Dấu hiệu tham số giá trị trong biểu thức đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 81 - 96)

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, bất cứ BTĐG nào đều biểu đạt một trong hai chiều giá trị tích cực và tiêu cực. Tham số giá trị bộc lộ rõ ràng nhất trong BTĐG tƣờng minh, theo ba điển dạng: BTĐG có động từ ngơn hành đánh giá, cấu trúc trần thuật có từ ngữ chứa giá trị và cấu trúc cảm thán có từ ngữ chứa giá trị. Đối với BTĐG khơng tƣờng minh, hầu nhƣ khơng có giới hạn cho những gì thuộc về ngơn từ đƣợc sử dụng để đánh giá. Tuy vậy, có thể tổng hợp một số dấu hiệu cơ bản dựa trên hiện dạng từ vựng, ngữ pháp với sự hỗ trợ của các nhân tố ngữ cảnh và ngoại ngôn nhất định để xác định BTĐG hƣớng tới cực dƣơng tính hay cực âm tính.

3.1.1.1. Dấu hiệu tham số giá trị trong biểu thức đánh giá tường minh

Trong tiếng Việt:

Trƣớc hết, khi BTĐG đƣợc thành lập với một động từ ngơn hành đánh giá tích cực, chắc chắn BTĐG mang giá trị dƣơng tính. Hình thức đánh giá tích cực dễ nhận ra

nhất là các phát ngôn ngôn hành khen (sử dụng động từ ngơn hành khen). Ví dụ: (55) Tơi rất là khen B.A.. Bạn làm quá tốt. [B.02.02]

Ngồi ra, giám khảo cịn sử dụng các động từ ngơn hành đánh giá tích cực khác nhƣ: chúc mừng, khâm phục, muốn, ngưỡng mộ, thán phục, thích, tin, ủng hộ,

yêu. Đây đều là các động từ ngôn hành biểu cảm. Ví dụ:

(56) Xin chúc mừng bạn. [T.10.35]

Ngƣợc lại, khi có sự hiện diện của động từ ngơn hành đánh giá tiêu cực, đó chắc chắn là một đánh giá tiêu cực. Tuy nhiên, rất ít khi giám khảo sử dụng các động từ loại này, có lẽ bởi vì lực ngơn trung của chúng quá mạnh, có thể gây ra những vấn đề về thể diện trong khi đây lại là các chƣơng trình truyền hình về ngƣời thật, việc thật đƣợc hàng triệu khán giả theo dõi. Chỉ có hai động từ ngôn hành đánh giá biểu cảm tiêu cực tiếc và xin lỗi thƣờng đƣợc sử dụng. Hai động từ này có hiệu lực ngơn trung hối tiếc, thƣờng đƣợc dùng để rào đón cho một thơng báo tiêu cực, sự khơng tán thành (ví dụ 57). Do đó, đơi khi chúng đƣợc dùng thay cho các đánh giá tiêu cực, thậm chí với tƣ cách một phán định cuối cùng về thí sinh, nhƣ trong ví dụ 58 dƣới đây:

(57) Và tôi rất tiếc là tôi không đồng ý với quan điểm và món ăn này. [V.13.54]

(58) Nếu một người chuyên nghiệp như anh mà để đồng ý với một người hát bị hư một đoạn nhạc như vậy thì chắc chắn là khán giả sẽ làm khó anh em mình. Cho nên là anh cũng xin lỗi. [B.04.14]

Thứ hai, trong BTĐG sử dụng từ ngữ chứa giá trị, nếu có sự hiện diện của các từ ngữ biểu lộ thái độ và/hoặc giá trị xã hội tích cực (ví dụ 59 và phát ngơn 1 của ví dụ 60), hoặc có dấu hiệu phủ định đi cùng các từ ngữ chứa thái độ và/hoặc giá trị xã hội tiêu cực (phát ngôn 2 của ví dụ 60) thì đánh giá sẽ mang giá trị tích cực.

