Biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo truyền hình thực tế nhìn từ việc sử dụng từ ngữ chứa giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 53 - 58)

việc sử dụng từ ngữ chứa giá trị

Trong tiếng Việt:

BTĐG tƣờng minh xét theo tham số giá trị trƣớc hết phải là biểu thức chứa giá trị. Nhƣ đã nêu trong chƣơng 1, ở khía cạnh từ loại, danh từ, động từ, tính/trạng từ đƣợc coi là những điển dạng của từ vựng đánh giá. Trong nội hàm ngữ nghĩa của một bộ phận các từ loại này có chứa giá trị. Khảo sát về số lƣợng và số lƣợt xuất hiện các từ ngữ nhƣ vậy cho thấy NNĐG của tất cả giám khảo trong trƣờng hợp đƣợc nghiên

Phần Kết thúc Phần Mở đầu Phần Đánh giá Đánh giá Quyết định Biểu quyết Chào hỏi

Tìm hiểu thơng tin

Mời trình diễn Tạm biệt

Đánh giá thêm Hƣớng dẫn

cứu có chiều hƣớng tính ngữ hóa, thể hiện ở tần suất sử dụng tính/trạng từ cao nhất (chiếm 53,23% biểu thức đánh giá). Tỉ lệ số lƣợt sử dụng động từ mang nghĩa đánh giá của giám khảo (35,96%) cao gấp trên 3 lần so với tỉ lệ số lƣợt sử dụng danh từ mang nghĩa đánh giá của họ (10,81%). Các giám khảo hay sử dụng lặp lại một số động từ đánh giá hơn so với các từ ngữ đánh giá khác (bởi vì 84 động từ đánh giá đƣợc họ sử dụng tới 356 lƣợt). Xét theo chƣơng trình, số liệu cho thấy giám khảo càng vận dụng từ ngữ đánh giá đa dạng và phong phú thì chƣơng trình càng sơi nổi (Xin xem Bảng ii.2, ii.3 Phụ lục 2).

Bảng 2.1 trình bày các từ ngữ đánh giá có số lƣợt sử dụng lặp lại nhiều nhất. Kết quả khảo sát cho thấy các giám khảo rõ ràng có chiều hƣớng sử dụng từ ngữ mang nghĩa đánh giá tích cực, rất ít từ vựng mang nghĩa “xấu”, “kém”, “đáng buồn”, “đáng chê” chẳng hạn: sự đơn điệu (dn), thiếu (đt), xin lỗi (đt), tiếc (đt), khó (tt).

Bảng 2.1. Danh sách các từ ngữ đánh giá tiếng Việt có tần suất sử dụng cao STT Danh từ/ngữ (số lƣợt=107) Động từ/ngữ (số lƣợt=356) Tính từ/ngữ (số lƣợt=527) Từ ngữ Lƣợt Tỉ lệ Từ ngữ Lƣợt Tỉ lệ Từ ngữ Lƣợt Tỉ lệ 1 (sự/lời) đồng ý 10 9,35 đồng ý 139 39,04 tốt 43 8,16 2 (sự) sáng tạo 6 5,61 thích 36 10,11 đẹp 23 4,36 3 cơ hội 5 4,67 chúc mừng 21 5,90 hay 21 3,98

4 lợi thế 3 2,80 tiếc 15 4,21 ngon 19 3,61

5 (điều/cái)

quan trọng 3 2,80 xin lỗi 14 3,93 đúng 13 2,47

6 điểm mạnh 2 1,87 muốn 11 3,09 cao 10 1,90

7 sự đơn điệu 2 1,87 khen 8 2,25 tuyệt vời 10 1,90

8 sự nồng nàn 2 1,87 thiếu 6 1,69 khó 9 1,71

9 sự thành công 2 1,87 ủng hộ 6 1,69 dễ thương 8 1,52

10 sự tự tin 2 1,87 tỏa sáng 4 1,12 đủ 7 1,33

Ngoài ra, do định dạng của 3/4 chƣơng trình truyền hình đƣợc khảo sát, giám khảo phải tuyên bố ngƣời chiến thắng hoặc đạt yêu cầu, đƣợc dự thi tiếp, nên các từ ngữ biểu đạt quyết định của giám khảo đƣợc lặp lại với tần suất cao nhất. Trong dữ liệu thu đƣợc, các giám khảo lặp lại động từ đồng ý 139 lần, và danh ngữ lời (sự) đồng

ý 10 lần. Nhƣ vậy, các giám khảo khơng sử dụng hình thức động từ trái nghĩa nào để

tuyên bố đối với thí sinh thua cuộc hoặc khơng đạt yêu cầu. Họ sử dụng dạng phủ định của đồng ý cho các trƣờng hợp đó.

