Quyền chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 146 - 151)

Trong tiếng Việt:

Quyền chuyên gia đƣợc vận dụng nhiều nhất trong BTĐG của cả giám khảo Việt và giám khảo Mỹ, có lẽ bởi vì những đánh giá xác đáng cần dựa trên chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức. Chủ yếu là những BTĐG có sự so sánh giữa thực tại (sản phẩm, màn trình diễn,… của thí sinh) và kinh nghiệm của giám khảo hoặc kiến thức chuyên môn, chuẩn mực chuyên ngành.

Quyền chuyên gia dựa trên trải nghiệm của giám khảo thƣờng đƣợc vận dụng khơng tƣờng minh, nhƣng đơi khi nó rất hiển ngơn nhƣ trong ví dụ dƣới đây:

(206) Trong phần thi ảo thuật thì tơi sẽ hơi khó tính hơn một chút. Tơi đã có thời gian hai, ba năm làm diễn viên cho nhà ảo thuật rất nổi tiếng. [T.10.42]

Ở ví dụ trên, vị giám khảo này dành một phát ngơn riêng để giải thích về kinh nghiệm làm diễn viên trong ảo thuật, lấy đó là một căn cứ cho việc đánh giá thí sinh. Nhƣ vậy, đây là lĩnh vực “ngoại đạo”, không phải là chuyên môn của giám khảo, nhƣng quyền chuyên gia vẫn đƣợc thực thi.

Trong ví dụ dƣới đây, giám khảo khơng dựa vào quyền chun gia vì khơng có cả kiến thức, chun mơn hay kinh nghiệm về lĩnh vực thi đấu của thí sinh. Vị giám khảo này đã vận dụng quyền hợp pháp của vai trò giám khảo thay vào đó. (207) Tơi khơng biết Popping thuần chất nó là như thế nào cả, nhưng mà khi các

bạn làm thì tơi thấy nó đẹp. Phần trình diễn của các bạn thực sự đem lại cho tôi một cảm xúc rất là hưng phấn, và tơi thấy nó hay. [T.08.44]

Khi giám khảo thực hiện quyền chuyên gia dựa trên kinh nghiệm, nó dẫn đến kết quả là những đánh giá chỉ ra sự mới, lạ, kinh sợ, ngạc nhiên, hay xƣa cũ,… so với trải nghiệm trong cuộc sống của giám khảo.

(208) Phải nói là đối với tơi, đây là lần đầu tơi mới nhìn thấy cái phần biểu diễn rất là lạ lùng như vậy. [T.08.45]

(209) Anh thì anh thấy thích em. Và có một cái nốt làm anh phải ngạc nhiên giật mình. [N.04.13]

(210) Tất cả những cái phần trình diễn tiết mục của bạn thì đúng là đối với tơi thì nó bị nó đã xưa rồi. [T.08.42]

Phần lớn BTĐG của giám khảo đƣợc dựa trên quyền chuyên gia xuất phát từ chuyên môn, kiến thức của giám khảo hoặc chuẩn mực chuyên ngành. Trong ví dụ dƣới đây, một giám khảo là kiện tƣớng khiêu vũ thể thao đã so sánh tiêu chuẩn chuyên ngành với động tác của thí sinh để đƣa ra nhận xét thứ hai, đánh giá ở mức tích cực thấp. Vị giám khảo này đã thực thi thành cơng quyền chun gia của mình khi đánh giá đi vào chun mơn.

(211) Bạn làm những cái này nó mềm quá. Trong khiêu vũ thể thao nó phải có một chút mạnh nữa. [B.03.10]

Tuy nhiên, không phải lúc nào giám khảo cũng sử dụng quyền chuyên gia thành công. Vị giám khảo thứ nhất (là một đạo diễn phim) trong ví dụ dƣới đây đƣa ra đánh giá khơng nằm trong lĩnh vực chun mơn của mình. Tình huống đánh giá là thí sinh mặc áo trắng, và giám khảo 1 coi đây là khía cạnh chƣa đạt yêu cầu. Nhƣng giám khảo 2, là một chuyên gia về biên đạo múa, đã phản bác. Nhƣ vậy, giám khảo 1 đã thực thi quyền chuyên gia nhƣng không phù hợp.

(212) GK1: Đáng nhẽ bạn nên mặc một cái áo khác hẳn với cái dàn bao chung quanh, bởi vì rằng có những người họ xem trên TV đó, họ muốn nhìn một người solid thì, (nó phải thay) màu sắc nó nổi bật lên người ta dễ theo dõi. …

GK2: Anh H. ơi, cái tạo hình này là tạo hình một cậu học trị mà. [B.01,02.05] Giám khảo cũng có lúc đã sử dụng quyền chuyên gia theo cách tìm kiếm sự chứng thực từ một giám khảo khác có uy tín, danh tiếng trong lĩnh vực chun mơn

của họ khi định đƣa ra đánh giá đối với thí sinh. Tuy nhiên cách vận dụng quyền này có thể khơng hiệu quả, bởi vì giám khảo đơi khi khơng tìm đƣợc sự chứng thực nhƣ mong muốn (ví dụ 213).

