Biểu thức đánh giá khơng tường minh của giám khảo truyền hình thực tế theo chức năng của hành động ngôn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 69 - 74)

theo chức năng của hành động ngôn từ

Trong tiếng Việt:

Biểu đồ 2.2 trình bày các hiện dạng và tỉ lệ BTĐG khơng tƣờng minh tiếng Việt dƣới hình thức vay mƣợn HĐNT khác, có liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh. Trong tiếng Việt, các giám khảo đã sử dụng hình thức cầu khiến nhiều nhất (39,15%) để đánh giá. Các hình thức đánh giá khơng tƣờng minh khác đều chiếm tỉ lệ khá thấp, từ 13,62% ở hình thức giả định đến 1,28% ở dạng phát ngôn cam kết.

Biểu đồ 2.2. Biểu thức đánh giá không tƣờng minh tiếng Việt theo chức năng của hành động ngơn từ (có liên hệ với tiếng Anh)

Ghi chú:

Việt=69,37%

2.3.1.1. Cầu khiến

Khi giám khảo đƣa ra lời cầu khiến, giám khảo địi hỏi, u cầu thí sinh đáp ứng ở mức độ cao hơn hoặc khác với những gì thí sinh thể hiện. Nhƣ vậy, giám khảo hàm ý đánh giá thấp hoặc tiêu cực về thí sinh. Có ba dạng thức cầu khiến mà giám khảo hay sử dụng: yêu cầu, khuyên bảo và nêu mong muốn. Trong đó, phần lớn là lời yêu cầu (64,29%), có hiện dạng cú pháp câu mệnh lệnh kèm tiểu từ tình thái cuối phát ngôn (nhé, nhớ, đấy, …) hoặc tiểu từ cầu khiến hãy, phải, cần phải,…. (ví dụ 26).

Cấu trúc khuyên bảo chiếm 29,76% số lời cầu khiến, thƣờng sử dụng các từ ngữ

nên, góp ý, nhắc, đừng,… (ví dụ 27). Cấu trúc nêu mong muốn nhƣ một yêu cầu

chiếm 5,95%, sử dụng động từ muốn và rõ nhất là cấu trúc: Đại từ ngôi thứ

nhất+muốn+đối tƣợng đánh giá+phải+nội dung yêu cầu (ví dụ 28). (26) Em phải bạo dạn hơn chút xíu nữa ... [N.04.12]

(27) (thì) H. (tức là) trong những cái tác phẩm (sau đấy), sau đây thì H. nên tập trung rất là nhiều về cái cảm thụ âm nhạc. [B.02.04]

(28) (Thế nhưng mà) trong rumba thì tơi muốn là cái tình yêu giữa hai cái người

này nó phải hịa quyện hơn nữa. [N.02.03] 2.3.1.2. Giả định

Giả định là hình thức đánh giá khơng tƣờng minh đƣợc giám khảo sử dụng nhiều thứ hai (13,62%) trong nhóm vay mƣợn HĐNT khác để đánh giá. Đó là những biểu đạt đƣợc coi là trái ngƣợc với sự thật, nên cịn đƣợc gọi là phát ngơn phản thực hữu. Trong nghiên cứu này, phổ biến nhất là hiện dạng điều kiện khơng có thật và các giả định xác lập tình thế ngƣợc với thực tế hoặc sự thật sử dụng các liên từ nếu

…(thì)…, giá mà, đáng lẽ,…, hoặc động từ ước…. (ví dụ 29):

(29) (cho nên là) nếu em chọn một bài tiếng Việt ớ thì nó tốt hơn. [N.05.14] 2.3.1.3. Phán đốn

Hình thức nêu phán đốn để truyền đạt đánh giá ngầm chiếm 5,96%, sử dụng các tiểu từ sẽ, cịn, biết đâu, có thể,…. Bằng cách qui chiếu đến tƣơng lai, giám khảo đƣa ra những dự báo về thí sinh, thƣờng là về khả năng, kĩ năng, sự nghiệp. Theo

Labov (1972, tr.381), các thời tƣơng lai biểu đạt so sánh và do đó, chúng cũng là những đánh giá [75] (ví dụ 30, 31).

(30) Em còn tiến xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình. [N.06.30]

(31) Chắc là để lần sau bạn sẽ gây một cái choáng váng cho mọi người. [B.01.05]

Trong ví dụ 30, giám khảo dự báo triển vọng tƣơng lai dựa trên khả năng hiện tại của thí sinh. Ở đây, cịn tiến xa hàm nghĩa là sẽ thành công cao hơn về sau này. Giám khảo đánh giá rất cao về khả năng ở hiện tại và đƣa ra dự đoán rất tốt đẹp. Trong ví dụ 31, phán đốn ít chắc chắn hơn (chắc là), giám khảo so sánh những gì thí sinh thực hiện bây giờ với những gì sẽ thực hiện ở lần thi sau. Hàm ý đánh giá là thí sinh chƣa hoặc khơng gây ấn tƣợng trong lần biểu diễn này.