Về danh từ đánh giá: Ngoài danh ngữ lời (sự) đồng ý, hầu hết các danh ngữ có tần suất sử dụng cao nhất đều qui chiếu tới đối tƣợng đánh giá của giám khảo một cách khái quát hơn so với cách dùng động từ và tính từ, bởi vì danh từ và danh ngữ đƣợc dùng để gọi tên sự vật hiện tƣợng. Phần lớn các danh ngữ ở đây phản ánh hiện tƣợng danh ngữ hóa. Nhƣ Halliday (2004) nhận định danh từ thông thƣờng chỉ tên “các thực thể”, nhƣng danh từ mà đƣợc danh ngữ hóa là kiểu “ẩn dụ ngữ pháp” nơi nghĩa của chúng vƣợt lên trên ngữ nghĩa thể loại thông thƣờng của chúng. Các cụm từ danh ngữ hóa chỉ tới “các q trình” và “các phẩm chất” đƣợc “cụ thể hóa” thành “sự vật” [57, tr.38, 204]. Do đó, danh từ đánh giá dƣới dạng các cụm từ đƣợc danh ngữ hóa khiến phát ngơn của giám khảo mang dáng vẻ của lời kết luận về đối tƣợng đánh giá. Có lẽ bởi thế cho nên lƣợng từ vựng này ít hơn hẳn và ít lặp lại hơn so với hai từ loại kia.

Về động từ đánh giá: Thích, chúc mừng, xin lỗi, tiếc, muốn, ủng hộ đều là các động từ biểu đạt cảm xúc. Trừ trƣờng hợp “qui ƣớc” của chƣơng trình là phải sử dụng đồng ý, khi đánh giá thí sinh, các giám khảo khai thác tính chất đánh giá của động từ biểu cảm tích cực là chủ yếu. Với tần suất sử dụng cao, thích (36 lƣợt), tiếc (15 lƣợt), xin lỗi (14 lƣợt), muốn (11 lƣợt) là các động từ đánh giá bộc lộ cảm xúc phổ biến trong ngôn ngữ của giám khảo trên THTT. Các động từ này khi đƣợc sử dụng trong môi trƣờng đánh giá, nhƣ Martin và White (2005) nhận định, nghĩa của chúng đã bị “phai màu” ở mức độ nào đó – mục đích hàng đầu khơng phải để nói về cảm xúc của giám khảo mà để thực hiện mục đích đánh giá [84, tr.85]. Chẳng hạn, Bednarek (2008) xác định động từ like (thích) và tính từ sorry (tiếc/xin lỗi) là các từ ngữ đánh giá biểu cảm có tần suất sử dụng thƣờng xuyên đến mức dƣờng nhƣ chúng không thực sự đƣợc dùng để biểu đạt cảm xúc mà chỉ để tỏ ra lịch sự, nhằm thể hiện sự không đồng ý, thông báo tin xấu (trƣờng hợp tính từ sorry), và để đánh giá

(trƣờng hợp động từ like) [39, tr.32]. Trƣờng hợp động từ muốn, cần phân biệt nghĩa đánh giá trực tiếp và nghĩa đánh giá gián tiếp. Thông thƣờng, động từ này thể hiện

mong muốn và gắn với mục đích đánh giá tƣơng tự động từ thích (ví dụ 1). Tuy nhiên, muốn còn đƣợc dùng để biểu đạt một lời cầu khiến và khi đó nó khơi gợi một nghĩa đánh giá gián tiếp (ví dụ 2).

(1) H. rất muốn nghe bạn thêm ở trong vòng trong nữa. [N.07.22]

(2) Thế nhưng mà những cái bước mà về phần âm nhạc tơi muốn nó phải mãnh

liệt hơn và nó phải có nhiều năng lượng hơn nữa. [B.02.01]

Trong số các động từ đánh giá, chỉ một số lƣợng nhỏ có vai trị là các động từ ngơn hành, đó là chúc mừng, khen, xin lỗi, đánh giá (cao), ví dụ:

(3) Tơi khen cho cái tạo hình của cả đơi ... [B.03.01]

Về tính/trạng từ đánh giá: Các giám khảo lặp lại các từ ngữ tốt (43 lƣợt), đẹp (23 lƣợt), hay (21 lƣợt), ngon (19 lƣợt), đúng (13 lƣợt). Tính/Trạng từ ngon chỉ xuất hiện ở chƣơng trình Vua Đầu bếp khi giám khảo thẩm định món ăn. Các từ ngữ khác xuất hiện trong tất cả các chƣơng trình cịn lại. Các từ tốt, ngon, đẹp, hay thƣờng dùng để đánh giá sản phẩm đem ra dự thi (bài hát, món ăn, màn múa, điệu nhảy,…), ví dụ: (4) Đặc biệt nữa là món ăn của em, về tổng thể, tốt, em ạ. [V.13.63]

Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy các tính từ đánh giá (trong lời khen tiếng Anh) thƣờng là các từ ngữ thông thƣờng và đơn giản. Manes và Wolfson (1981) thấy trong 686 lời khen, 22,9% dùng từ nice (hay/đẹp), 19,6% dùng từ good (tốt), 9,7% dùng từ pretty (xinh), 9,2% dùng từ beautiful (đẹp) và 6,2% dùng từ great (tuyệt vời) [82]. Kết quả khảo sát về BTĐG của các giám khảo cũng chứng tỏ sự phổ biến của các tính từ tƣơng tự trong tiếng Việt.

