Hành động ngôn từ đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 40 - 45)

1.2.3.1. Một số vấn đề chung về hành động ngôn từ

- Khái niệm “hành động ngôn từ” (speech act):

[ + ]

Sẽ là phiến diện nếu việc nghiên cứu một “thực thể sống động” nhƣ NNĐG chỉ dừng lại ở bình diện ngữ pháp-ngữ nghĩa, bởi vì việc đó khơng thể giúp trả lời câu hỏi nhƣ vì sao sự lập mã đánh giá diễn ra nhƣ thế? Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần xem xét NNĐG ở bình diện ngữ dụng. Khuynh hƣớng ngày nay thƣờng là áp dụng lí thuyết Hành động ngơn từ do Austin (1962) khởi xƣớng. Lí thuyết này càng ngày càng chú trọng đến mục tiêu và hành động trong giao tiếp, làm cho hai diện nghiên cứu hình thức và nội dung trở nên cân bằng hơn. Tiền đề cho lí thuyết HĐNT là quan niệm “nói là hành động”, một câu nói là một hành động nhằm tác động vào ngƣời khác. Khi con ngƣời sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp thì chúng ta đồng thời thực hiện ba hành động bộ phận: hành động tạo lời (locutionary act), hành động tại lời (illoccutionary act) và hành động mượn lời (perlocutionary act) (Austin, 1962, dẫn theo [14]). Trong đó, ngữ

dụng học chú trọng tới hành động tại lời. - Phân loại hành động ngôn từ:

Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của Austin (chỉ phân loại các động từ ngơn hành và khơng có tiêu chí rõ ràng), Searle (1969) đã phân loại HĐNT theo một bộ tiêu chí dựa trên 12 điểm khác biệt giữa các HĐNT, với bốn tiêu chí chủ yếu là đích tại lời, hướng khớp ghép lời với hiện thực, trạng thái tâm lí được thể hiện,

và nội dung mệnh đề. Từ đó, ơng xác lập 5 nhóm HĐNT: Khẳng định (Assertive) (năm 1975, đổi thành Tái hiện (Representative); Cầu khiến (Directive); Cam kết (Commissive); Biểu cảm (Expressive); và Tuyên bố (Declarative) (dẫn theo [14, 25]).

Lí thuyết NNĐG của Thompson và Hunston (2000) cịn để lại khoảng trống chƣa đƣợc lí giải đầy đủ, đó là khía cạnh hàm ẩn của đánh giá. Việc kết hợp lí thuyết HĐNT có thể giải quyết đƣợc vấn đề này. Bởi Searle đã phân biệt rõ phát ngôn trực tiếp (ngôn hành) và phát ngôn gián tiếp. Các căn cứ để phân biệt phát ngôn ngôn hành là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời (illocutionary force indicating

devices - IFIDs) [14]. Đỗ Hữu Châu (2009) đề xuất các phƣơng tiện gồm: (1) Các kiểu kết cấu; (2) Những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngôn hành; (3) Ngữ điệu; (4) Quan hệ cấu trúc-ngữ nghĩa của các thành tố trong cấu trúc vị từ-tham thể; (5) Vị từ ngôn hành (động từ ngữ vi) [3]. Phát ngôn gián tiếp là trƣờng hợp mà ở đó

khơng có sự tƣơng ứng trực tiếp giữa hình thức ngơn ngữ và nghĩa ngơn trung [101]. Đó là hành động mà cấu trúc trên bề mặt là X, mà hiệu quả gây nên lại là Y. Trong kiểu phát ngơn gián tiếp, ngƣời nói thực hiện cùng lúc hai lực ngơn trung, trong đó

lực ngơn trung ngun cấp “khơng đƣợc biểu đạt theo nghĩa đen” và lực ngôn trung

thứ cấp bộc lộ rõ trong ngôn từ. [102, tr.143-144]. Các HĐNT gián tiếp mang lực

ngôn trung gián tiếp. “Trong các HĐNT gián tiếp, ngƣời nói giao tiếp với ngƣời nghe nhiều hơn những gì anh ta nói bằng cách dựa vào thơng tin nền mà họ cùng có, cả về ngơn ngữ và phi ngôn ngữ, cùng với những khả năng suy lí và suy luận ở phía ngƣời nghe” [101].

