Dấu hiệu từ vựng chỉ thị quyền lực giao tiếp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 123 - 129)

4.1.1.1. Từ ngữ xưng hô

Trong tiếng Việt:

Brown và Ford (1961, tr.128) cho rằng “khi ngƣời nào nói gì đó tới ngƣời khác, việc lựa chọn ngôn ngữ bị chi phối bởi mối quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời thụ ngơn” [44]. Điều này gần nhƣ thƣờng trực ngay ở cách thức xƣng hô của ngƣời Việt.

Hệ thống từ ngữ xƣng hô tiếng Việt bao chứa sự phân biệt về vai trị, giới tính, địa vị và tuổi tác. Các giám khảo thƣờng nhiều tuổi hơn so với thí sinh nên trong BTĐG biểu thức xƣng hô của họ thƣờng hàm chứa nét nghĩa thể hiện họ là ngƣời ở thứ bậc cao hơn. Ví dụ giám khảo xƣng là anh và hơ gọi thí sinh là em. Quyền lực giảm xuống khi chiến lƣợc xƣng hô của giám khảo Việt thay đổi. Chẳng hạn khi giám khảo xƣng

cơ và hơ gọi thí sinh là con đối với thí sinh nhỏ tuổi, khoảng cách giữa giám khảo và

thí sinh đƣợc kéo giảm xuống, trở nên thân mật hơn vì từ con và từ cơ đều có xuất xứ từ trong quan hệ xƣng hơ của gia đình, nhƣng biểu đạt sự xƣng hơ tƣơng ứng khơng chính xác theo chủ ý của ngƣời nói. Cơ là từ ngữ tự xƣng thể hiện thứ bậc phân biệt về tuổi tác, cặp xƣng-hô thông thƣờng phải là cô-cháu. Con là từ ngữ tự xƣng thể hiện thứ bậc phân biệt về vai trò trong cặp mẹ-con. Quyền lực tăng lên khi giám khảo sử dụng tơi-bạn, bởi vì các từ xƣng hơ này trung tính hơn, đẩy khoảng cách giám khảo- thí sinh xa hơn. Nhƣ vậy, về cơ bản, cách xƣng hô của giám khảo thể hiện thứ bậc liên quan đến tuổi tác và khoảng cách xã hội tƣơng đối và cách xƣng hơ đó gán cho giám khảo mức độ quyền lực giao tiếp cao thấp khác nhau.

Ngồi ra, cịn có những biểu hiện năng động khác trong chiến lƣợc xƣng hô của giám khảo, phần nào thể hiện quyền lực cá nhân của họ. Chẳng hạn, thay vì gọi thí sinh là bạn, em,... hay bất kì từ hơ gọi nào trong các cách cơ bản trên, giám khảo chỉ đến thí sinh là mình nhƣ ví dụ dƣới đây. Mình thƣờng chỉ tới bản thân, nhƣng trong trƣờng hợp này, giám khảo mở rộng để mình bao gồm cả thí sinh, đứng ở vị trí của thí sinh. Theo Holmes và Stubbe (2015), việc lựa chọn đại từ we (chúng ta/ta)

thay cho you (bạn), về mặt chức năng, đƣợc coi là một phƣơng tiện làm mềm đi [67]. Trong tiếng Việt, mình cịn thể hiện mức độ thân mật, gần gũi hơn chúng ta/ta, do đó, cách hơ gọi mình làm giảm khoảng cách, giảm quyền lực đánh giá.

(158) Với ca hát thì chắc là mình khơng có dun. [N.07.14]

So sánh trong BTĐG của giám khảo có xuất hiện đầy đủ cả từ ngữ tự xƣng và hô gọi, phần lớn là các cặp xƣng-hô đánh dấu quyền lực cao. 51,93% cặp xƣng-hô phản ánh quyền lực theo thứ bậc tuổi tác, vai vế thứ bậc tƣơng tự trong gia đình, chẳng hạn: cặp anh/chị-em chiếm 34,33%, cặp tôi-em chiếm 11,16%. Ngồi ra,

38,2% cặp xƣng-hơ xác định khoảng cách quan hệ do từ ngữ xƣng hô trung tính hơn, chẳng hạn cặp tơi-bạn chiếm 18,45%, cặp tơi-(họ)(đệm) tên riêng của thí sinh chiếm 9,87%, cặp nghệ danh của giám khảo-bạn chiếm 6%. Các cặp xƣng-hô chỉ ra quyền lực thấp của giám khảo chiếm tỉ lệ rất thấp (9,86%), chẳng hạn cặp em-anh/chị và

cháu-bác chiếm 2,57%, cặp tôi-anh/chị chiếm 6,43%.

