Nhân tố xã hội trong giao tiếp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 45 - 49)

Nguyễn Văn Khang (2016) khẳng định: “giao tiếp ngôn ngữ là sự biểu hiện của cách lựa chọn, vận dụng ngôn ngữ của ngƣời giao tiếp với sự chi phối của hàng loạt các nhân tố ngôn ngữ và xã hội” [23]. Trong giao tiếp đánh giá, nhân tố chủ đề và nhân tố quyền lực có vai trị rất quan trọng tác động đến sự lựa chọn BTĐG.

1.2.4.1. Chủ đề đánh giá

Lẽ thƣờng, cái chúng ta hay để ý nhất ngồi việc một nhận xét, đánh giá nào đó đƣợc thực hiện ra sao chính là chủ đề gì, cái gì đƣợc đánh giá. Chủ đề giống nhƣ tấm gƣơng phản chiếu thói quen, quan điểm, giá trị văn hóa-xã hội của một cộng đồng

giao tiếp. Theo Holmes (2013, tr.9), chủ đề là một trong số những nhân tố xã hội ảnh hƣởng đến sự lựa chọn ngôn ngữ [65]. Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học ghi nhận rất nhiều cơng trình khác nhau tìm hiểu về chủ đề mà phát ngôn nêu ra, nhƣ chủ đề của lời khen, phê phán, phàn nàn,… Phạm vi chủ đề đƣợc đƣa vào nghiên cứu cũng rất rộng rãi, từ những thuộc tính của chủ thể tiếp nhận lời khen (cá tính, khả năng, vẻ bề

ngồi,…) đến những khía cạnh cuộc sống của chủ thể bị phê phán, phàn nàn,… (cơng

việc, thói quen, sự kiện, con ngƣời,…). Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu cụ thể nào về các chủ đề của BTĐG. Dựa vào đối tƣợng và mục đích BTĐG của giám khảo, chúng tơi cho rằng các biến số chủ đề lời khen là phù hợp nhất để áp dụng vào nghiên cứu này. Holmes (1988), Wolfson (1983) quan sát thấy lời khen tập trung vào hai nhóm: 1) vẻ bề ngồi và/hoặc vật sở hữu; 2) khả năng và/hoặc thành tựu. Manes và Wolfson (1981); Knapp, Hopper và Bell (1984); Wolfson (1989); Herbert (1989) phân loại lời khen thành ba nhóm chính theo đối tƣợng của lời khen: vẻ bề ngoài/vật sở hữu, sự thể

hiện kĩ năng/khả năng và tính cách cá nhân. Nhóm thứ nhất đơi khi đƣợc tách thành

hai: vẻ bề ngoài và vật sở hữu (dẫn theo [58]).

1.2.4.2. Quyền lực trong giao tiếp đánh giá

Quyền lực là một nhân tố đƣợc các nhà ngôn ngữ học xã hội chú ý nhiều trong thời gian gần đây và đƣợc thăm dò theo nhiều cách khác nhau: lƣợng trò chuyện, chủ đề đƣợc khởi xƣớng, ngắt lời,… [51, 55, 72]. Những lí giải về quyền lực giao tiếp thƣờng liên hội nó với quyền lực xã hội và lịch sự [45], thẩm quyền và lịch sự [80], phẩm chất và năng lực cá nhân (Rogers, 1977, dẫn theo [48]), vai trò, địa vị, tuổi tác, danh tiếng, kiến thức, kinh nghiệm, và chuyên môn [107].

Theo Foucault (1980, tr.18), quyền lực là “một đặc điểm của cả các cá nhân và các nhóm, một lực đƣợc ngụ ý và đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện thực hành diễn ngôn” [53]. Theo Fairclough (1989), bất cứ đoạn diễn ngôn nào đều là sự thể hiện một cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp độ tình huống, thể chế hoặc xã hội. Trong đó, cuộc đấu tranh ở cấp độ tình huống thuộc về “quyền lực trong diễn ngơn” (tƣơng tác trực diện), và hai cấp độ cịn lại thuộc về “quyền lực sau diễn ngôn/quyền lực ẩn dấu” (tƣơng tác trên phƣơng tiện truyền thông đại chúng và trong các thể chế) [52].

Dẫn quan điểm của Spencer-Oater (1992), Thomas (1995) [107] phân biệt ba loại quyền lực: quyền hợp pháp (legitimate), quyền qui chiếu (referent) và quyền chuyên gia (expert), và chỉ ra rằng các cá nhân khai thác hình ảnh và địa vị của mình để thể hiện quyền lực một cách gián tiếp. “Quyền hợp pháp” có đƣợc là dựa trên “vai xã hội” hoặc “tuổi tác” và “địa vị”. Ở ví dụ sau, Thomas cho thấy ngƣời mẹ sử dụng “vai trò” và “địa vị” của bản thân để bắt ngƣời con gái thực hiện theo yêu cầu của mình: “You have to, Kate said. You're under sixteen and you're my daughter, and you

have to come and live with me.” (“Con phải đi” Kate nói. “Con chƣa đến mƣời sáu

tuổi và con là con gái của mẹ, và con phải đến sống cùng mẹ”) [107, tr.127].