(213) GK1: Tơi xin hỏi chị L. là theo chị biết thì chị là người rất là giỏi về kĩ thuật

khiêu vũ thì có một điệu Samba là điệu Samba chậm khơng chị? Điệu Vanx chậm thì có nhưng mà điệu Samba chậm thì…

GK2: À, anh H. ơi, đây là điệu Rumba…. [B.01,03.03]

Biểu thức đánh giá của giám khảo khi so sánh về chuyên môn, kiến thức thƣờng rƣờm ngơn. Họ phải giải thích, giảng giải nhiều để làm rõ nội dung và mức độ đánh giá. Đó là dấu hiệu đánh dấu mức quyền chuyên gia cao. Trong ví dụ dƣới đây, một giám khảo đã đánh giá thí sinh dựa trên những hiểu biết chun mơn của mình về cách thức trình bày món mỳ. Chỉ một chi tiết là sử dụng vật chứa đựng thế nào để tơn món ăn lên, giám khảo sử dụng liên tiếp nhiều phát ngôn. Giám khảo cho thấy tầm quan trọng của trình bày món ăn. Tuy nhiên, qua đó chúng ta cũng thấy đƣợc mức độ thể hiện quyền lực cao của vị giám khảo này đối với thí sinh.

(214) Về cái trình bày thì là anh có thể làm tốt hơn bởi vì cái món mỳ là một cái món bình thường cho nên rằng là anh dùng cái đĩa mà nó có màu sắc một chút. Có nghĩa là cho có màu sắc một chút để nó tơn cái mỳ lên. Ví dụ chẳng hạn như là nó có cái màu như là cái màu mơ hoặc là nó có cái màu một cái màu gì đó. Bởi vì là khi anh đến cuộc thi Masterchef thì anh phải có một cái gì anh chăm chút hơn vào. Chứ còn cái mỳ anh mang một cái đĩa trắng tới với một món ăn bình thường thì nó trở thành bình thường và cái vị của anh cũng bình thường. [V.11.62]

Liên hệ với tiếng Anh:

Cũng nhƣ giám khảo Việt, giám khảo Mỹ vận dụng quyền lực chuyên gia nhiều nhất trong BTĐG của họ. Họ cũng so sánh với kinh nghiệm cá nhân trong cuộc sống của họ và nêu kết quả đánh giá nhƣ là một đánh giá đối với thí sinh. Tuy nhiên, họ đề cập đến trải nghiệm trƣớc đây của họ một cách không tƣờng minh,

thƣờng là qua cách nói never (chƣa bao giờ), this is the first time (đây là lần đầu tiên), I’ve seen before (tôi từng thấy trƣớc đây rồi),….

(215) I have never ever heard anybody take that experience, take the pain, take the emotion, and pour it into the song like you did. Never! (Tôi chƣa từng bao giờ

nghe bất kì ai mang trải nghiệm đó, mang nỗi đau đó, mang cảm xúc đó, và đổ nó vào bài hát giống nhƣ bạn đã làm. Chƣa bao giờ! [X.05.19]

Ngồi ra, cũng có trƣờng hợp giám khảo Mỹ gặp khó khăn khi đánh giá cứng nhắc. Trong ví dụ 216, vị giám khảo Mỹ sử dụng quyền hợp pháp ở mức cao với một bé trai 7 tuổi (Ông đã bấm nút loại bỏ thí sinh đang thực hiện bài dự thi). Dù đánh giá thí sinh khơng đạt u cầu, nhƣng vị giám khảo này đƣa ra liên tiếp các đánh giá tƣờng minh tích cực mức cao, khiến thí sinh ịa khóc. Ơng phải đƣa ra lời xin lỗi. Có lẽ lúc này ơng mới nhận ra mình chƣa có kinh nghiệm làm việc với trẻ em. Điều đó cho thấy ơng chƣa vận dụng quyền chuyên gia dựa trên kinh nghiệm một cách phù hợp.

(216) GK: First of all, you're a very nice young man. You know that no one likes hitting the X on at a 7-year-old. You're very brave to get up there at 7 years old.

(Trƣớc hết, cháu là một cậu bé rất ngoan. Cháu biết là khơng ai thích bấm nút X [nút loại bỏ] với một ngƣời 7 tuổi. Cháu rất dũng cảm để lên đó lúc mới 7 tuổi) TS: [Ịa khóc]

Tất cả: Oh! (Ơi!)