Đối với BTĐG chỉ có phần tự xƣng và khuyết phần hơ gọi, hoặc chỉ có phần hơ gọi và khuyết phần tự xƣng, chủ yếu cũng vẫn là cách xƣng hô bộc lộ quyền lực cao. 46,55% là từ ngữ tự xƣng hoặc hô gọi theo tuổi tác và vai vế tƣơng tự trong gia đình, chẳng hạn 12,62% là từ tự xƣng anh/chị, 30,98% là từ hô gọi em. 44,1% là từ

ngữ tự xƣng hoặc hơ gọi trung tính thể hiện khoảng cách giao tiếp, chẳng hạn từ tự xƣng tôi chiếm 17,38%, từ hô gọi bạn chiếm 18,02%, từ hơ gọi (họ)+(đệm)+tên riêng

của thí sinh chiếm 3,77%. Các cách tự xƣng hoặc hơ gọi cịn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn

nhiều (10,97%), chẳng hạn từ tự xƣng cháu (khuyết phần hô gọi) chiếm 0,98%, từ tự xƣng là mình (khuyết phần hơ gọi) chiếm 0,49%, từ hơ gọi là mình (khuyết phần tự xƣng) chiếm 1,31%, và từ hô gọi anh/chị (khuyết phần tự xƣng) chiếm 4,1%. Ngồi ra, giám khảo cịn áp dụng cách tự xƣng tập thể (chúng tôi) ở tỉ lệ rất thấp. Với cách xƣng hô này, giám khảo làm tăng quyền lực của mình bởi vì giám khảo dựa vào tƣ cách của tập thể ban giám khảo để đƣa ra đánh giá.

(159) Đó là điều chúng tơi rất là tiếc. [V.13.57]

Liên hệ với tiếng Anh:

Kết quả phân tích chiến lƣợc xƣng hơ của giám khảo Mỹ cho thấy mức quyền lực biểu đạt không cao nhƣ trong xƣng hô của giám khảo Việt. Cặp xƣng-hô I-you (tôi-bạn) không phân biệt về thứ bậc hay quyền lực giữa ngƣời nói và ngƣời thụ ngôn. Cách thức xƣng-hô này chiếm tỉ lệ chủ yếu và áp đảo đến mức ngay cả khi khuyết phần tự xƣng I (tôi) hoặc phần hô gọi you (bạn), ngƣời nghe khó có thể liên hệ với bất cứ hình thức xƣng hơ nào khác để lấp chỗ cịn khuyết đó. Tuy vậy, giám khảo Mỹ đơi khi biểu đạt sự thay đổi về mức độ quyền lực xã hội tƣơng đối của mình trong BTĐG qua hai cách vận dụng xƣng-hơ. Thứ nhất, họ tơn vinh thí sinh lên thứ bậc cao hơn họ qua cách hô gọi trang trọng hoặc kính trọng, chẳng hạn

gentleman (q ơng), sir (ngài); hoặc họ hơ gọi thí sinh theo cách thân mật, làm giảm

khoảng cách với thí sinh, chẳng hạn buddy (bạn thân), sweetie (cƣng), sweetheart (ngƣời yêu dấu/cƣng). Bằng cả hai cách đó, họ đều biểu đạt mức quyền lực thấp hơn. Thứ hai, họ sử dụng we theo hƣớng qui chiếu tập thể khơng bao gồm thí sinh (tƣơng tự trƣờng hợp sử dụng đại từ chúng tôi của giám khảo Việt) để làm tăng

quyền lực bởi vì we trong trƣờng hợp này chỉ tới toàn bộ ban giám khảo. (160) Sir, you’re going to Vegas! (Thƣa ngài, ngài sẽ đi Vegas!) [G.09.48]

(161) And I think you have the X-factor, sweetheart. (Và tơi nghĩ bạn có nhân tố X

bí ẩn, cƣng ạ) [X.05.27]

(162) But your voice really isn't upto the bar of the standards of the X-factor and of what we want. (Nhƣng giọng của bạn thực sự khơng đạt tới mức tiêu chuẩn

của Nhân tố bí ẩn và của những gì chúng tơi muốn) [X.06.17]