Những biểu hiện trên cho thấy ngôn ngữ của giám khảo Việt khá gần với đặc điểm của hội thoại thông thƣờng. Nhƣ Bednarek nhận định, hội thoại có phong cách cảm xúc với khuynh hƣớng động-tính ngữ hóa [39, tr.35]. Tuy vậy, việc sử dụng danh từ/ngữ khái quát ở mức độ thấp và ít lặp lại cũng chứng tỏ ngơn ngữ của họ có chút hƣớng tới phong cách đánh giá học thuật, vốn có đặc trƣng danh ngữ hóa cao. Liên hệ với tiếng Anh:

Khảo sát ngữ liệu tiếng Anh cho thấy, xét về tỉ lệ từ loại chứa giá trị, giám khảo trong các chƣơng trình giải trí trên truyền hình thực tế ở Mỹ cũng bộc lộ khuynh

hƣớng tính ngữ hóa, với tần suất sử dụng tính từ/ngữ cao nhất (chiếm 49,29% BTĐG của giám khảo Mỹ). Tuy nhiên, tỉ lệ động từ đánh giá chỉ bằng hơn một nửa số đó so với giám khảo ở Việt Nam (17,88%). Họ vận dụng nhiều danh từ/ngữ hơn, tỉ lệ số lƣợt gấp ba lần so với giám khảo ở Việt Nam (32,82%).

Phân tích đối chiếu những từ ngữ đánh giá hay đƣợc lặp lại nhất cũng cho thấy giám khảo Mỹ rõ ràng có chiều hƣớng sử dụng từ ngữ mang nghĩa đánh giá tích cực là chủ yếu. Thậm chí trong danh sách 10 từ ngữ thƣờng xuyên xuất hiện, chỉ có hai từ mang nghĩa “xấu” hoặc “đáng buồn”, đó là từ problem (vấn đề) và từ sorry (tiếc).

Cũng giống chiều hƣớng trong BTĐG của giám khảo ở Việt Nam, các từ ngữ biểu đạt quyết định của giám khảo ở Mỹ đƣợc lặp lại với tần suất cao nhất. Giám khảo Mỹ lặp lại từ yes 90 lần và no 64 lần trong các biểu thức thông báo quyết định trực tiếp của họ. Nhƣ vậy, giám khảo Mỹ phân định rõ giữa hai thái cực tích cực và tiêu cực qua việc lựa chọn giữa yes (đồng ý/phiếu thuận) và no (không đồng ý/phiếu chống).

(5) It’s a yes from me. (Một sự đồng ý từ phía tơi) [M.13.57]

(6) I’m voting a no. (Tôi biểu quyết không đồng ý) [G.08.43]

Xét về danh từ/ngữ đánh giá, giám khảo Mỹ sử dụng các từ ngữ ít khái quát hơn. Ngoại trừ việc sử dụng danh từ congratulations, vốn là qui ƣớc văn hóa trong

tiếng Anh để chúc mừng, báo hiệu hoặc công nhận chiến thắng và bày tỏ niềm vui, họ rất ít khi lặp lại các danh từ/ngữ đánh giá (cao nhất chỉ ở tỉ lệ gần 2%), thậm chí cũng không lặp lại nhƣ cách giám khảo Việt sau đây dùng danh ngữ sự sáng tạo:

(7) Cái này là một cái sự sáng tạo mà tôi đánh giá cao cái sự sáng tạo này đó.

[V.11.58] Về động từ đánh giá, đáng lƣu ý, giám khảo Mỹ rất ƣa thích sử dụng love (46 lƣợt, chiếm 30,26%), trội hơn hẳn so với các động từ khác. Ngoài love, động từ want và like là phổ biến hơn cả. Kết quả trên phù hợp với kết quả của Bednarek (2008, tr.47). Bednarek chứng minh rằng bên cạnh want và like, động từ love thƣờng đƣợc sử dụng nhất trong 4 ngữ vực (hội thoại, bản tin, truyện, diễn ngơn học thuật) [39].

Về tính từ đánh giá tiếng Anh, good (tốt) đƣợc sử dụng nhiều nhất (46 lƣợt,

từ phổ biến trong BTĐG của giám khảo Mỹ với 28 lƣợt xuất hiện. Ngồi ra, amazing (kì diệu) và well-done (giỏi) cùng có tần suất sử dụng là 4,3%, với 18 lần xuất hiện. Trong đánh giá của giám khảo ở Mỹ, good job, great job, và well-done là 3 biểu thức rất thƣờng xuyên xuất hiện nhƣ thể là những lời khen thƣờng trực (ví dụ 8). Chúng chỉ ra trọng tâm đánh giá là quá trình thực hiện hoặc cách thức thực hiện phần thi của thí sinh (Xin xem Bảng ii.4 Phụ lục 2 với số liệu chi tiết hơn).

(8) And you incorporated everything that makes it a real show and it was extremely

well-done! (Và bạn đã phối hợp mọi thứ để khiến nó trở thành một màn diễn

thực sự và nó đƣợc làm cực kì tốt/bạn cực kì giỏi) [G.10.42]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)