Thang độ đánh giá xét theo chủ đề và kết quả đánh giá của giám khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 117 - 123)

Trong tiếng Việt:

3.2.3.1. Thang độ đánh giá xét theo chủ đề đánh giá của giám khảo

Bảng 3.7 mô tả kết quả khảo sát theo hai chiều thang độ và chủ đề đánh giá.

Bảng 3.7. Biểu thức đánh giá tiếng Việt xét theo thang độ và chủ đề đánh giá

Thang độ đánh giá Chủ đề (%) Tổng (%) Chủ đề chung Vẻ bề ngoài Vật sở hữu Kĩ năng Cá tính Tích cực-cao 5,13 2,15 5,41 10,07 4,94 27,71 Tích cực-vừa 13,06 1,59 4,2 5,41 2,24 26,49 Tích cực-thấp 2,33 0,65 1,21 4,38 1,03 9,61 Tổng (tích cực) 20,52 4,39 10,82 19,86 8,21 63,81 Tiêu cực-thấp 1,4 0,56 1,87 3,36 0,37 7,56 Tiêu cực-vừa 5,78 0,47 4,38 6,81 0,84 18,28 Tiêu cực-cao 3,26 0,09 1,87 4,2 0,93 10,35 Tổng (tiêu cực) 10,44 1,12 8,12 14,37 2,14 36,19 (p=0,000)

Đáng chú ý nhất là ngoài trừ chủ đề chung, chủ đề kĩ năng nhận đƣợc tỉ lệ

nhiều nhất ở mức đánh giá tích cực-cao (10,5%), tiếp đó là mức tiêu cực-vừa (6,81%). Mức tiêu cực-cao thu hút đƣợc nhiều BTĐG nhất cũng ở chủ đề kĩ năng (4,20%). BTĐG tiêu cực-cao hạn chế nhất ở chủ đề vẻ bề ngoài (chỉ chiếm 0,09%).

Nhƣ vậy, giám khảo có khuynh hƣớng đề cao thí sinh nhiều hơn về sự trình diễn kĩ năng. Đồng thời, họ bộc lộ chiến lƣợc đánh giá giữ thể diện khi chỉ tập trung BTĐG tiêu cực-vừa vào chủ đề này và hầu nhƣ khơng đánh giá tiêu cực-cao về vẻ bề ngồi.

3.2.3.2. Thang độ đánh giá xét theo kết quả đánh giá của giám khảo

Bảng 3.8 cho thấy trong số 1.072 BTĐG đƣợc khảo sát, gần 40% xuất phát từ các giám khảo có quyết định thí sinh khơng đạt yêu cầu (giám khảo không đồng ý) hoặc từ các giám khảo cho thí sinh điểm khá (điểm 7 hoặc 8). Hơn 60% BTĐG từ các giám khảo quyết định thí sinh đạt yêu cầu hoặc cho điểm giỏi (điểm 9 hoặc 10).

Bảng 3.8. Biểu thức đánh giá tiếng Việt xét theo thang độ đánh giá và quyết định của giám khảo

Thang độ đánh giá

Quyết định

Tổng Không đồng ý/

Điểm khá Đồng ý/Điểm giỏi

Tiêu cực-cao 8,58 1,77 10,35 Tiêu cực-thấp 4,94 2,61 7,56 Tiêu cực-vừa 12,97 5,32 18,28 Tích cực-cao 5,69 22,01 27,71 Tích cực-thấp 3,73 5,88 9,61 Tích cực-vừa 3,92 22,57 26,49 Tổng 39,83 60,17 100,00 (p=0,000)

Biểu thức đánh giá thuộc nhóm khơng đồng ý hoặc chấm điểm thấp chiếm tỉ lệ ít hơn là do giám khảo thƣờng hạn chế đánh giá hơn khi gặp trƣờng hợp thí sinh khơng đạt yêu cầu. Khi thí sinh thi đấu tốt, giám khảo có nhiều cảm hứng và nội dung để đánh giá hơn mà không phải lo ngại về va chạm thể diện. Do đó, với nhóm thí sinh này, giám khảo đƣa ra nhiều BTĐG hơn hẳn. Trong đó, giám khảo đƣa ra phần lớn là BTĐG tích cực mức vừa (22,57%) và mức cao (22,01%). Tuy nhiên, đối với các thí sinh khơng đạt u cầu hoặc nhận đƣợc điểm khá, giám khảo chỉ chủ yếu đánh giá ở mức tiêu cực-vừa (mức độ này chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm BTĐG tiêu cực của họ). Chiến lƣợc đánh giá tiêu cực-vừa của giám khảo dƣờng nhƣ nhằm