Ở ví dụ 160, giám khảo gọi thí sinh theo cách trang trọng nhất, đƣa vai vế của thí sinh lên cao hơn so với bản thân. Từ đó, giám khảo cho thấy quyền lực xuất phát từ nguồn lực tài năng của mình thấp hơn của thí sinh. Ở ví dụ 161, bằng cách gọi thí sinh theo cách thân mật, giám khảo làm giảm khoảng cách giám khảo-thí sinh, khiến cho mức độ quyền lực hạ xuống. Ở ví dụ 162, we bằng bản thân vị giám khảo cộng với tất cả những ngƣời có thẩm quyền đánh giá về thí sinh này, we biểu đạt sức

mạnh và sự khẳng định tập thể, do đó nó chỉ báo mức độ quyền lực cao hơn.

4.1.1.2. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung đánh giá

Trong tiếng Việt:

Phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngơn trung thƣờng đƣợc ngƣời tham gia có vai trị chi phối sử dụng khiến cho ngƣời thụ ngơn khơng thể rơi vào tình trạng “nƣớc đơi ngữ dụng”, và ngay lập tức hiểu rõ về ngụ ý chính xác của lực ngơn trung. Đó là ngơn ngữ của “thẩm quyền” đƣợc thực thi tƣờng minh và tức thời [106]. Trong biểu thức đánh giá của giám khảo Việt, khen, đánh giá (cao) là những động từ ngôn hành thể hiện rõ thẩm quyền đánh giá của ngƣời nói. Ngồi đánh giá bằng biểu thức tƣờng minh, giám khảo cịn “mƣợn” các hình thức ngơn từ khác, nhƣ chƣơng 2 đã nêu, đó là cầu khiến, hỏi, phán đốn,... Trong số đó, hình thức ngơn từ cầu khiến có

lực ngơn trung áp đặt đối với ngƣời nghe, nên các phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của nó là chỉ báo mạnh mẽ về mức quyền lực cao của ngƣời nói. Ở vị trí giám khảo, ngƣời nói trở thành một chuyên gia có mức độ kiến thức cao hơn đƣa ra yêu cầu, lời khuyên và mong muốn. Các từ ngữ cầu khiến (hãy, phải, cần phải), từ ngữ khuyên bảo (nên, đừng, góp ý, nhắc), từ ngữ chỉ sự mong muốn (muốn) đều chỉ thị mức quyền lực cao hơn của ngƣời đánh giá đối với ngƣời đƣợc đánh giá.

Liên hệ với tiếng Anh:

Kết quả phân tích cho thấy mức bộc lộ quyền lực thấp hơn bởi vì họ sử dụng ít động từ ngơn hành đánh giá mang tính thẩm quyền hơn. Họ chỉ sử dụng động từ

appreciate (đánh giá cao). Hình thức ngơn từ cầu khiến có biểu đạt thẩm quyền

nhƣng cũng ở mức thấp bởi vì giám khảo Mỹ ít sử dụng động từ ngôn hành cầu khiến, các từ ngữ cầu khiến phổ biến đều ở dạng ngơn ngữ ít trang trọng (’ve got to (phải), want (muốn), ’d like (muốn), …)

4.1.1.3. Hiện tượng chuyển mã, trộn mã

Trong tiếng Việt:

Hiện tƣợng chuyển mã trong giao tiếp xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, chẳng hạn nhằm nhấn mạnh nội dung, làm rõ hơn phần tin tức cần trao đổi, hạn chế ngƣời khác hiểu nội dung trao đổi, nói ra đƣợc điều khó nói, khoe khoang khả năng ngoại ngữ, thỏa mãn thói quen thực hiện năng lực song ngữ và bù đắp hoặc thay thế phƣơng thức biểu đạt thỏa đáng hơn [20, tr.384-386]. Nhƣ vậy, chuyển mã là biểu hiện của quyền lực ngôn ngữ khi biết đƣợc một ngơn ngữ khác, có thể dẫn đến một khả năng hội nhập cao hơn. Khi ngƣời nói tiếng Việt trộn mã tiếng Anh, ngƣời đó tỏ ra sành điệu hơn. Đặc biệt trong trƣờng hợp từ ngữ chuyên ngành khó thay thế, việc dùng từ ngữ tiếng Anh thể hiện quyền lực chuyên môn cao hơn. Gumperz (1982, tr.66) cho rằng trong môi trƣờng song ngữ, “mã-ta” (we-code) là mã trong nhóm và “mã-họ” (they-code) thể hiện giao tiếp ngồi nhóm, quy thức hơn và ít tự nhiên hơn [56]. Vậy, trong nghiên cứu này, tiếng Việt là “mã-ta” và tiếng Anh là “mã-họ” vì đó là ngoại ngữ đối với thí sinh ngƣời Việt. Việc chuyển mã từ tiếng Việt sang tiếng Anh là cách biểu đạt thẩm quyền và quyền lực cao của giám khảo.