(59) Bạn hát những nốt thấp rất đẹp và bạn hát những nốt cao cũng rất là tuyệt vời, rất sáng và chính xác. [N.06.18]

(60) Thì N.T. có một cái cơ thể rất là đẹp này. Rồi cái cảm nhận âm nhạc tôi cho rằng là cũng không tồi. [B.02.07]

Khi có sự hiện diện của từ ngữ biểu lộ thái độ và/hoặc giá trị xã hội tiêu cực, hoặc có dấu hiệu phủ định kèm theo từ ngữ chứa thái độ và/hoặc giá trị xã hội tích

cực, đó sẽ là những đánh giá tiêu cực. Ví dụ:

(61) Và cái phần trình diễn của bạn khơng hồn thiện. Bạn lên nốt cao là nó bị

hỏng. [N.06.14]

Ở các cấu trúc cảm thán đánh giá tƣờng minh, việc xác định đánh giá có chiều hƣớng dƣơng tính hay âm tính cũng phụ thuộc vào việc cấu trúc có sự hiện diện của từ ngữ đánh giá tích cực hay tiêu cực. Ví dụ:

(62) [ĐG tích cực] Rất ngon, cơ ơi! [V.13.51]

(63) [ĐG tiêu cực] (Nhưng mà) sao ngắn quá vậy trời! [B.01.09]

Cấu trúc cảm thán đƣợc xác định qua sự hiện diện của tình thái từ (đầu phát ngôn: Sao, Sao mà; cuối phát ngơn: nhỉ/nhờ, thế, chứ, vậy…), có thể kèm theo các thán từ trời, trời ơi. Đặc biệt, hình thức cảm thán Sao mà …. được bộc lộ đánh giá đối lập với giá trị từ vựng trong cấu trúc này. Ngồi ra, có những trƣờng hợp cảm thán trong đó giám khảo khơng dùng tình thái từ hay thán từ, chỉ nêu phản ứng hoặc hạng đánh giá tích cực. Khi đó, dấu hiệu cảm thán tƣờng minh hơn nếu đi kèm từ ngữ hô gọi.

Liên hệ với tiếng Anh:

Nhìn chung, giám khảo Mỹ cũng sử dụng các chiến lƣợc BTĐG tƣơng tự nhƣ giám khảo Việt để truyền đạt thông tin về giá trị liên quan đến phần dự thi của thí sinh. Trong BTĐG tƣờng minh, họ cũng sử dụng động từ ngơn hành đánh giá, cấu trúc có từ ngữ đánh giá và cấu trúc cảm thán trong cả BTĐG tích cực và tiêu cực. Tuy vậy, trong BTĐG tích cực, họ khơng sử dụng các động từ ngôn hành khen mà chỉ dùng động từ appreciate (đánh giá cao), agree (đồng ý) để bày tỏ đánh giá tích cực về thí sinh. Ngồi ra, các động từ ngơn hành đánh giá tích cực đƣợc họ sử dụng nhiều hơn cả thƣờng là các động từ biểu cảm nhƣ: love (yêu), like (thích), enjoy (thích thú),

would like (muốn-trƣờng hợp trang trọng), want (muốn-trƣờng hợp ít trang trọng),

admire (ngƣỡng mộ), hope (hy vọng), expect (mong đợi).

Cũng nhƣ giám khảo Việt, họ hạn chế sử dụng động từ ngôn hành đánh giá tiêu cực. Họ chỉ sử dụng động từ biểu kiến tiêu cực disagree (không đồng ý) và các động từ biểu cảm tiêu cực là hate (ghét), apologize (xin lỗi). Một chiến lƣợc khác đƣợc hai nhóm giám khảo áp dụng khá tƣơng đồng, đó là chiến lƣợc đánh giá tích cực bằng

cách sử dụng từ ngữ tích cực (ví dụ 64) và đánh giá tiêu cực chủ yếu bằng cách sử dụng từ ngữ tích cực nhƣng ở dạng phủ định (ví dụ 65).

(64) [ĐG tích cực] A beautiful, emotional performance! (Một màn biểu diễn đẹp, xúc động!) [G.08.39]

(65) [ĐG tiêu cực] You don't have a good singing voice, honestly. (Thực tình là bạn khơng có một giọng hát tốt) [G.04.17]

Ngồi ra, giám khảo Mỹ cũng có cách biểu đạt lời cảm thán giống giám khảo Việt mà chỉ có thể xác định đƣợc bằng cách dựa vào ngữ cảnh và dấu hiệu ngôn điệu (trƣờng hợp chỉ sử dụng phản ứng hoặc hạng đánh giá không kèm theo thán từ). Đặc biệt, trong tiếng Anh, cấu trúc đặc ngữ cho phép giám khảo đánh giá bằng ngôn từ cảm thán chuyên dụng. Đó là (1) What+Danh ngữ! và (2) How+Tính ngữ! Ví dụ: (66) Oh V., What a wonderful combination of boyish charm and Latino passion! (Ôi

V., Thật là một sự kết hợp tuyệt vời của sự quyến rũ nam tính và niềm đam mê điệu nhảy Latin!) [D.02.02]