- Điều biến tố lực ngôn trung:

Bảng 1.4. Các phƣơng tiện điều biến lực ngôn trung

Chiến lƣợc

Nghĩa cảm

xúc Thái cực Phƣơng tiện

Tăng cƣờng Tăng tình thân hữu Cảm xúc tích cực

Ngơn điệu: cao độ, trọng âm đƣợc nhấn mạnh

Cú pháp: cấu trúc hỏi, cảm thán, cấu trúc nhận định đuôi (tag statement)

Từ vựng: phƣơng tiện hƣớng đến ngƣời nói, hƣớng đến ngƣời nghe, hƣớng đến nội dung mệnh đề Diễn ngôn: phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tƣờng minh, dấu hiệu liên kết, phát ngôn chứng thực Tăng khoảng cách xã hội Cảm xúc tiêu cực Giảm thiểu Tăng khoảng cách xã hội Cảm xúc tích cực

Ngơn điệu: ngữ điệu, âm lƣợng thấp, trọng âm yếu Cú pháp: cấu trúc hỏi đuôi (tag question), phủ định kép

Từ vựng: phƣơng tiện hƣớng đến ngƣời nói (bày tỏ sự nghi ngờ, thiếu chuẩn xác), hƣớng đến ngƣời nghe (tập trung vào mong muốn, sự sẵn lòng, sự hợp tác), hƣớng đến nội dung mệnh đề (cho thấy nội dung không chắc chắn, mơ hồ)

Diễn ngôn: biểu thức rào đón về sự liên quan (relevance hedges)

Tăng tình thân hữu

Cảm xúc tiêu cực

(Nguồn: Tóm tắt dựa trên Holmes, 1984 [61])

Đối với mọi phát ngơn, lực ngơn trung ln có khả năng thay đổi do sự tác động của các phƣơng tiện ngơn ngữ sử dụng trong phát ngơn đó. Holmes (1984) [61] đã tổng

kết hai chiến lƣợc điều chỉnh lực ngôn trung là tăng cƣờng (boosting) và giảm thiểu (attenuating) và nêu ba nhóm phƣơng tiện từ vựng, cú pháp và diễn ngơn (Bảng 1.4). Cả hai có thể ảnh hƣởng đến phát ngơn theo hƣớng tích cực và tiêu cực. Ngƣời nói vận dụng lực ngơn trung theo mong muốn của mình là “để chuyển tải nghĩa tình thái hoặc thái độ của bản thân đối với nội dung của mệnh đề, và để bộc lộ nghĩa cảm xúc hoặc thái độ của ngƣời nói với ngƣời thụ ngơn trong ngữ cảnh phát ngôn”. Chiến lƣợc tăng cƣờng lực ngơn trung tích cực và chiến lƣợc giảm thiểu lực ngơn trung tiêu cực làm tăng tình thân hữu, và ngƣợc lại [61].

1.2.3.2. Đặc điểm của hành động ngôn từ đánh giá

Đánh giá với tƣ cách một hành động ngơn từ (HĐNT) cịn ít đƣợc nghiên cứu và thƣờng đƣợc đề cập gián tiếp thông qua các hành động bộ phận của đánh giá nhƣ khen, chê, phê bình, phàn nàn, …. Đánh giá thƣờng không đƣợc xem xét nhƣ một nhóm HĐNT riêng biệt. Một số động từ đƣợc Austin xếp vào nhóm HĐNT Phán xử nhƣ: rank (xếp thứ hạng), assess (đánh giá), và nhóm HĐNT Ứng xử nhƣ:

congratulate (chúc mừng), applaud (hoan nghênh), criticize (phê bình). J.Searle xếp

đánh giá vào nhóm HĐNT Khẳng định nhƣ: judge (phán xét), rank (xếp hạng), và

nhóm HĐNT Biểu cảm nhƣ: congratulate (chúc mừng), welcome (chào mừng). Nhƣ vậy, hai bộ phận HĐNT đánh giá nằm ở hai nhóm HĐNT khác nhau, hai nhóm này khác nhau ở hƣớng khớp ghép giữa từ ngữ và thế giới. Nhóm khẳng định có hƣớng

khớp ghép từ ngữ-với-thế giới, nhóm biểu cảm khơng có hƣớng khớp ghép nào [100]. Searle (1969, tr.151) [100] phân loại động từ đánh giá thành hai lớp: 1) động từ có tính hạn định (determinates); 2) động từ mang tính có thể hạn định (determinables). Các động từ nhƣ commend (tán dƣơng), praise (khen ngợi), extol (ca ngợi), express approval (thể hiện sự tán thành),…thuộc lớp (1); Các động từ nhƣ grade (phân cấp),

evaluate (lƣợng giá), assess (đánh giá), judge (phán xét), rank (xếp hạng), appraise

(thẩm định),… thuộc lớp (2). Chẳng hạn, ta không thể khen ngợi cái gì đó là xấu,

nhƣng ta có thể phán xét cái gì đó là tốt hoặc xấu. Lớp (2) gồm những HĐNT gán

nhãn xếp hạng cho đối tƣợng. Theo J.Searle (1969), dựa vào nhãn xếp hạng có thể biết “đánh giá đƣợc tiến hành theo cách tán thành (favourably) hay không tán thành

(unfavorably), ở mức độ cao hay thấp, v.v.” [100]. Phân tích trên của J. Searle đã chứng minh sự tồn tại của các HĐNT đánh giá nhƣ một tiểu nhóm có hai lớp: một lớp mà bản thân ngữ nghĩa của động từ đã hạn định nội hàm đánh giá, và một lớp mà động từ chỉ mang tính có thể hạn định.