“Quyền qui chiếu” biểu hiện khi một ngƣời có quyền lực đối với ngƣời khác bởi vì ngƣời kia ngƣỡng mộ và muốn đƣợc giống nhƣ anh ta/cơ ta ở khía cạnh nào đó. Theo Thomas, quyền này thƣờng thể hiện theo cách vô thức, thƣờng thấy ở những ngôi sao nhạc nhẹ và thần tƣợng thể thao đối với giới trẻ [107, tr.127]. Chẳng hạn, một nghệ sĩ trong chƣơng trình Tìm kiếm tài năng Mỹ 2013 nói với thí sinh: “And do you know what, I made my career on originality” (“Anh biết không, tôi tạo dựng sự nghiệp từ tính sáng tạo độc đáo”). Phát ngơn đó thể hiện nghệ sĩ này biết rõ mình có ảnh hƣởng lớn và đƣợc ngƣời khác hâm mộ.

“Quyền chuyên gia” chỉ trƣờng hợp khi một ngƣời có kiến thức hoặc chun mơn mà ngƣời khác cần. Quyền này mang tính nhất thời hơn cả bởi vì ở từng hồn cảnh, với từng đối tƣợng giao tiếp khác nhau thì kiến thức và chun mơn của ngƣời này có thể cao hơn hay ít hơn, cần thiết hay không cần thiết với họ [107, tr.127-128]. Chẳng hạn trong chƣơng trình Vua Đầu bếp Việt 2013, một giám khảo tỏ ra có kiến thức và chun mơn cao hơn về cách trình bày món ăn khi ơng đƣa ra đánh giá sau: “Về cái trình bày thì là anh có thể làm tốt hơn bởi vì cái món mỳ là một cái món bình

thường cho nên rằng là anh dùng cái đĩa mà nó có màu sắc một chút”.

Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến quyền thƣởng (reward power) và quyền áp đặt (coercive power). Trong một bối cảnh quan hệ theo tôn ti, thứ bậc, khi một ngƣời ảnh hƣởng đến ngƣời khác theo một cách tích cực, ngƣời đó đã thực hiện quyền

thƣởng, và ngƣợc lại. Hai quyền lực này thƣờng đƣợc nghiên cứu trong diễn ngơn pháp đình, trong quân đội, ở trƣờng học, và nơi làm việc [107, tr.124-125].

Khi xem xét “quyền lực xã hội”, chúng ta không thể không nhắc tới “khoảng cách xã hội”. Theo Thomas (1995, tr.129) [107], đơi khi rất khó phân biệt chúng bởi vì chúng thƣờng đi kèm với nhau, chẳng hạn chúng ta có khuynh hƣớng giữ khoảng cách với những ngƣời có quyền lực cao hơn chúng ta. “Khoảng cách xã hội” là “tập hợp các yếu tố thực về tâm lí (địa vị, tuổi, giới tính, mức độ thân mật, v.v. ) mà quyết định mức độ tơn trọng trong một tình huống giao tiếp” [107, tr.128]. Sử dụng biến số khoảng cách xã hội, Boxer (1993) nghiên cứu về lời phàn nàn gián tiếp và thấy khoảng cách xã hội quyết định chủ đề phàn nàn (một kiểu đánh giá tiêu cực) [43]. Ở một nghiên cứu khác, S.E. Blackwell (2010) phân tích BTĐG của một số ngƣời dân Tây Ban Nha về một bộ phim và cho biết khi ngƣời đánh giá và ngƣời tham thoại giống nhau về địa vị, quyền lực hoặc có quyền lực khác nhau nhƣng quan hệ thân hữu, họ thƣờng đánh giá nhiều hơn và chi tiết hơn so với những ngƣời không cùng địa vị quyền lực hoặc có khoảng cách xã hội lớn. Những ngƣời có kinh nghiệm hơn và có kiến thức hơn về một số yếu tố trong phim lại thƣờng đƣợc thấy có đánh giá tiêu cực và hay phán xét về những yếu tố đó [42].

Quyền lực và lịch sự trong giao tiếp là hai mặt không thể tách rời. Trong lí thuyết lịch sự của Brown và Levinson (1987) cũng nhƣ của Leech (1983), quyền lực là thành tố bản chất quyết định và giải thích về mức độ lịch sự. Brown và Levinson (1987, tr.77) định nghĩa quyền lực tƣơng đối trong một mối quan hệ là mức độ mà một ngƣời có thể áp đặt đánh giá với sự tổn thất của những ngƣời khác [45]. Leech (1983, tr.126) nói tới quyền hoặc “thẩm quyền” của một ngƣời tham thoại trên ngƣời khác [80]. Holmes (1995) [64] cho rằng “các chiến lƣợc lịch sự âm tính có khuynh hƣớng nhấn mạnh khoảng cách xã hội và bộc lộ sự phân biệt về quyền lực”. Chẳng hạn xã hội phƣơng Tây có khuynh hƣớng đối xử với ngƣời lạ và ngƣời cao cấp hơn theo cách rất giống nhau. Ngƣợc lại, “chiến lƣợc lịch sự dƣơng tính biểu đạt tình thân hữu” và do đó “nhấn mạnh sự bình đẳng giữa những ngƣời tham gia” [64, tr.18].

Nghiên cứu những nhân tố liên quan đến quyền lực xã hội trong giao tiếp, Nguyễn Văn Khang (2016) xác định tuổi, địa vị, giới tính là ba nhân tố hàng đầu (theo trật tự đó) tác động đến giao tiếp của ngƣời Việt. Sự rõ ràng về tơn ti trong gia đình và thứ bậc trong xã hội tạo nên sự rõ ràng trong sử dụng ngôn ngữ theo thứ bậc để giao tiếp. Cũng theo tác giả, nhân tố địa vị tác động đến giao tiếp tiếng Việt của ngƣời Việt chủ yếu ở hai bình diện: ngơn ngữ nói về mức độ quyền lực trong xã hội, và phong cách ngôn ngữ của ngƣời có quyền lực [23].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)