3.1.1.2. Dấu hiệu tham số giá trị trong biểu thức đánh giá không tường minh

Nhƣ chƣơng 2 đã xác định, những đánh giá trong BTĐG không tƣờng minh đƣợc thực hiện thông qua lực ngôn trung nguyên cấp dƣới vỏ của lực ngôn trung thứ cấp hoặc thông qua các phƣơng tiện từ vựng nhất định mà không dễ xác định đƣợc chiều hƣớng đánh giá tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, kết quả quan sát cho thấy có thể dựa vào một số dấu hiệu về cấu trúc cú pháp, từ ngữ đánh giá đƣợc sử dụng, hành vi đƣợc miêu tả trong mệnh đề, tiểu từ tình thái, ngữ cảnh đánh giá và đặc biệt là dựa vào chính lực ngơn trung thứ cấp để xác định thái cực giá trị đƣợc tham chiếu.

- Đánh giá không tƣờng minh bằng cách vận dụng hành động ngôn từ khác:

+ Thứ nhất là hình thức cầu khiến: BTĐG có những dấu hiệu lực ngơn trung

ngun cấp tích cực nhƣ sau: Khi lời yêu cầu là một đánh giá tích cực, hiện dạng thƣờng bao gồm từ ngữ cầu khiến (hãy, phải, cần phải,…) đi kèm từ ngữ chỉ giá trị tích cực hoặc hành vi đƣợc mong đợi và bổ tố mang nghĩa tăng lên (hơn, lên, nữa,..). Hàm ý đánh giá là giám khảo đã nhận ra khía cạnh tích cực ở thí sinh nhƣng nó cịn ở mức thấp và do đó họ u cầu thí sinh phát huy lên mức cao hơn. Ví dụ:

(67) Nhưng em phải có những cái cần phải cẩn trọng hơn nữa. [V.11.69] (68) (Thì) tôi nghĩ rằng là phải bốc lên một chút nữa, phải phóng khống hơn.

[B.02.05] Tƣơng tự, có thể phân tích BTĐG tích cực dƣới dạng lời khuyên nhƣ sau: Ngôn từ khuyên bảo với hàm ý đánh giá tích cực ở mức thấp thƣờng có mơ hình

nên/góp ý/nhắc+từ ngữ chỉ giá trị tích cực/hành vi đƣợc mong đợi+bổ tố mang nghĩa

tăng lên, chẳng hạn BTĐG 1 trong ví dụ 69. Cấu trúc khuyên bảo để đánh giá tích cực mức độ vừa hoặc cao thƣờng có mơ hình mệnh lệnh với cứ+từ ngữ chỉ giá trị tích cực/hành vi đƣợc mong đợi+tiểu từ tình thái cuối phát ngơn (ví dụ 70).

(69) …và góp ý cho NT chuyển động nhiều hơn nữa và cố gắng đừng để cho

người nó cứng giống như là đánh võ vậy ha. [B.03.07]

(70) Đ. ơi, bảo này, càng vào sâu vòng trong, cứ giữ nguyên nụ cười ấy nhớ!

[N.07.15] Những đánh giá dƣới hình thức lời mong muốn (nhƣ một đề nghị) cũng sẽ mang sắc thái tích cực khi có cấu trúc muốn+đối tƣợng đánh giá+(phải)+từ ngữ chỉ giá trị tích cực/hành vi đƣợc mong đợi+bổ tố mang nghĩa tăng lên.

(71) Thế nhưng mà những cái bước mà về phần âm nhạc tơi muốn nó phải mãnh liệt hơn và nó phải có nhiều năng lượng hơn nữa. [B.02.01]

Trong ví dụ trên, hàm ý của giám khảo là phần âm nhạc đã mãnh liệt và đã có

năng lượng, nhƣng còn ở mức thấp (đánh giá tích cực-thấp), cho nên yêu cầu thí

sinh tăng mức độ mãnh liệt và năng lượng lên. Ngƣợc lại, khi lời yêu cầu là một

đánh giá tiêu cực, hiện dạng thƣờng chỉ bao gồm từ ngữ cầu khiến (hãy, phải, cần

phải)+từ ngữ chỉ giá trị tích cực/hành vi đƣợc mong đợi, thể hiện sự thiếu vắng giá

trị tích cực/hành vi đáng mong đợi nào đó ở thí sinh và do đó giám khảo phải đƣa ra yêu cầu. Nhƣ vậy, giám khảo đã ngầm chỉ ra một khía cạnh chƣa đạt ở thí sinh. (72) Nhưng mà em hãy cố gắng là mình sẽ ln luôn ở trong cái cảm xúc là phải cố

gắng và phải giữ lấy cái sự bình tĩnh và sự chuẩn xác trong khi hát. [N.06.13]

