Biểu thức đánh giá tường minh của giám khảo truyền hình thực tế nhìn từ cấu trúc nghĩa của biểu thức đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 58 - 68)

cấu trúc nghĩa của biểu thức đánh giá

2.2.2.1. Các thành tố cấu trúc nghĩa và hiện dạng của chúng trong biểu thức đánh giá của giám khảo truyền hình thực tế

Trong tiếng Việt:

Những phân tích trên phần nào cho thấy một số nét đặc điểm NNĐG của giám khảo trên truyền hình thực tế. Tuy nhiên, từ vựng khơng phải là một hệ thống “đóng” và ngữ nghĩa thì rất “động” nên khó dựa hồn tồn vào đó để nhận diện đúng đặc điểm NNĐG. Trong nghiên cứu này, để xem xét tổng hợp đặc điểm NNĐG của các giám khảo, luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích cấu trúc nghĩa đánh giá của Hunston và Sinclair (2000), để tìm hiểu những thành tố trực tiếp tham gia nhƣ thế nào vào nghĩa đánh giá. Luận án phân tích cấu trúc ngữ nghĩa đánh giá trong mối quan hệ với cấu trúc cú pháp, gồm các đơn vị danh ngữ, động ngữ, tính ngữ, và cú. Chẳng hạn, có thể phân tích cấu trúc nghĩa của biểu thức thể hiện hạng đánh giá nhƣ sau:

(9) Phần thi của em thì rất là nhí nhảnh, rất là dễ thương, mà cũng rất độc

nhưng tơi nghĩ nó khơng phù hợp với sân chơi này. [T.10.40]

Cú thứ nhất: Sự vật đƣợc ĐG Hạng đánh giá danh ngữ tính ngữ 1 tính ngữ 2 tính ngữ 3 Phần thi của em thì rất là nhí nhảnh rất là dễ thương mà cũng rất độc

Cú thứ hai: Ngƣời ĐG Bản lề Sự vật đƣợc ĐG Hạng ĐG Giới hạn ĐG

đại từ đại từ tính ngữ với + danh ngữ

nhưng tôi nghĩ khơng phù hợp với sân chơi này.

Cấu trúc nghĩa đánh giá của những biểu thức thể hiện phản ứng đánh giá có thể phân tích nhƣ sau:

(10) Tơi thích cái bài biểu diễn của B.A. [B.03.02]

Ngƣời ĐG Phản ứng đánh giá Sự vật đƣợc ĐG

đại từ động ngữ danh ngữ

Tơi thích cái bài biểu diễn của B.A.

Kết quả ở Bảng 2.2 cho thấy trong 837 biểu thức tiếng Việt đƣợc khảo sát, 77,06% thông báo về hạng ĐG và 22,94% truyền đạt phản ứng ĐG của chủ thể về sự vật và ngƣời đƣợc đánh giá. Hạng ĐG và phản ứng ĐG là trung tâm của đánh giá, nơi quyết định hầu hết giá trị giám khảo cần truyền đạt. Trong mỗi BTĐG đều xuất hiện một trong hai thành tố này, thƣờng khi hạng ĐG xuất hiện thì phản ứng ĐG khơng xuất hiện nữa. Ở hai thành tố then chốt này, hiện dạng cú pháp của hạng ĐG chủ yếu là tính ngữ, xuất hiện trong 34,53% biểu thức đánh giá đƣợc khảo sát; nhƣng hiện dạng của phản ứng ĐG chủ yếu là động ngữ, chiếm 15,65% biểu thức đánh giá đƣợc khảo sát. Hiện dạng của phản ứng ĐG đôi khi thể hiện kết quả tác động về tình cảm, tinh

thần của đối tƣợng đƣợc đánh giá lên khách thể. Do đó, nó cần đến thành tố bản lề để nối giữa thành tố người được ĐG và người ĐG. Tùy theo bản lề là động từ mang nghĩa tác động (chẳng hạn: làm, làm cho, khiến,..) hay mang nghĩa trao gửi (chẳng hạn: đem