tránh gây ra các cảm xúc cực đoan và phản ứng mạnh từ phía thí sinh. Tuy vậy, giám khảo cũng dùng một số lƣợng nhất định những ngôn từ tiêu cực-cao (chiếm 8,58%) đối với thí sinh nhận quyết định không đồng ý. Với p=0,000, mối tƣơng quan giữa thang độ đánh giá và quyết định của giám khảo có ý nghĩa thống kê.

3.2.3.3. Thang độ đánh giá xét theo chủ đề và kết quả đánh giá của giám khảo

Xét mối tƣơng quan giữa thang độ đánh giá, chủ đề đánh giá và quyết định cuối cùng của giám khảo với thí sinh, thơng thƣờng với quyết định đồng ý, BTĐG đƣợc mong đợi sẽ mang sắc thái tích cực là chủ đạo, và ngƣợc lại. BTĐG của giám khảo đƣợc nghiên cứu cũng không nằm ngồi thơng lệ trên. Ngoài chủ đề chung,

những thí sinh đạt yêu cầu hoặc đạt điểm giỏi nhận đƣợc nhiều BTĐG nhất mức tích cực-cao ở chủ đề kĩ năng (13,64%), tiếp đó là ở chủ đề vật sở hữu (7,6%), và mức

tích cực-vừa ở chủ đề kĩ năng (6,82%) (xin xem Bảng iii.14 Phụ lục 3).

Những đánh giá tiêu cực-vừa và tiêu cực-cao của giám khảo về chủ đề kĩ năng và vật sở hữu đóng vai trị quan trọng nhất dẫn đến quyết định không đồng ý hoặc cho điểm khá. Những tỉ lệ cao nhất trong nhóm các ngơn từ của các giám khảo có quyết định khơng thuận cho thí sinh cũng rơi vào chủ đề kĩ năng, thang độ tiêu cực-vừa

(10,30%), tiêu cực-cao (7,49%) và rơi vào chủ đề vật sở hữu, thang độ tiêu cực-vừa (7,49%), tiêu cực-cao (4,45%). Các chủ đề khác rất ít nhận đƣợc đánh giá tiêu cực ở các mức. Có thể thấy đây là những chủ đề phụ trong sự kiện giao tiếp đánh giá của giám khảo. Nếu xem xét vật sở hữu là kết quả hiện hữu của kĩ năng, càng có thể thấy chủ đề kĩ năng là chủ đề có khuynh hƣớng tác động hơn cả đối với quyết định của

giám khảo, cả trƣờng hợp quyết định đồng ý và quyết định không đồng ý.

Khuynh hƣớng BTĐG nhóm mang quyết định đồng ý hoặc cho điểm giỏi khác với khuynh hƣớng ở nhóm kia ở chỗ tỉ lệ biểu thức ở tất cả các thang độ tiêu cực đều rất thấp. Trong nhóm này, chỉ có chủ đề kĩ năng vẫn nhận đƣợc 4,5%

BTĐG tiêu cực-vừa, thực tế này biểu hiện giám khảo khơng hồn tồn hài lịng với kĩ năng, kĩ thuật hoặc khả năng của thí sinh. Xét chung cả hai nhóm, chủ đề vẻ bề

ngồi hầu nhƣ không nhận đƣợc đánh giá tiêu cực-cao nào, chỉ có một phát ngơn

Liên hệ với tiếng Anh:

BTĐG của giám khảo Mỹ đƣợc nghiên cứu có những khuynh hƣớng tƣơng tự BTĐG của giám khảo Việt xét về mối tƣơng quan giữa thang độ, chủ đề và kết quả đánh giá. Thứ nhất, họ cũng dành nhiều BTĐG nhất ở mức tích cực-cao để đánh giá chủ đề kĩ năng (11,07%) và hầu nhƣ rất ít BTĐG tiêu cực-cao về vẻ bề ngoài của thí sinh (0,2%). Thứ hai, họ cũng dành ít BTĐG hơn cho thí sinh khơng đạt yêu cầu (39,83% so với 60,17%), với phần lớn là BTĐG mức tiêu cực-vừa (12,97%). Thứ ba, đối với những thí sinh đạt yêu cầu hoặc nhận đƣợc điểm cao hơn, họ dành phần lớn BTĐG đánh giá ở mức tích cực-cao (13,97%) và tiếp đó là BTĐG tích cực-vừa (11,91%) ở chủ đề kĩ năng. Đối với nhóm thí sinh khơng đạt u cầu hoặc nhận

đƣợc điểm thấp hơn, họ cũng dùng phần lớn là BTĐG tiêu cực-vừa (12,65%) cũng ở chủ đề kĩ năng. Nhƣ vậy, có thể nói mức đánh giá tích cực-cao và tiêu cực-vừa ở chủ đề kĩ năng cũng là cơ sở chính của giám khảo Mỹ để họ quyết định lựa chọn/chấm điểm cao hơn và loại bỏ/chấm điểm thấp hơn, giống nhƣ giám khảo Việt.

Tuy nhiên, BTĐG của giám khảo Mỹ cũng có những biểu hiện khác so với BTĐG của giám khảo Việt. Thứ nhất, giám khảo Mỹ đƣa ra rất ít BTĐG về vẻ bề

ngồi ở tất cả các thang độ tích cực và tiêu cực. Trong khi đó giám khảo Việt chú ý

đánh giá nhiều hơn giám khảo Mỹ ở chủ đề này. Đặc biệt, họ dành 4,39% BTĐG để đánh giá tích cực về ngoại hình, với 2,15% ở mức tích cực-cao và 1,59% ở mức tích cực vừa. Tỉ lệ trên ở giám khảo Mỹ đều chƣa đến 1%. Điều đó chứng tỏ BTĐG tích cực của giám khảo Việt gần hơn với xu hƣớng lời khen thông thƣờng hằng ngày, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wolfson (1983).

Thứ hai, đối với thí sinh khơng đạt u cầu hoặc nhận đƣợc điểm thấp hơn, giám khảo Mỹ hay đƣa ra đánh giá mức tiêu cực-vừa ở chủ đề chung nhiều hơn

giám khảo Việt (Việt: 12,88%; Mĩ: 28,61%). Khi có thí sinh khơng đạt u cầu, họ thƣờng thẳng thắn, ngắn gọn thơng báo quyết định của mình, khơng đƣa ra các đánh giá dài dịng để giải thích và cũng khơng nhận xét cụ thể nhiều. Trong ví dụ dƣới đây, một giám khảo đã đánh giá tiêu cực-cao, khơng chỉ rõ chỗ sai sót hay yếu kém.

(157) [Sau khi nghe thí sinh hát lần đầu]: … its sound's like you're dying … (âm

thanh của nó giống nhƣ bạn đang hấp hối). [Sau khi nghe thí sinh hát bài khác]:

….now I feel like dying. (bây giờ tơi cảm thấy nhƣ mình đang hấp hối). [Sau

khi các giám khảo khác đánh giá]: Sorry, but you're quite annoying, so I'm gonna say no. (Xin lỗi, nhƣng bạn khá khó chịu, vì vậy tơi sẽ nói khơng đồng

ý) [X.04.14]

Thứ ba, khi đánh giá thí sinh đạt yêu cầu hoặc đạt điểm cao hơn, giám khảo Mỹ có tỉ lệ BTĐG tích cực-cao và tích cực-vừa ở các chủ đề cá tính nhiều hơn giám khảo Việt (lần lƣợt là 6,91% so với 6,05%, và 5,29% so với 2,95%). Nhƣ vậy, đối với giám khảo Mỹ, cá tính hay đặc điểm nhân cách đƣợc lƣu ý hơn khi xác định thí sinh đạt yêu cầu (Xin xem Bảng iii.15 Phụ lục 3).