(73) Thế là tơi đang nói về phần biên đạo, em phải coi như bốc ra ra khác hẳn tại

Trong khi đó, lời khuyên đƣợc sử dụng để nêu một đánh giá tiêu cực thƣờng có mơ hình khơng nên/đừng+từ ngữ chỉ giá trị tiêu cực/hành vi khơng đƣợc mong đợi, nhƣ phát ngơn 2 trong ví dụ 74; và mơ hình nên/góp ý/nhắc+từ ngữ chỉ giá trị tích

cực/hành vi đƣợc mong đợi khơng kèm theo bổ tố mang nghĩa tăng lên (ví dụ 75). (74) …và góp ý cho NT chuyển động nhiều hơn nữa và cố gắng đừng để cho

người nó cứng giống như là đánh võ vậy ha. [B.03.07]

(75) Và cái mực đó là từ lần sau em nên mua mực tươi. [V.11.66]

+ Thứ hai là hình thức giả định: Những đánh giá tích cực sử dụng ngơn từ giả

định hay phản thực hữu thƣờng có mơ hình nếu/giá mà/đáng lẽ/ước (+ thì)+từ ngữ

chỉ giá trị tích cực/hành vi đƣợc mong đợi+bổ tố mang nghĩa tăng lên (nhƣ ví dụ 76, ví dụ 77); hoặc mơ hình nếu … thì+từ ngữ chỉ giá trị tiêu cực/hành vi khơng đƣợc mong đợi (nhƣ ví dụ 78).

(76) Tơi chỉ ước là em có nhiều cái bước nhảy samba hơn nữa. [B.02.01]

(77) Tuy nhiên nếu mà bác viết nhanh viết mà khơng cần phải lật lại liền thì cái tính hấp dẫn đó nó lại càng tăng lên và lại càng làm cho người ta thán phục hơn. [T.08.47]

(78) Anh thấy nếu cái phần sau của em khơng có cái phần trước thì cái phần sau của em nó cũng trở thành rất là bình thường. [T.09.36]

Ngƣợc lại, những đánh giá tiêu cực dƣới vỏ ngôn từ giả định thƣờng sử dụng từ ngữ tình thái chắc (cũng) phải/nếu … thì+từ ngữ chỉ giá trị tiêu cực/hành vi

không đƣợc mong đợi; hoặc nếu/đáng lẽ/giá mà+từ ngữ chỉ giá trị tích cực/hành vi đƣợc mong đợi, nhƣ trong các ví dụ sau:

(79) Các nhà sáng tạo các điệu nhảy chắc cũng phải cảm ơn em vì đã tối giản hóa cái điệu nhảy hiphop. [T.09.48]

(80) Nếu một người chuyên nghiệp như anh mà để đồng ý với một người hát bị hư một đoạn nhạc như vậy thì chắc chắn là khán giả sẽ làm khó anh em mình.

[N.04.14] (81) … (thì) đáng lẽ là bạn phải vơ cùng (gọi là) thoải mái. [B.01.01]

có một trong ba hình thức sau: (1) Cấu trúc hỏi xác nhận thơng tin đi ngay sau một đánh giá tích cực (Phải không? Đúng không?); (2) Cấu trúc hỏi có/khơng+từ ngữ

đánh giá tích cực hoặc hành vi đƣợc mong đợi; (3) Cấu trúc với từ để hỏi (Tại sao? Vì

sao? Sao?…)+từ ngữ đánh giá tích cực hoặc hành vi đƣợc mong đợi có hoặc khơng

kèm theo tiểu từ tình thái cuối phát ngơn (nhỉ, thế, vậy,…).

(82) [ĐG tích cực] Con có biết là con rất dễ thương khơng? [T.10.38]

Trƣờng hợp đánh giá tiêu cực bằng ngơn từ hỏi cũng có thể đƣợc xác định thơng qua ba hình thức: (1) Cấu trúc hỏi xác nhận thông tin ngay sau một đánh giá tiêu cực (Phải không? Đúng khơng?); (2) Cấu trúc hỏi có/khơng+từ ngữ đánh giá

tiêu cực hoặc hành vi không đƣợc mong đợi; (3) Cấu trúc với từ để hỏi (Tại sao? Vì

sao? Sao?…)+từ ngữ đánh giá tiêu cực hoặc hành vi không đƣợc mong đợi đôi khi

kèm theo tiểu từ tình thái cuối phát ngơn (nhỉ, thế, vậy,…) (83) [ĐG tiêu cực] Sao lại nấu dở như thế này? [V.11.60]