đến, đem lại, mang đến, cho,…) mà phản ứng ĐG có hiện dạng là tính ngữ hay danh

ngữ theo trật tự đó. Trong ví dụ 11, phản ứng ĐG đƣợc biểu đạt bằng một tính ngữ. (11) Nhưng mà N.T. [Ngƣời đƣợc ĐG] lại là cái người đầu tiên [Ngƣời đƣợc ĐG]

làm [Bản lề] tôi [Ngƣời ĐG] ngạc nhiên [Phản ứng ĐG] đó nha. [B.03.07]

Điều khó khăn là Hunston và Thompson (2000) chƣa thực hiện phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của biểu thức chứa động từ/ngữ chứa giá trị. Áp dụng cách phân đoạn

định hạng ĐG có hiện dạng động từ/ngữ chứa giá trị (ví dụ 12) hoặc động ngữ gồm động từ trống giá trị kèm theo bổ tố chứa giá trị (ví dụ 13).

(12) (tức là khi bạn ra), bạn thống lĩnh được sân khấu. [B.02.10] (13) Bé D. hôm nay múa rất là dễ thương. [T.10.33]

Bảng 2.2. Thành tố cấu trúc nghĩa đánh giá theo hiện dạng cú pháp trong biểu thức đánh giá tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

Thành tố cấu trúc nghĩa Đại từ (%) Danh ngữ (%) Động ngữ (%) Tính ngữ (%) Cú (%) Tổng (%) Ngƣời đánh giá Việt 44,56 0,72 - - - 45,28

Anh 40,58 0,13 - - - - 40,7 Phản ứng đánh giá Việt - 1,43 15,65 5,85 - 22,94 Anh - 3,39 14,95 8,17 - - 26,51 Hạng đánh giá Việt - 15,77 26,76 34,53 - 77,06 Anh - 42,46 4,15 26,51 - - 73,49 Sự vật Việt 3,11 32,26 - - 4,06 39,43 Anh 9,42 21,11 - - 1,63* 2,14** 34,3 Ngƣời đƣợc đánh giá Việt 28,2 0,84 - - - 29,03 Anh 26,88 1,13 - - - - 28,02 Giới hạn Việt - 5,5 3,35 - 4,78 13,62 Anh - 3,52 - - 1,13* 1,76** 6,41 Tổng (số lƣợng) Việt 837 biểu thức đánh giá tƣờng minh 100,0

Anh 796 biểu thức đánh giá tƣờng minh 100,0

Ghi chú: *Cú nguyên thể **Cú không nguyên thể

(Xin xem thêm Bảng ii.5 và Bảng ii.6 Phụ lục 2 để có số liệu chi tiết).

Thực tế sử dụng các thành tố khác trong cấu trúc nghĩa đánh giá của các giám khảo cũng rất đáng lƣu ý. Thứ nhất, về người ĐG, qua cách biểu đạt tƣờng minh này, giám khảo với tƣ cách chủ thể đánh giá có khuynh hƣớng đƣa “cái tôi” vào sự đánh giá. Phần lớn hiện dạng của người ĐG là đại từ ngơi thứ nhất số ít và số nhiều (chiếm 44,56%). Chỉ 0,72% biểu thức đề cập đến chủ thể dƣới hiện dạng danh ngữ số nhiều, bao gồm bản thân ngƣời đánh giá, chẳng hạn bốn người ở đây (chỉ ban

giám khảo), mọi người ở đây (chỉ tất cả những ngƣời có mặt trừ thí sinh), hoặc tên riêng của giám khảo tự xƣng. Ngoài việc biểu đạt sự chủ quan trong đánh giá, sự xuất hiện “cái tôi” cho thấy giám khảo bảo đảm và giới hạn trách nhiệm cá nhân cho đánh giá của mình. Thứ hai, người được ĐG chiếm 29,03% với hiện dạng chủ yếu là đại từ (28,20%) ngơi thứ hai số ít và số nhiều. Hiện dạng danh ngữ xuất hiện khi giám khảo đánh giá mở rộng, hoặc suy rộng ra về thí sinh, ví dụ:

(14) Một cái phần trình diễn bao giờ cũng là rất căng thẳng với cái người thí sinh đầu tiên. [B.02.01]

Nhƣ vậy, hiện dạng của người ĐG người được ĐG gồm đại từ, từ ngữ

xƣng hô ngôi thứ nhất (đối với người ĐG), ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều (đối với

người được ĐG). Do đặc điểm văn hóa-xã hội, đại từ xƣng hô tiếng Việt đƣợc các

giám khảo vận dụng rất phong phú, trải rộng trên các chiều thân hữu (gần-xa), thứ bậc (cao-thấp), giới tính (nam-nữ) và bản thể (cá nhân-tập thể). Người ĐG có hiện

dạng: đại từ (tơi, anh, chú, chị, cô, cháu, chúng tôi,…); danh ngữ (mọi người ở đây,

bốn người ở đây,…); và tên riêng (tên nghệ danh hoặc tên thƣờng gọi của giám khảo

tự xƣng). Người được ĐG có hiện dạng: đại từ (bạn, em, anh, chị, cô, bác, cháu, các

bạn,…); danh ngữ (người thí sinh đầu tiên, những người nghệ sĩ mà biết hát như em, bé gái,…); và tên riêng (tên nghệ danh, hoặc tên thƣờng gọi của thí sinh).

Thứ ba, sự vật được ĐG đƣợc biểu thị bằng một danh ngữ hoặc một cú. Tuy nhiên, hiện dạng danh ngữ (danh từ, danh ngữ, đại từ) phổ biến hơn. Do vậy, hiện dạng cú dƣờng nhƣ mang tính đánh dấu trong NNĐG của giám khảo, ví dụ:

(15) Chị đi qua miền nào cũng đều thuyết phục cả. [T.09.32]

Bài thi của thí sinh với các sự vật thuộc về bài thi đó và thí sinh là đối tƣợng chịu sự đánh giá nhiều nhất, nhƣng chỉ tƣờng minh trong 39,43% BTĐG. Trong đó, danh ngữ là hiện dạng phổ biến nhất, chiếm 32,26% tổng biểu thức tƣờng minh. Hiện dạng là đại từ, động ngữ và cú đều rất ít. Hiện dạng cú có thể coi là có tính đánh dấu. Hiện dạng đại từ cũng rất hiếm, bởi vì ngƣời Việt khơng ƣa dùng các đại từ nó, chúng để qui chiếu cho sự vật. Hai đại từ này mang nghĩa tình thái tính hơi tiêu cực, thƣờng đƣợc thay thế lâm thời cho danh từ/ngữ hoặc dƣới dạng chêm xen

trong BTĐG. Trong ví dụ sau, đại từ thứ nhất đƣợc dùng chêm xen dƣới dạng đồng chủ ngữ (bị dƣ) và đại từ nó thứ hai đứng làm chủ ngữ của cú thứ hai:

(16) Cái tần số của cái rung nó quá nhanh. Nó khơng có mượt. [N.06.13]

Thứ tƣ, giới hạn ĐG giải thích nội dung đánh giá về cái gì hoặc nhƣ thế nào. Nói cách khác, nó bổ nghĩa cho sự đánh giá, nó thuộc về cấu trúc nịng cốt của nghĩa đánh giá. Chức năng nghĩa đánh giá này ít đƣợc phát huy, và hiện dạng hay đƣợc giám khảo sử dụng nhất là danh ngữ đi sau một giới từ (chỉ chiếm 5,5%), ví dụ: (17) (Tức là) em làm đồng đều với cả cái nhóm của em. [B.02.05]

Liên hệ với tiếng Anh:

Khảo sát cho thấy BTĐG tƣờng minh của giám khảo Việt và giám khảo Mỹ có một số điểm giống nhau. Thứ nhất, các thành tố nghĩa đánh giá xuất hiện trong BTĐG của cả hai nhóm. Thứ hai, tất cả các mơ hình cấu trúc nghĩa đều có hạng

đánh giá hoặc phản ứng đánh giá là thành tố nòng cốt. Ngồi ra, chúng cũng có

thêm các thành tố tùy theo yêu cầu cú pháp và ngữ nghĩa đặc ngữ.

