. Phƣơng tiện đầu tiên thể hiện sự so sánh mà Labov nêu ra, sau đó đƣợc Thompson và Hunston [109] thừa nhận là sự phủ định. Phủ định không nói cho biết cái gì xảy ra mà ngƣợc lại, nó biểu đạt sự gạt bỏ một mong đợi về cái gì đó đáng lẽ đã xảy ra. Các ngơn từ phủ định “cung cấp một cách đánh giá sự kiện qua việc đặt chúng đối lập với nền tảng của các sự kiện khác mà đáng lẽ đã có thể xảy ra, nhƣng đã không xảy ra” (Labov, 1972, tr.381) [75]. Các phƣơng tiện so sánh khác gồm: so sánh hơn, so sánh nhất, so sánh sử dụng as (nhƣ), like (giống nhƣ), ẩn dụ và ví von [75].

Phương tiện tăng cường: Ngồi các phƣơng tiện phi ngơn từ (cử chỉ, điệu bộ)

và phƣơng tiện cận ngôn (ngữ âm, ngữ điệu), Labov (1972) [75] cho thấy lƣợng từ, phép lặp, và ngôn từ nghi thức (ritual utterances) là các phƣơng tiện tăng cƣờng nghĩa đánh giá. Ông khẳng định lƣợng từ là phƣơng tiện phổ biến nhất giúp tăng cƣờng một cú đánh giá, ví dụ: all (tất cả). Phép lặp xét về phƣơng diện cú pháp thì khá đơn giản nhƣng nó hiệu quả trong việc biểu đạt nghĩa đánh giá. Trong ngôn ngữ kể chuyện, phép lặp làm sâu sắc thêm một hành động cụ thể và giúp trì hỗn hành động kể, để ngƣời nghe có thêm nhiều thời gian tiếp thu điều đang đƣợc nói. Cũng theo Labov, các ngơn từ nghi thức (trong ngôn ngữ kể chuyện) khơng chứa bất kì dấu hiệu nhấn mạnh nào “nhƣng kiến thức văn hóa báo hiệu cho chúng ta biết rằng những ngôn từ này (…) đánh dấu và đánh giá tình huống” [75, tr.379-380].

Phương tiện tình thái: Phƣơng tiện ngôn ngữ chỉ báo mạnh về sự đánh giá

trong diễn ngơn chính là tình thái [57, 83]. Tình thái là “thái độ của ngƣời nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả” (Lyons, dẫn theo [12]). Nó cũng đƣợc hiểu là “thơng tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của ngƣời nói đối với điều đƣợc nói ra” (Palmer, dẫn theo [12]). Tình thái bao gồm cả các phƣơng thức từ vựng và ngữ pháp tham gia bộc lộ nghĩa đánh giá.

Trong tiếng Anh, tình thái thể hiện qua trợ từ tình thái (can, could, may, might,

must, shall, have to, ought to,…) và cụm từ tình thái (be bound to, be supposed to, be sure to). Ngồi ra, cịn có rất nhiều cách diễn đạt khác, chẳng hạn: trạng từ tình thái

(probably “có lẽ”), obviously “hiển nhiên”; ngữ tình thái tính (all being well, but don’t

count on it “khơng có gì bất thƣờng, nhƣng đừng trơng chờ vào nó”); và cú tình thái

tính (what they call “cái họ gọi là”); và thời của động từ (ví dụ: thời quá khứ trong I

heard that Harry was dead “Tơi đã nghe nói rằng Harry đã chết” so với thời hiện tại

đơn giản trong I hear that Harry is dead “Tơi nghe nói rằng Harry chết”) [38, tr.69]. Liên quan đến tình thái, hiện tƣợng rào đón (hedging) đƣợc nhìn nhận rất khác nhau trong ngôn ngữ học. Theo Bednarek (2006) [38], trong nghiên cứu về rào đón và nghiên cứu về NNĐG ít có đồng thuận về những gì rào đón biểu thị. Thậm chí, nó đƣợc coi là “thuật ngữ cạnh tranh với tình thái nhận thức” [38, tr.21]. Hyland và Tse (dẫn theo [68]) xếp rào đón vào “những tài nguyên tƣơng tác”. Nhóm này gồm các phƣơng tiện rào đón (tơi đồng ý, thật khơng may), biểu thức tăng cƣờng, dấu hiệu về thái độ và đề cập đến ngƣời viết (tôi, chúng tôi) hoặc ngƣời đọc (bạn,

các bạn). Nhóm này phân biệt với nhóm “tài nguyên tác động qua lại (interactive

resources)” - gồm các chỉ thị về mối quan hệ nghĩa giữa các cú, phần văn bản (tuy

nhiên, do đó, trong phần kết luận), và bằng chứng (X nói rằng, theo X) [68, tr.24].

Nghiên cứu về tình thái tiếng Việt rất phong phú với nhiều nhận định khác nhau về những gì tạo nên nghĩa tình thái của phát ngơn. Nhìn chung, theo Nguyễn Thiện Giáp (2014, tr.264-265), nghĩa tình thái có thể đƣợc thể hiện bằng: vị từ tình thái (trót, nên, đang, vẫn,…); trợ từ (ngay, chính, à,..); cặp liên từ (nếu … thì, giá…

thì,…); ngữ đoạn (lẽ ra, mới chết chứ,..), cấu trúc đề-thuyết với đề là tôi và thuyết là

vị từ có nghĩa nhận thức (tơi nghĩ, tôi biết, tôi lấy làm mừng,…) [12].

Chi tiết hơn, Nguyễn Văn Hiệp (2012, tr.140) giới thiệu 12 phƣơng tiện bằng lời biểu thị tình thái trong tiếng Việt. Đó là: “(1) các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ (đã, sẽ, đang, từng, vừa, mới…); (2) các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ (toan, định, cố, muốn, đành, được, bị, bỏ, hãy, đừng, chớ,…); (3) các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề (tôi e rằng, tôi

sợ rằng, tôi nghĩ rằng,…); (4) các quán ngữ tình thái (ai bảo, nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, tội gì, đằng thằng ra, kể ra, làm như thể,…); (5) các vị từ (động từ) ngôn

lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu,…); (6) các thán từ (ôi, eo ôi, chao ôi, ồ,…) ; (7) các

tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp đặc ngữ (idiom) tƣơng đƣơng (à, ư, nhỉ, nhé, thôi,

chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại cịn, thì chết,…); (8) các vị từ đánh giá và tổ hợp có

tính đánh giá (may (là), may một cái (là), đáng buồn (là), đáng mừng (là), đáng tiếc

(là),…); (9) các trợ từ (đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, đã, mới, chỉ,…); (10) những đại từ nghi vấn dùng trong câu phủ định - bác bỏ (P làm gì? P thế nào được?), các liên từ dùng trong câu hỏi (Hay P? Hay là P?); (11) các từ ngữ

chêm xen biểu thị tình thái (nó biết cóc gì, mua cha nó cho rồi, hỏi cái đếch gì…); (12) kiểu câu điều kiện, giả định (nếu… thì, giá… thì, cứ… thì,…)” [17].

1.2.2.4. Cấu trúc nghĩa đánh giá

Để nhận diện đơn vị và chức năng ngữ nghĩa trong BTĐG, Hunston và Sinclair (2000) [69] đã tiên phong trong việc áp dụng ngữ pháp cục bộ (Local grammar) vào phân tích cấu trúc nghĩa của các biểu thức đánh giá. Họ trình bày mơ hình cấu trúc nghĩa tƣơng ứng với 6 cấu trúc cú pháp của tính ngữ đánh giá và cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)