+ Thứ tƣ là hình thức phán đốn: Ở đây, hàm ý đánh giá cũng phân cực

dƣơng tính-âm tính khá rõ. Dấu hiệu nhận biết đánh giá tích cực qua phán đốn có thể là gồm 2 mơ hình sau: (1) sẽ hoặc thời điểm tƣơng lai+từ ngữ đánh giá tích cực; (2) sẽ hoặc thời điểm tƣơng lai+hành vi đƣợc mong đợi. Phán đoán sẽ là một đánh giá tiêu cực trong trƣờng hợp ngƣợc lại khi nó chứa đựng từ ngữ đánh giá tiêu cực hoặc hành vi không đƣợc mong đợi.

(84) [ĐG tiêu cực] Em cần phải được chăm bẵm thì em mới trở thành một cái cây

to lớn được. Còn bây giờ em đã đứng trước tất cả mọi thứ này thì em sẽ bị gục ngã và đôi khi sẽ làm mất đi cái cảm xúc của em. [N.06.23]

Trong ví dụ trên, sau khi đƣa ra yêu cầu thí sinh cần đƣợc luyện tập nhiều hơn để phát triển kĩ năng ca hát chuẩn mực, giám khảo phán đốn việc thí sinh tham gia biểu diễn q sớm sẽ dẫn đến sự thất bại và sẽ khơng cịn cảm thấy thích thú hay đam mê để tiếp tục tham gia về sau này. Nhƣ vậy, giám khảo ngầm đánh giá thí sinh cịn non yếu về kinh nghiệm.

+ Thứ năm là cấu trúc cảm ơn: Khi có hàm ngơn đánh giá tích cực lời cảm

đánh giá tích cực hoặc một nhận định về vị thế, ý nghĩa của việc thí sinh tham gia vào cuộc thi. Lời cảm ơn trong trƣờng hợp này đề cao thí sinh. Thơng thƣờng khi đó, giám khảo dừng lời lại và không đƣa ra thêm một phán xét nào khác.

(85) … (và) giọng hát của bạn hoàn toàn thuyết phục tơi. Cảm ơn, cảm ơn sự có mặt của bạn trong chương trình! [T.08.35]

Ngƣợc lại, để tránh đánh giá tiêu cực trực diện, hay tránh tạo cảm xúc cực đoan khơng mong muốn cho thí sinh, giám khảo mƣợn lời cảm ơn để truyền đạt một quyết định bất lợi đối với thí sinh. BTĐG gián tiếp dạng này thƣờng đƣợc đƣa ra ngay sau đánh giá tiêu cực (ví dụ 86). Giám khảo cũng sử dụng lời cảm ơn để nêu lên một biểu hiện khơng nhƣ mong đợi và khó có thể chấp nhận của thí sinh (ví dụ 87).

(86) Em có thể về nhà. Cảm ơn em! [V.11.68]

(87) Cảm ơn bạn đã cho tôi một cái kĩ năng sáng tác nữa, vừa giở quyển sách ra có từ gì đọc ln từ ấy [hát:….tại sao….]. [T.09.46]

+ Thứ sáu là hình thức trần thuật: Giám khảo đánh giá tích cực khi họ miêu

tả sự hiện diện của hành vi đƣợc mong muốn hoặc hành vi cao hơn mong đợi (ví dụ 88) và họ đánh giá tiêu cực bằng cách lƣu ý tới sự hiện diện của hành vi khơng đƣợc mong muốn (ví dụ 89).

(88) Nhưng mà N.T. lại là cái người đầu tiên làm tơi ngạc nhiên đó nha! Vì là với một bài nhạc như vậy mà bạn nhảy ngay từ đầu điệu samba từ đầu cho đến kết thúc toàn là động tác samba. Ngay từ đầu đã là promote run và kết thúc cũng là một động tác của samba luôn. [B.03.07]

(89) Em mặc cái bộ đồ này em đừng có nói em hát bài chị ong nâu nâu nâu nâu.

[N.04.25] + Cuối cùng, thứ bảy là hình thức cam kết, giám khảo đánh giá tích cực khi đƣa ra cam kết, hứa hẹn với những mục tiêu tích cực, tốt đẹp cho thấy đó là triển vọng của thí sinh từ những gì thí sinh đã thể hiện khi thực hiện bài thi. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 81 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)