Giao tiếp ngơn ngữ trên truyền hình thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 27 - 30)

1.2.1.1. Khái quát về giao tiếp ngôn ngữ

Giao tiếp ngôn ngữ là tâm điểm của mọi đƣờng hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ học từ thời kỳ đầu cho tới nay. Nó đƣợc coi là “một hành vi quan trọng bậc nhất của con ngƣời” [21]. Ngôn ngữ trong sử dụng là kết quả của sự lựa chọn xuất phát từ

những nhân tố ngôn ngữ và xã hội [20]. Đó là sự lựa chọn mang tính chức năng [39, tr.27]. Do đó, giao tiếp đƣợc nhìn nhận là một vấn đề rất phức tạp và sự vận hành của ngơn ngữ đã đƣợc xem xét, lí giải theo nhiều cách khác nhau.

Giao tiếp ngôn ngữ diễn ra theo một quá trình truyền tin. Trong ngơn ngữ học, đã có nhiều tiếp cận khác nhau với nhiều cách sơ đồ hóa q trình giao tiếp ngơn ngữ của con ngƣời, nhƣng nhìn chung, một cuộc giao tiếp gồm 4 yếu tố then chốt: 1) Ngƣời tham gia giao tiếp; 2) Thông điệp truyền đi; 3) Cách thức/kênh truyền thông điệp; 4) Môi trƣờng truyền thông điệp [21].

Giao tiếp trong xã hội có khuynh hƣớng đƣợc phân loại theo sự kiện (events) hơn là một chuỗi diễn ngơn, với ít hay nhiều những ranh giới đƣợc xác định giữa chúng và những qui ƣớc hành vi khác nhau phù hợp cho mỗi loại sự kiện. Các ranh giới xác định sự kiện giao tiếp phổ biến nhất là khi có sự thay đổi chủ đề, thành viên, mục đích giao tiếp, hay biến thể giao tiếp. Sự kiện giao tiếp là đơn vị miêu tả cơ bản trong nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ [20, tr.353; 96, tr.109].

Việc hiểu đƣợc nghĩa của một thông điệp trong cuộc giao tiếp phụ thuộc vào tƣơng tác trong ngữ cảnh văn hóa-xã hội của các tham thể giao tiếp. Ngƣời nói và ngƣời nghe dựa trên “ẩn hiệu ngữ cảnh hóa” (contextualization cues) [20]. Trong các tƣơng tác, ngƣời nghe cố gắng hiểu ý định của ngƣời nói và “ngữ cảnh hóa” hoạt động ngơn từ đang diễn ra. Sau đó ngƣời nói sử dụng một loạt các “ẩn hiệu ngữ cảnh hóa” để suy diễn đƣợc tốt nhất ý định của ngƣời nói. Để tham gia đƣợc vào các trao đổi bằng lời đó, ngƣời tham thoại phải có kiến thức và khả năng vƣợt lên trên năng lực ngữ pháp mà họ cần vận dụng khi giải mã các thông điệp đơn lẻ [56]. Các “ẩn hiệu ngữ cảnh hóa” rất đa dạng. Chẳng hạn, chúng có thể bao gồm hiện tƣợng tiết điệu, các lựa chọn về từ vựng và cú pháp, các quá trình chuyển mã, chuyển phƣơng ngữ, chuyển phong cách, các đặc điểm ngôn ngữ phi lời cùng các cách nói quen thuộc, các sáo ngữ, … [20, tr.352; 56, tr.131].

1.2.1.2. Giao tiếp ngơn ngữ trên truyền hình

- Giao tiếp trên truyền hình nói chung: Theo Nguyễn Thế Kỷ (2011), truyền hình có tính chất báo chí, điện tử, chuẩn mực, qui thức và đa kênh. Giao tiếp truyền

hình là q trình giao tiếp ngơn ngữ, với các nhân tố chủ chốt là chủ thể phát, thể

phát, thông điệp, thể nhận và chủ thể nhận. Hội thoại trên truyền hình gồm hai bên

tham thoại, tuân thủ nguyên tắc luân phiên lƣợt lời. “Các hình thức hội thoại, kể cả đối thoại trực tiếp, phỏng vấn trực tiếp, xét cho cùng đều là những hình thức, phƣơng tiện biểu đạt, chuyển tải tới ngƣời xem những tƣ tƣởng, mục tiêu (về chính trị, văn hóa, giáo dục, nhận thức, thẩm mĩ,…) của đài truyền hình, cao hơn là giai cấp thống trị” [24].