2.3.1.4. Hỏi

Hình thức nghi vấn rất dễ nhận diện trong đánh giá vì đặc thù của cấu trúc cú pháp. Theo Labov (1972, tr.383), hỏi cũng đƣợc coi là so sánh và do vậy đây cũng là một hình thức đánh giá [75]. Giám khảo thƣờng sử dụng ba hình thức: hỏi kiểm chứng thông tin (đúng không?, phải khơng?), hỏi đóng có/khơng và hỏi mở (sử dụng từ để hỏi tại sao? khi nào? làm thế nào?...), ví dụ:

(32) (Nên) bạn đã hơi lạm dụng điều đấy một chút, đúng không? [B.01.02]

(33) T. có biết là T. hát bị sai hồn tồn khơng? [T.09.50]

(34) Tại sao cơ có thể nấu một cái cá mà nó lại sống như vậy? [V.11.65]

Trong ví dụ 32, giám khảo dƣờng nhƣ cịn nghi ngờ về thực tế bài dự thi và đặt ra một ngôn từ nghi vấn, nhƣng khơng nhằm tìm lời đáp. Thơng qua cách hỏi, giám khảo đề cập đến nghi vấn đó một cách khéo léo nhằm tránh đánh giá tiêu cực trực diện. Ở ví dụ 33, giám khảo so sánh nhận thức của mình với nhận thức của thí sinh và phát ngơn hỏi này đƣợc dùng nhƣ một hình thức tu từ để khẳng định sự đánh giá chứ khơng phải để tìm lời đáp. Hàm ý của giám khảo là thí sinh này khơng đáp ứng tiêu chuẩn về kĩ năng chun mơn. Ví dụ 34 có thể là một thắc mắc mà giám khảo muốn tìm lời giải đáp. Nhƣng trƣớc hết nghi vấn này là để thông báo ngầm một nhận định khơng hài lịng, thí sinh khơng thực hiện đúng yêu cầu (nấu chƣa chín món cá). Giám khảo thực hiện một so sánh thực tế với tiêu chuẩn kĩ thuật nấu ăn.

2.3.1.5. Cảm ơn

Cảm ơn là hình thức đánh giá ngầm ẩn xuất hiện trong 2,98% biểu thức đánh giá. Tuy nhiên, việc lời cảm ơn có phải là một đánh giá hay khơng và thái cực của đánh giá ra sao phụ thuộc hoàn toàn vào ngữ cảnh. Lời cảm ơn-đánh giá phân biệt với cảm ơn theo thơng lệ vốn nhằm mục đích biểu đạt lịch sự là chính. Ví dụ: (35) (Em thực sự có thể thành,) em có thể thành một ca sĩ giải trí rất là tốt, tại vì

em sẽ làm cho mọi người rất là vui, mà em lại khơng có hợp với cuộc thi này, nên là cảm ơn bướm vàng nhé! [N.05.25]

2.3.1.6. Trần thuật

Hình thức trần thuật đƣợc dùng để đánh giá là những cấu trúc trong đó khơng chứa từ ngữ giá trị mà chỉ là sự tƣờng thuật, miêu tả những gì đã diễn ra liên quan đến thí sinh, hoặc là nhận định và bàn luận về tình huống, sự việc. Tuy nhiên, có thể dựa vào từ ngữ tình thái, chuẩn tƣơng tác của ngƣời nói và ngữ cảnh để xác định lời nói đã thực hiện một đánh giá nhƣ thế nào. Ví dụ:

(36) Có hơi một tí chưa đầy một giây là B.A. lại ơm chầm lấy A. và lại bê rồi lại xoay. [B.03.03]

(37) (Nhưng mà) phong cách này Việt Nam đang cần. [N.06.12]

Trong ví dụ 36, giám khảo miêu tả các động tác khiêu vũ của thí sinh B.A. (ngƣời đƣợc đánh giá). Các tình thái từ hơi một tí, chưa, lại (2 lƣợt), rồi lại thể hiện sự đánh giá về lƣợng, về phong cách. Chúng truyền đạt một hàm ý rằng có sự dầy đặc, lặp lại, nhàm hoặc thừa động tác. Trong ví dụ 37, giám khảo nhận định về sự cần thiết của phong cách biểu diễn của thí sinh. Thay vì đánh giá tƣờng minh nhƣ

phong cách của em rất thời thượng/phù hợp/cần thiết, giám khảo đánh giá thông qua

nhận định rằng ngành giải trí hiện tại đang thiếu, đang mong đợi phong cách biểu diễn này (Việt Nam đƣợc dùng hốn dụ cho ngành giải trí ở Việt Nam).

2.3.1.7. Cam kết

Giám khảo cịn sử dụng các hình thức hứa hẹn, cam kết, hy vọng để nói tránh, nói giảm nhằm giữ thể diện cho thí sinh, chẳng hạn các ví dụ 38, 39.