Về điểm khác nhau, thứ nhất, người ĐG và người được ĐG trong BTĐG của giám khảo Mỹ khơng có hiện dạng phong phú nhƣ trong BTĐG của giám khảo Việt.

Người ĐG có hiện dạng đại từ là chủ yếu. Rất ít giám khảo sử dụng danh ngữ làm

hiện dạng của người ĐG. Dƣới đây là một ví dụ về hiện dạng danh ngữ này:

(18) Well, it looks like overall you've impressed all three of the judges. (Có vẻ nhìn chung bạn đã gây ấn tƣợng với tất cả ba giám khảo) [D.03.01]

Đại đa số BTĐG của giám khảo Mỹ có hiện dạng người ĐG là I (tôi), đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất. Thành tố người được ĐG thƣờng ở dạng đại từ và danh ngữ, chủ yếu là đại từ ngôi thứ hai you (bạn, các bạn). Ví dụ:

(19) I tell you it's so inspired to see such a young girl doing so well in such wonderful choreography. (Tơi nói bạn biết thật cảm hứng khi xem một cô gái

trẻ tuổi nhƣ vậy mà trình diễn vũ đạo tuyệt vời nhƣ thế) [D.02.06]

Thứ hai, tỉ lệ các hiện dạng cú pháp của hạng ĐG phản ứng ĐG trong

quá nhiều, trừ hiện dạng danh ngữ của hạng ĐG bằng tiếng Anh có tỉ lệ rất cao, gấp hơn 2,5 lần so với tỉ lệ này trong ngữ liệu tiếng Việt (Anh: 42,46%; Việt: 15,77%).

Thứ ba, trong biểu thức đánh giá của giám khảo Mỹ, hiện dạng của sự vật được ĐG bao gồm đại từ, danh ngữ, cú nguyên thể và cú không nguyên thể. Hiện

dạng của giới hạn ĐG của họ bao gồm danh ngữ, cú nguyên thể và cú không nguyên thể. Ví dụ mơ hình có hiện dạng cú ngun thể của sự vật được ĐG:

(20) I [Ngƣời ĐG] think [Bản lề] what you did [Sự vật đƣợc ĐG] was [Bản lề]

fantastic [Hạng ĐG] (Tơi nghĩ những gì bạn làm (là) tuyệt diệu) [G.09.45]

So sánh với tần suất xuất hiện của các thành tố trong BTĐG của hai giám khảo, điều đáng lƣu ý là thành tố người được ĐG trong biểu thức của cả hai đều thấp hơn khá nhiều so với người ĐG và sự vật được ĐG. Điều đó chứng tỏ họ ít hƣớng

đến thí sinh một cách trực diện trong đánh giá. So sánh giữa hai nhóm giám khảo, thành tố người ĐG trong BTĐG của giám khảo Mỹ có tỉ lệ xuất hiện thấp hơn (Việt: 45,28%; Anh: 40,70%). Tƣơng tự, thành tố sự vật được ĐG trong trong BTĐG của giám khảo Mỹ cũng xuất hiện ở tỉ lệ thấp hơn (Việt: 39,43%; Anh: 34,30%). Thực tế này có thể do ngƣời nói tiếng Anh thƣờng rút gọn, để trống xƣng hô, hoặc biểu đạt về sự vật ngay trong hạng ĐG (ví dụ 22). Cách nói khuyết chủ ngữ thƣờng ít đƣợc chấp nhận vì dễ bị cho là thiếu lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt (ví dụ 21):