- Giao tiếp trên truyền hình thực tế: THTT là một thể loại truyền hình phi truyền thống, phát triển rất mạnh mẽ trong những thập niên vừa qua và đƣợc coi là “khu vực tiếp xúc” giữa địa phƣơng và toàn cầu, nơi bao chứa những bối cảnh văn hóa-xã hội phong phú, nơi giao tiếp đƣợc định hình từ nhiều biến số ngôn ngữ học xã hội nhƣ quyền lực, địa vị, giới, … [88]. THTT thiết lập dựa trên sự phán xét, đƣợc cụ thể hóa trong các cuộc thi, cạnh tranh [93]. Trong đó, rõ nét hơn cả là các chƣơng trình có sử dụng vai trị giám khảo, họ trở thành trung tâm của các đánh giá, có quyền lực quyết định đối với thí sinh và các phán xét của họ phản ánh giá trị văn hóa-xã hội. Khác với đại đa số chủ thể giao tiếp khác trên truyền hình, vốn phải tuân thủ nghi thức giao tiếp chuyên ngành [24], giám khảo THTT không phải là nhân viên của đài truyền hình, nhƣng thực hiện trải nghiệm của những ngƣời thật, tƣơng tác khơng có kịch bản và đƣa ra đánh giá thực sự.

Các định nghĩa về THTT trải rộng từ định nghĩa rất bao trùm tới định nghĩa cụ thể về đối tƣợng và phạm vi. Cavender và Fishman (1998) cho rằng, THTT là truyền hình mà thể hiện thực tế - một định nghĩa bao trùm tất cả kiểu loại bản tin, phát hình về trị chuyện, phỏng vấn và tƣờng thuật ngƣời thật việc thật [46]. Theo A. Hill (2005), “Truyền hình thực tế (Reality Television) là một loại hình chung bao gồm một phạm vi rộng các chƣơng trình giải trí về ngƣời thật. Đơi khi (nó) đƣợc gọi là truyền hình dựa trên sự kiện đƣợc ƣa thích, đây là một thể loại giao cắt giữa thơng tin, giải trí, tài liệu và sân khấu” [59]. Deery (2004) định nghĩa “THTT thƣờng đƣợc coi là trải nghiệm của những con ngƣời có thực hoặc bình thƣờng (khơng phải diễn viên) trong một mơi trƣờng thực tế và khơng có kịch bản” [50].

Hầu hết các chƣơng trình trên truyền hình thực tế là các chƣơng trình giải trí. “Giải trí thƣờng chỉ tới kiểu chƣơng trình có nội dung thể hiện những đặc điểm và phƣơng tiện của những thể loại nhất định, (…) với ý định gây cƣời và/hoặc thƣ giãn” [111]. Luận án lựa chọn xem xét một số chƣơng trình giải trí trên truyền hình thực tế có sự tham gia của ban giám khảo. Mỗi thành viên của ban này nắm giữ một vai trò giám khảo có quyền quyết định ngang nhau. Giám khảo có thể đƣợc hiểu là “ngƣời quyết định ai chiến thắng trong cuộc thi, cuộc tranh tài” hoặc là “ngƣời có đủ trình độ và khả năng để đƣa ra một ý kiến về giá trị hoặc phẩm chất của ai/cái gì đó” [91]. Hầu hết các chƣơng trình THTT có thi đấu cạnh tranh áp dụng một kiểu qui trình đánh giá nào đó để tìm ra ngƣời chiến thắng, trong đó có hình thức đánh giá của ban giám khảo. Thành viên của ban này có vai trị quyết định và hữu hình trên truyền hình, các quyết định của họ đem lại kết quả thực tế cho thí sinh và các phán định của họ có tính thể chế [93]. Các giám khảo trong nghiên cứu này là những ngƣời nổi tiếng, do đó, ngơn ngữ đánh giá của họ có ảnh hƣởng trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)