Searle (1964) cũng phân biệt các nhận định miêu tả (discriptive statements) thì mang tính khách quan, cịn các nhận định đánh giá (evaluative statements) thì mang tính chủ quan, “chúng khơng miêu tả bất cứ đặc điểm nào của thế giới mà bộc lộ tình cảm, thái độ của ngƣời nói, để tán thƣởng hay lên án, để tán dƣơng hay xúc phạm, để khen ngợi, để khuyến nghị, để khuyên bảo, và v.v.” [99, tr.53]. Tuy nhiên, Searle (1962) [97, tr.425] khi phân tích từ tốt (good) đã khẳng định, từ tốt có đƣợc sử dụng để đánh giá khen ngợi hay khơng cịn tùy thuộc vào ngữ cảnh.

Theo Wieczorek (1999, tr.22, dẫn theo [94, tr.38]), đánh giá đƣợc biểu đạt trong ngôn ngữ dƣới dạng hành động ngôn trung đánh giá, truyền đạt “thái độ của ngƣời nói đối với các thực thể nhất định trong mối quan hệ với một thang đo nhất định, theo một tiêu chí nhất định, có tính cá nhân hoặc đặc thù về văn hóa”.

Từ đó, luận án xác định hành động ngơn từ đánh giá là hành động ngơn từ mà

trong đó người phát ngôn bộc lộ thái độ hoặc lập trường, quan điểm hoặc cảm xúc của mình đối với các thực thể hoặc các mệnh đề mà người đó nói tới theo một thang đo hoặc tiêu chí cá nhân hoặc văn hóa nhất định.

Sau Searle, nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Wierzbicka (1987), Wieczorek, Zillig (dẫn theo [94]) và Podhorodecka (2007) đã nêu đặc điểm của hành động ngôn từ đánh giá thông qua động từ đánh giá hoặc thơng qua hành động ngơn từ đó. Dựa trên lập luận của Searle (1969), Zillig (1982), Huston và Sinclair (2000) và Wieczorek (1999), chúng ta thấy hành động ngơn từ đánh giá có tính phổ qt cho mọi ngơn ngữ [94], chúng giúp ngƣời phát ngôn biểu đạt cảm xúc (thái độ) và ý kiến (lập trƣờng, quan điểm) [70, 100]. Đánh giá không phải là một phạm trù hành động ngôn từ tách biệt, mà bao trùm một nhóm lớn, đa dạng các hành động ngơn từ dùng để đánh giá, cắt ngang các nhóm phân loại của Searle (Wieczorek, 1999, dẫn theo [94, tr.38]).

Điều kiện thuận ngơn của các hành động này có thể xác định là: (1) Điều kiện chuẩn bị: ngƣời nghe chƣa rõ quan điểm, thái độ, ý kiến của ngƣời nói về đối tƣợng đƣợc đánh giá; ngƣời nói muốn ngƣời nghe biết đƣợc quan điểm, thái độ, ý kiến của mình về đối tƣợng đó (Zillig, 1982, dẫn theo [94, tr.34]). (2) Điều kiện về nội dung mệnh đề là thực tế một thực thể (tình huống) tốt hoặc xấu (Wieczorek, 1999, dẫn theo [94, tr.38]). (3) Điều kiện chân thành là ngƣời nói thực sự định truyền đạt điều đánh giá đó (Zillig, 1982, dẫn theo [94, tr.34]); ngƣời nói và ngƣời nghe chấp nhận tình huống đó (Wieczorek, 1999, dẫn theo [94, tr.38]). (4) Điều kiện căn bản là phát ngơn của ngƣời nói cho thấy ngƣời nói biểu đạt “sự phán quyết rằng đối tƣợng đƣợc đánh giá ở trong mối quan tâm, hoặc không ở trong mối quan tâm của X, mà X biểu thị ngƣời nói, ngƣời nghe, hoặc một ngƣời khác hoặc một nhóm ngƣời” (Zillig, 1982, dẫn theo [94, tr.34]).

Từ những nhận định trên, xét trong ngôn ngữ đánh giá, sẽ không thỏa đánh nếu dùng thuật ngữ biểu thức đánh giá trực tiếp/gián tiếp bởi vì tính phức tạp và sự phụ thuộc vào ngữ cảnh của biểu thức đánh giá. Do đó, luận án áp dụng thuật ngữ biểu thức đánh giá tường minh/khơng tường minh. Trong đó, tường minh (exlicit) có nghĩa

là hiển minh hoặc “rõ ràng và dễ hiểu” [91], và khơng tường minh (implicit) có nghĩa là “đƣợc gợi ý ra chứ không đƣợc biểu đạt trực tiếp” [91] trong ngữ cảnh đánh giá cụ thể. Thuật ngữ tƣờng minh/không tƣờng minh cũng đã đƣợc Austin đề xuất nhƣng chỉ để phân biệt các phát ngơn trực tiếp mà có hay khơng có động từ ngơn hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)