(21) GK Việt: Hay! nhưng mà sao ngắn quá vậy trời! [B.01.09]

(22) GK Mỹ: Oh, do you know what? First of all, great song choice. (Ồ, bạn biết gì khơng? Trƣớc hết, sự lựa chọn bài hát rất tuyệt vời!) [X.05.29]

2.2.2.2. Đặc điểm biểu thức đánh giá của giám khảo truyền hình thực tế nhìn từ sự vận dụng cấu trúc nghĩa đánh giá

Trong tiếng Việt:

Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số 837 BTĐG tƣờng minh tiếng Việt, phần lớn (77,06%) là ngôn ngữ biểu kiến (thông báo về hạng ĐG). Nhìn chung thực tế đó phản ánh đúng tính chất của các chƣơng trình này, nơi đánh giá nhằm mục đích chính là xếp hạng thí sinh nhƣng cịn giúp khán giả giải trí nên có đan xen cảm xúc.

Kết quả khảo sát các thành tố nghĩa đánh giá theo cấu trúc cũng cho thấy trong 10 mơ hình phổ biến nhất có nhiều mơ hình nghĩa biểu kiến hơn mơ hình nghĩa biểu cảm (Bảng 2.3). Điều này phù hợp với xu hƣớng của toàn bộ BTĐG tƣờng minh đƣợc nêu trong biểu đồ. Các cấu trúc nghĩa đánh giá phổ biến cũng cho thấy NNĐG của giám khảo không nằm ngồi đặc điểm thơng thƣờng của lời nói, đó là đơn giản, thậm chí tối giản.

Bảng 2.3. Mƣời mơ hình nghĩa đánh giá phổ biến nhất trong ngơn ngữ đánh giá của giám khảo bằng tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

STT Mơ hình

nghĩa đánh giá (T. Việt) Số

lƣợng Tỉ lệ STT

Mơ hình

nghĩa đánh giá (T. Anh) Số lƣợng Tỉ lệ 1. Ngƣời ĐG + Hạng ĐG 114 13,6 1. Hạng ĐG 115 14,45 2. Sự vật đƣợc ĐG + Hạng ĐG 109 13,0 2. Sự vật đƣợc ĐG + Bản lề + Hạng ĐG 108 13,57 3. Hạng ĐG 62 7,4 3. Ngƣời đƣợc ĐG + Bản lề + Hạng ĐG 98 12,31 4. Ngƣời đƣợc ĐG + Hạng ĐG 49 5,9 4. Ngƣời ĐG + Phản ứng ĐG + Sự vật đƣợc ĐG 81 10,18 5. Ngƣời đƣợc ĐG + Bản lề + Hạng ĐG 44 5,3 5. Ngƣời ĐG + Bản lề + Hạng ĐG 67 8,42 6. Ngƣời ĐG + Phản ứng ĐG + Sự vật đƣợc ĐG 44 5,3 6. Bản lề + Hạng ĐG 30 3,77 7. Sự vật đƣợc ĐG + Bản lề + Hạng ĐG 35 4,2 7. Ngƣời ĐG + Bản lề + Ngƣời đƣợc ĐG + Bản lề + Hạng ĐG 29 3,64 8. Ngƣời ĐG + Phản ứng ĐG 26 3,1 8. Phản ứng ĐG 26 3,27 9. Phản ứng ĐG + Ngƣời đƣợc ĐG 23 2,7 9. Bản lề + Hạng ĐG + Ngƣời ĐG 20 2,51 10. Ngƣời ĐG + Bản lề + Sự vật đƣợc ĐG + Hạng ĐG 19 2,3 10. Ngƣời ĐG + Bản lề + Phản ứng ĐG 17 2,14

Có thể xếp 10 mơ hình nghĩa đánh giá phổ biến trên thành hai nhóm: (1) Nhóm các mơ hình truyền đạt nghĩa đánh giá qua hạng ĐG và (2) Nhóm các mơ hình truyền đạt nghĩa đánh giá qua phản ứng ĐG. Trong tiếng Việt, nhóm 1 gồm các mơ hình số 1, 2, 3, 4, 5, 7 và 10 và nhóm 2 gồm các mơ hình 6, 8 và 9. Trong tiếng Anh, nhóm 1 gồm các mơ hình số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và nhóm 2 gồm các mơ hình 4, 8 và 10.

