Hướng tiếp cận của luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 49 - 51)

Có thể thấy các lí thuyết cơ sở của luận án đều khá rộng. Thực tế chứng minh việc áp dụng một lí thuyết vào mỗi luận án đã đủ phức tạp và khó khăn, trong khi kết quả vẫn có hạn chế. Hơn thế nữa, khơng có mơ hình nào là tốt nhất để có thể áp dụng đơn lẻ vào việc xem xét một vấn đề mang dấu ấn văn hóa-xã hội, thậm chí liên văn hóa-xã hội cao nhƣ NNĐG của giám khảo truyền hình thực tế. Do đó, luận án lựa chọn cách tiếp cận tích hợp để có thể xem xét NNĐG của các giám khảo trên nhiều phƣơng diện và có tính hệ thống hơn. Luận án dựa trên lí thuyết hành động ngơn từ và kế thừa những thành quả nghiên cứu về NNĐG, về các nhân tố xã hội đối với hành động đánh giá và các hành động ngơn từ có liên quan (nhƣ đã trình bày trong phần 1.1 và 1.2). Đó là hƣớng tiếp cận chủ yếu về ngơn ngữ học xã hội, sử dụng các lí thuyết nghiên cứu ngơn ngữ để xem xét “các nhân tố chế ƣớc xã hội của việc sử dụng ngôn ngữ với ngƣời sử dụng ngôn ngữ” [20]. Khung phân tích của luận án nhƣ sau:

1.2.5.1. Luận án tập trung nghiên cứu các biểu hiện chủ yếu của NNĐG mà khách thể sử dụng, dựa trên các dấu hiệu về NNĐG do Thompson và Hunston (2000) đề xuất và phƣơng pháp phân đoạn ngữ pháp cục bộ của Hunston và Sinclair (2000). Đơn vị phân tích chủ yếu của luận án là biểu thức đánh giá.

1.2.5.2. Các giám khảo có vai trị tìm ra thí sinh đạt yêu cầu. Để xác định đặc điểm ngôn ngữ liên quan đến phán quyết của giám khảo, luận án vận dụng lí thuyết hành động ngơn từ (Searle, 1975) và luận điểm về lực ngôn trung (Holmes, 1984), ngôn ngữ đánh giá (Thompson và Hunston, 2000; Labov, 1972), thang độ (dựa trên Martin và White, 2005) và chủ đề giao tiếp (Herbert, 1989) để xác định dấu hiệu về

tham số tích cực-tiêu cực, thang độ, chủ đề đánh giá và quyền lực giao tiếp đánh giá. Từ đó, luận án tìm ra đặc điểm ngơn ngữ đánh giá trong tƣơng quan giữa các biến số này và với quyết định cuối cùng của giám khảo. Ngồi ra, vai trị của giám khảo thể hiện sự bất cân xứng về quyền lực trong giao tiếp với thí sinh. Để tìm hiểu khía cạnh này, luận án dựa trên các thành quả nghiên cứu về quyền lực giao tiếp của một số tác giả, đặc biệt là của Thomas (1995) để xác định các dấu hiệu quyền lực và các loại quyền lực mà khách thể nghiên cứu thể hiện.

1.2.5.3. Đánh giá là chức năng trung tâm của giám khảo. Mọi lời nói của giám khảo đều có thể phục vụ chức năng này nhằm đạt đƣợc đích giao tiếp. Cũng dựa trên mục đích giao tiếp, luận án xác định những biểu thức đánh giá chính thức (trực diện, đối tƣợng thụ ngơn là thí sinh đang đƣợc đánh giá) và những biểu thức đánh giá bổ trợ (không trực diện, nhằm giải thích, làm nền cho đánh giá chính thức). Từ đó, luận án tập trung nghiên cứu các biểu hiện chủ yếu của NNĐG mà chủ thể giao tiếp đích sử dụng, qua biểu thức đánh giá, thang độ, chủ đề và quyền lực giao tiếp đánh giá. Một phần nghiên cứu bổ sung nhằm liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho biết những điểm giống và khác trong cách biểu đạt giữa hai ngôn ngữ, giúp khẳng định kết quả nghiên cứu.

1.2.5.4. Ngơn ngữ nói chung và NNĐG nói riêng không phải là hiện tƣợng đơn giản, do đó việc xác định tính chất, đặc điểm; phân loại; so sánh và đối chiếu sẽ không tránh khỏi sự chồng chéo và ảnh hƣởng của suy nghĩ chủ quan. Việc phân tích cùng một hiện tƣợng theo một vài bậc khác nhau cũng sẽ không tránh khỏi sự lặp lại. Việc áp dụng chặt chẽ các căn cứ lí luận và phân tích theo bậc phần nào giúp vƣợt qua các bất cập đó và kiểm tra kết quả phân tích ở bậc trƣớc đó.

1.2.5.5. Trong luận án, việc liên hệ với ngữ liệu tiếng Anh có tính chất bổ trợ, và chỉ đƣợc áp dụng ở những vấn đề nổi bật hay những khuynh hƣớng cơ bản. Do nền tảng lí luận chủ yếu dựa trên bằng chứng tiếng Anh, nên về cơ bản, cách phân loại, luận điểm của các mơ hình nghiên cứu gốc sẽ đƣợc tuân thủ. Tuy nhiên, những đặc thù về loại hình học cũng sẽ đƣợc chú ý để khơng có những áp đặt khiên cƣỡng khi nghiên cứu đối tƣợng trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)