GK: Oh, I’m sorry! I’ll fix everything. Let me fix everything! (Không, không, không, không! Tôi sẽ giải quyết. Hãy để tôi giải quyết!) [G.08.50]

Trong các chƣơng trình khảo sát, giám khảo Mỹ đều là những ngƣời nổi tiếng trong lĩnh vực của mình. Cũng nhƣ giám khảo Việt, họ thƣờng thực thi thành công quyền chuyên gia khi đánh giá những nội dung liên quan đến lĩnh vực của họ. Giám khảo Mỹ đôi khi xác định rõ lĩnh vực chuyên môn của các giám khảo khác và mời ngƣời đó đƣa ra đánh giá trƣớc.

(217) GK1: Alright. I’m going to hand you over to our dance specialist. H.? (Đƣợc rồi. Tôi sẽ giao bạn cho chuyên gia khiêu vũ của chúng tôi. H.?) [G.10.46]

Nếu không phải lĩnh vực chuyên môn của bản thân, giám khảo Mỹ thƣờng rào đón, đánh giá bằng cảm nhận trực giác của cá nhân.

(218) As I said to you when we started this, I'm not an opera fan. I… I'm brought to tears (by) but I don't know what happened, you converted me. (Nhƣ tơi đã nói

với bạn khi chúng ta bắt đầu màn này, tôi không phải là ngƣời hâm mộ opera. Tôi … tôi đã rơi nƣớc mắt (do) nhƣng tơi khơng biết chuyện gì đã xảy ra, bạn đã biến đổi con ngƣời tơi. [G.08.48]

Ngồi ra, BTĐG của giám khảo Mỹ vận dụng nhiều yếu tố hài hƣớc hơn. Hài hƣớc biểu đạt thẩm quyền bởi vì ngƣời nói làm chủ tình hình và tạo ra đƣợc cảm xúc ở ngƣời nghe. Hài hƣớc đƣợc Brown và Levinson (1987) xếp vào chiến lƣợc lịch sự dƣơng tính (dẫn theo [20, tr. 414]). Mặc dù Holmes và Stubbe (2015) cũng cho rằng ngôn ngữ hài hƣớc là phƣơng tiện củng cố sự thân hữu, chú ý đến nhu cầu thể diện của ngƣời thụ ngôn, nhƣng các tác giả cũng cho biết ngôn ngữ hài hƣớc “thực thi quyền lực theo một cách chấp nhận đƣợc về mặt xã hội” [67, tr.134].

(219) On America’s Got Talent you have to deliver “wow!” and you delivered “wow!” (Trên chƣơng trình Tìm kiếm Tài năng Mỹ bạn phải thể hiện “chà,

chà!” và bạn đã thể hiện “chà, chà!”) [G.09.42]

Ở ví dụ trên, vị giám khảo ở Mỹ đã so sánh màn biểu diễn của thí sinh với các màn biểu diễn khác mà ơng đã xem và thấy nó khơng chê vào đâu đƣợc. Đồng thời, vị giám khảo này cũng nêu ra nhận định về tiêu chuẩn của chƣơng trình thi đấu tài năng mà ở đó thí sinh phải thể hiện thật li kì. Từ đó so sánh màn biểu diễn của thí sinh với tiêu chuẩn và ngầm cho biết nó đạt yêu cầu. Việc giám khảo biến thán từ “wow” thành một bổ ngữ của động từ “deliver” là một cách chơi chữ rất hài hƣớc, rất độc đáo, tạo nên vị thế phong cách riêng biệt cho ngƣời đánh giá này.

Ở ví dụ dƣới đây, vị giám khảo này cũng đã chơi chữ. Thí sinh này có tên là Foxx, nên giám khảo đã vận dụng tên đó đƣa vào nhận xét về thí sinh với hàm ý đánh giá tích cực về thí sinh. Theo vị giám khảo này, món ăn thể hiện đúng bản chất con ngƣời thí sinh bộc lộ trong tƣơng tác với ban giám khảo.

Một giám khảo Mỹ khác cũng có ý pha trị khi nhận xét về thí sinh đó:

(221) That's a lot of chicken. You're a lot of woman. (Món đó rất đậm đà chất gà,

Bạn rất đậm đà chất đàn bà/phụ nữ) [M.12.61]

Hai vị giám khảo trên đều tiến hành so sánh thực tại và hiểu biết của bản thân về bản chất tốt đẹp của phụ nữ. Cách họ chơi chữ, vận dụng tên gọi của thí sinh hay sử dụng cách lặp từ ngữ (a lot of) nhƣ trên đã tạo nên những đánh giá rất thú vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 146 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)