Các mơ hình phổ biến nhất chỉ gồm từ một đến ba thành phần. Chiếm tỉ lệ cao nhất là mơ hình gồm hai thành tố Người ĐG+Hạng ĐG. Mơ hình này dƣờng nhƣ đã trở thành qui ƣớc để thông báo quyết định của giám khảo trong các chƣơng trình có sàng lọc thí sinh tại chỗ. Tuy vậy, cấu trúc này cũng phản ánh đánh giá của họ. Vì tác dụng kép đó, cho nên nó có tính lặp lại cao nhất.

Trừ mơ hình 1 và 9, các mơ hình cịn lại có tính đánh giá thực thụ. Giám khảo ƣa dùng nhất cấu trúc Sự vật được ĐG+Hạng ĐG (chiếm 13%). Mơ hình này là phản ứng trực tiếp của giám khảo sau màn thi của thí sinh hoặc khi thí sinh trình bày kết quả. Đó là lí do vì sao sự vật được ĐG đƣợc chú ý hàng đầu.

Mơ hình số 2 và số 7 khác nhau ở thành tố bản lề. Tuy nhiên, mơ hình số 7 có tỉ lệ sử dụng lặp lại ít hơn hẳn, bởi vì tính chất, đặc điểm của sự vật thƣờng đƣợc biểu đạt bằng tính từ/ngữ. Cú pháp tiếng Việt cho phép tính ngữ trở thành vị ngữ, có khả năng kết hợp trực tiếp với danh ngữ đứng trƣớc nó khơng cần đến động từ nối. Chúng ta có cấu trúc cú pháp tƣơng ứng mơ hình số 2 là: Danh ngữ chỉ sự vật được

ĐG+tính ngữ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật. Thành tố bản lề trong BTĐG của

giám khảo Việt chủ yếu là động từ có và là, mà ở đó cấu trúc cú pháp tiếng Việt chỉ cho phép có/là đƣợc tiếp nối bằng một danh ngữ; ta có cấu trúc cú pháp tƣơng ứng mơ hình số 7 là: Danh ngữ chỉ sự vật được ĐG+có/là+danh ngữ chỉ thuộc tính của sự vật. Do danh từ/ngữ thƣờng để gọi tên sự vật nên mơ hình này ít lặp lại hơn vì địi hỏi giám khảo phải đúc kết đƣợc tên gọi thuộc tính của sự vật (ví dụ 23).

(23) Có thể cái phần của bạn nó là một cái điểm mới cho cuộc thi năm nay. [T.10.37]

Mơ hình số 4 và số 5, giống nhƣ mơ hình số 2 và 7, chỉ khác nhau về thành tố

bản lề. Tuy nhiên, hai mơ hình này gần tƣơng đƣơng về tỉ lệ sử dụng lặp lại. Khác

với mơ hình số 7, mơ hình số 5 phổ biến hơn vì giám khảo rất dễ chỉ ra vật sở hữu của thí sinh để đánh giá (bài hát, giọng hát, động tác,…) hoặc qui gán thí sinh với một giá trị, thuộc tính, phẩm chất (tài năng, nghệ sĩ, thí sinh,…) (ví dụ 24).

(24) Em ơi, em có một chất giọng rất là tuyệt vời. [N.05.22]

Ngồi ra, mơ hình 3 là mơ hình rút gọn chỉ cịn hạng ĐG phản ánh đúng tính chất của lời nói, khơng cần các thành tố khác làm nền tảng và giám khảo đi thẳng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)