(163) “Trình bày đẹp! Very good!” [V.12.58]

Trên đây là một ví dụ về hiện tƣợng chuyển mã khi đánh giá của giám khảo Việt. Ở BTĐG thứ nhất, giám khảo khen về sản phẩm xét về trình bày. BTĐG thứ hai hồn tồn bằng tiếng Anh, vốn thƣờng đƣợc dùng để nhận định về kĩ năng/khả năng ở mức độ cao. Tuy vậy, nhìn chung, giám khảo ít sử dụng chuyển mã hơn so với trộn mã. Trong các sự kiện đánh giá của giám khảo Việt có khuynh hƣớng trộn mã tiếng Anh khá rõ rệt, thể hiện theo ba kiểu chính. Thứ nhất là các từ ngữ thông dụng trong giao tiếp tiếng Anh, ví dụ: OK (đƣợc rồi), wow! (chà!), yes (đồng ý). Thứ hai là các thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh, ví dụ: promote run, kungfu,

hiphop, flashmob… (tên các điệu nhảy); blue jazz, pop ballad, bolero, rock, … (tên

các dòng nhạc); beat (nhịp), solid (nhân vật chính), CD (đĩa compact),… và tên gọi

của chƣơng trình ngun bản tiếng Anh, ví dụ: X-factor, Got talent, Masterchef. Thứ ba là các từ ngữ tiếng Anh mà tiếng Việt có nghĩa tƣơng đƣơng, nhƣng giám khảo đơi khi chọn sử dụng tiếng Anh. Nhóm này khá nhiều, ví dụ: technique (kĩ thuật),

perfect (hồn hảo), good (tốt), contemporary dance (khiêu vũ thể thao), copy (sao

chép), mix (trộn lẫn), format (định dạng), showbiz (kinh doanh giải trí), cool (tuyệt),

mashed potatoes (khoai tây nghiền), hot (nóng bỏng), hotboy (chàng trai nóng

bỏng), Africa (Châu Phi), diva (danh ca), vote (bình chọn),…. Ví dụ: (164) Chắc chắn sẽ thành một hotboy của X-factor năm nay! [N.04.12]

(165) Chứng tỏ là em bị mix mà em lại quên đi cái cách nấu của em là gì. [V.13.70]

Cả hai ví dụ trên đều xuất hiện hiện tƣợng trộn mã (kiểu giao tiếp bằng hai mã, trong đó có một mã chính và mã phụ chịu tác động của mã chính và bị “lệch chuẩn” [20]). Giám khảo trong ví dụ 164 sử dụng từ hotboy và X-factor theo kiểu

tiếng Anh bồi (tách âm của mỗi từ thành các tiếng rời nhau hot, boy và X, fac, tor). Giám khảo trong ví dụ 165 không phát âm phân từ quá khứ của từ mixed và cho

thêm từ bị vào đằng trƣớc để thể hiện nghĩa bị động, chuyển nghĩa của mix (trộn lẫn) sang thành lẫn lộn mà có lẽ từ nên dùng là confused (nhầm lẫn/lẫn lộn).

Liên hệ với tiếng Anh:

Mặc dù giám khảo có xuất thân từ nhiều nền văn hóa khác nhau (Châu Á, Mỹ La-tinh, nƣớc Anh, Ý, Mỹ,…) nhƣng họ rất hiếm khi sử dụng ngơn ngữ khác ngồi tiếng Anh. Trong các trƣờng hợp nhƣ thế, ngôn ngữ họ sử dụng thuộc về “mã-ta” (we-code) đối với thí sinh và khi đó, sự thân hữu tăng lên, mức quyền lực giảm xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)