3.3. Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng này đã tìm hiểu khuynh hƣớng biểu đạt giá trị, thang độ, chủ đề đánh giá và mối tƣơng quan giữa các biến số này với kết quả đánh giá của giám khảo, từ đó thấy đƣợc cơ sở cho những quyết định của giám khảo trong đánh giá.

BTĐG tƣờng minh tích cực chiếm tỉ lệ cao nhất. Giám khảo thƣờng đánh giá không tƣờng minh bằng cách vận dụng một số hình thức hành động ngơn từ khác hoặc phƣơng tiện từ vựng mang nghĩa đánh giá hàm ẩn. Các đánh giá tiêu cực khơng thƣờng minh thƣờng có hiện dạng cầu khiến, so sánh ngầm và giả định. Giám khảo tỏ rõ khuynh hƣớng đề cao thí sinh khi sử dụng BTĐG tích cực mức cao và vừa ở tỉ lệ vƣợt trội. Trong đó, BTĐG tƣờng minh tích cực-cao chiếm tỉ lệ cao nhất cho thấy họ nghiêng về cách đánh giá minh bạch, thuyết phục đối với thí sinh đạt yêu cầu. BTĐG khơng tƣờng minh tiêu cực-vừa có tỉ lệ cao hơn BTĐG khơng tƣờng minh khác, cho thấy chiến lƣợc tránh va chạm thể diện đối với thí sinh khơng đạt u cầu. Ngoài chủ đề chung, BTĐG của giám khảo tập trung ở chủ đề kĩ năng/khả

năng. Tiếp đó lần lƣợt là các chủ đề vật sở hữu, cá tính và vẻ bề ngồi. Các khía

cạnh tiêu cực về các chủ đề cá nhân (cá tính, vẻ bề ngồi) thƣờng liên quan đến thể diện nên ít đƣợc đề cập trực tiếp, tƣờng minh. Chủ đề kĩ năng/khả năng là trọng tâm và có tính quyết định cao nhất. Chủ đề vật sở hữu liên quan đến kĩ năng, do đó, nó

cũng góp phần xác định chiều hƣớng quyết định của giám khảo đối với thí sinh. Các chủ đề cá tính và vẻ bề ngồi có tính bổ trợ đối với việc đƣa ra phán định cuối cùng.

Liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh, khảo sát tìm ra một số khuynh hƣớng tƣơng đồng: Các đánh giá nghiêng về hƣớng tƣờng minh và tích cực-cao, thể hiện sự đề cao thí sinh. Trung tâm của đánh giá là chủ đề kĩ năng/khả năng, BTĐG không

tƣờng minh ít đề cập đến vẻ bề ngoài nhất. BTĐG thƣờng phong phú, hào phóng

hơn đối với các thí sinh đạt yêu cầu.

Một số điểm khác biệt nổi bật nhất trong BTĐG giữa hai nhóm giám khảo gồm: (1) Giám khảo Mỹ đánh giá tích cực-cao và tích cực-vừa ở tỉ lệ cao hơn, BTĐG tích cực-thấp và tiêu cực-thấp của họ chiếm tỉ lệ thấp nhất do khơng mang lại đánh giá có tính phân biệt và quyết định. Tỉ lệ BTĐG khơng tƣờng minh tích cực-cao và tích cực-vừa của họ cao hơn. (2) Ngoài chủ đề chung, giám khảo Mỹ chú ý ít hơn

đến vẻ bề ngồi và vật sở hữu, quan tâm hơn đến kĩ năng/khả năng và cá tính. Họ

biểu đạt bình đẳng, tơn trọng và quan tâm đến cá nhân, cách vận dụng ngơn từ có sự sáng tạo hơn. (3) Đối với thí sinh khơng đạt u cầu, giám khảo Mỹ hay đƣa ra đánh giá mức tiêu cực-vừa ở chủ đề chung nhiều hơn. Đối với thí sinh đạt yêu cầu, họ dành nhiều BTĐG tích cực-cao và tích cực-vừa ở chủ đề cá tính nhiều hơn giám khảo Việt.

Nhƣ vậy, những đặc thù về loại hình của ngơn ngữ, những khác biệt về văn hóa-xã hội cùng với một số yếu tố về phẩm chất cá nhân đem đến cho BTĐG của hai nhóm giám khảo những khác biệt và sự độc đáo về thang độ và chủ đề đánh giá.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)