(39) Tơi ấn tượng với món của chị, đó là cái vị cay. Hy vọng nó sẽ có cái vị gì nó ngọt ngào hơn nữa. Cảm ơn chị. Tơi khơng đồng ý. [V.13.52]

Trong ví dụ 38, giám khảo đánh giá giọng hát của thí sinh thấp hơn mức yêu cầu, chỉ tƣơng đƣơng với khả năng hát karaoke. Thay vì đánh giá tiêu cực trực diện, giám khảo đƣa ra một lời hẹn ý nhị, cho thí sinh thấy khả năng chỉ đủ để giao lưu, khơng thể tranh tài tại cuộc thi này. Ở ví dụ 39, giám khảo cũng ngầm đánh giá thấp về thí sinh. Lời hy vọng có hàm ngơn là thí sinh chƣa đáp ứng mong đợi của giám khảo về vị ngọt của món ăn.

Liên hệ với tiếng Anh:

Khảo sát ngữ liệu tiếng Anh cho thấy BTĐG không tƣờng minh của giám khảo Mỹ có một số nét tƣơng đồng. Nhƣ biểu đồ 2.2 đã trình bày, hai nhóm giám khảo đều sử dụng các đánh giá hàm ẩn thơng qua hình thức cầu khiến ở những tỉ lệ đáng kể, mặc dù hình thức này trong BTĐG tiếng Anh thấp hơn (Việt: 39,15%; Anh: 27,31%). Giám khảo Mỹ sử dụng phán đốn ở tỉ lệ khơng khác biệt nhiều so với giám khảo Việt (Việt: 4,68%; Anh: 4,63%). Tuy vậy, họ dùng cấu trúc hỏi (2,78%) và cảm ơn (0,93%) ít hơn. Chênh lệch đáng lƣu ý nhất là ở tỉ lệ BTĐG bằng giả định và trần thuật. Giám khảo Mỹ chỉ sử dụng cấu trúc giả định ở tỉ lệ 3,7%, thấp hơn 3,5 lần so với giám khảo Việt (13,62%). Đặc biệt, họ sử dụng cấu trúc trần thuật (18,06%) nhiều hơn gấp 7 lần so với giám khảo Việt (2,55%).

Xem xét trong từng dạng thức BTĐG khơng tƣờng minh có thể thấy một số điểm khác nhau. Trƣớc hết, trong nhóm cầu khiến, giám khảo Mỹ cũng thƣờng sử dụng lời yêu cầu nhƣng ít khuyên bảo hơn so với giám khảo Việt. Khi yêu cầu, giám khảo Mỹ chủ yếu sử dụng have got to (phải) và mệnh lệnh, ví dụ:

(40) You (have) have got to work much harder in your vocal to shake out the nerve, right? It's important. (Em phải khổ luyện chất giọng mình hơn nữa để

rũ bỏ sự lo âu, phải khơng? Điều đó quan trọng đấy) [X.04.13] (41) Be more confident! Slow down! (Hãy tự tin hơn. Chậm lại!) [M.11.64]

Phát ngơn thứ nhất trong ví dụ 40 đƣa ra một yêu cầu rằng thí sinh phải luyện tập để khơng có biểu hiện lo âu trong giọng hát. Nhƣ vậy giám khảo đánh giá giọng

hát của thí sinh cịn bị căng thẳng. Trong ví dụ 41, giám khảo yêu cầu thí sinh phải trở nên tự tin hơn và phải chậm lại. Điều đó có nghĩa là giám khảo đánh giá thí sinh chƣa tự tin lắm và tác phong cịn vội vã, không phù hợp cho đầu bếp.

Giám khảo Mỹ khá ƣa chuộng cấu trúc trần thuật trong đánh giá. Bằng cách miêu tả sự hiện diện của sự vật, hiện tƣợng, quá trình, họ khơi gợi sự tự đánh giá, tự suy luận mà không cần phải nêu cụ thể đặc điểm giá trị mà họ muốn đề cập đến. (42) S., but your time in Masterchef is done. (S., nhƣng thời gian của bạn trong

Masterchef đã xong) [M.11.68]

(43) I feel like one tone the whole time when you’re singing. (Tơi cảm giác nhƣ có

một giọng suốt cả thời gian bạn hát) [X.06.21]

Lực ngôn trung nguyên cấp trong ví dụ 42 là “bạn khơng đạt u cầu, không đủ khả năng để tiếp tục dự thi”. Tuy nhiên, nếu phát ngôn trên thiếu ngữ cảnh, nó chỉ có nghĩa là một thơng báo về thời gian. Ở ví dụ 43, giám khảo khơng chỉ dừng lại ở việc trần thuật diễn biến cuộc thi của thí sinh. Ý định chính của giám khảo là đánh giá rằng giọng hát của thí sinh tẻ nhạt, khơng ấn tƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)