Quyền hợp pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 141 - 145)

Trong tiếng Việt:

Kết quả khảo sát cho thấy giám khảo duy trì quyền hợp pháp ở mức độ khá cao, biểu đạt qua cách thức xƣng hô, đƣa ra quyết định và xác định mức độ thẩm quyền cá nhân khi xử trí với thí sinh. Trƣớc hết, quyền này thể hiện tƣơng đối tƣờng minh và tự nhiên trong hầu hết biểu thức đánh giá của giám khảo thông qua chiến lƣợc xƣng hô và cách thức đƣa ra quyết định đối với thí sinh.

Quyền này cũng đƣợc biểu đạt rõ ràng qua tuyên bố quyết định thí sinh đạt yêu cầu hay thí sinh bị loại. Biểu thức thông lệ của 3 trong số 4 chƣơng trình khảo sát khi đƣa ra phán xét cuối cùng về thí sinh thƣờng là “tơi đồng ý”, “tơi khơng đồng

ý”. Đây là cách nói trang trọng, qui thức do “đồng ý” là một từ Hán-Việt.

Ngồi ra, đơi khi giám khảo bộc lộ quyền hợp pháp cao qua việc họ tự xác định mức độ thẩm quyển đánh giá của mình khi khoảng cách giám khảo-thí sinh gần hơn. Trong trƣờng hợp khảo sát, có giám khảo yêu cầu cao hơn với thí sinh đồng hƣơng nhƣng cũng có ngƣời hạ thấp yêu cầu với thí sinh đồng cảnh ngộ xa quê hƣơng bản quán với họ. Thái cực đánh giá khác nhau đối với các hoàn cảnh giống nhau chứng minh rõ các giám khảo có mức độ quyền lực cao khi vận dụng hoàn cảnh theo chủ ý của riêng mình vào biểu thức đánh giá.

(172) Tơi chưa thích lắm. Tại vì đồng hương nên cũng khó tính hơn một tí. [T.09.43]

(173) Tơi hiểu em. Bởi vì tơi là cũng là một người tha phương. Chuyện này là tôi hiểu nên tôi thông cảm cho em. [V.13.63]

Đơi khi đặc điểm vai trị và địa vị đƣợc giám khảo nêu lên rõ ràng, cho biết họ là ai và muốn mọi ngƣời nhận diện ra họ nhƣ thế nào. Khi giám khảo thể hiện

bản thân là ngƣời nghiêm khắc hay không, họ đều thực thi mức quyền lực cao bởi vì họ cho phép bản thân có quyền hợp pháp đó. Trong ví dụ dƣới đây, giám khảo tỏ ra thân thiện nhƣng phần nào cho thấy sự dễ dãi trong đánh giá thí sinh.

(174) Anh là giám khảo thân thiện nhất hành tinh này nên là yên tâm. Anh đồng ý.

[N.04.29] Nhƣng vị giám khảo dƣới đây lại tự xác định bản thân là ngƣời nghiêm khắc: (175) Tơi dám khẳng định cái điều đó bởi vì thực sự tơi khơng phải là một giám

khảo dễ tính. [N.06.18]

Tuy nhiên, trong các trƣờng hợp khi địa vị của thí sinh cao hơn, giám khảo phải rào đón nhiều hơn khi đƣa ra đánh giá, mức quyền lực của giám khảo trở nên thấp hơn, mặc dù vai trò và địa vị của giám khảo vẫn ngầm ẩn trong ngôn từ của họ với thí sinh. Trong ví dụ dƣới đây, thí sinh dự thi là một ca sĩ (đồng nghiệp của các giám khảo) nhƣng trẻ hơn và danh tiếng ít hơn. Tất cả các giám khảo khác đã sử dụng nhiều cách rào đón khác nhau và đánh giá gián tiếp nhiều hơn để làm giảm lực ngôn trung tiêu cực. Vị giám khảo này cũng rào đón nhƣng sử dụng biểu thức hƣớng tới ngƣời nói tăng cƣờng lực ngơn trung tiêu cực. Mặc dù vậy, mức quyền lực đánh giá vẫn thấp hơn so với khi ngơn từ khơng có rào đón bởi vì qua cách rào đón dƣới dạng một lời xin phép, giám khảo này đã chuẩn bị tinh thần cho thí sinh đón nhận một đánh giá tiêu cực mức cao.

(176) Cho anh thẳng thắn ln nhe, anh khơng có thích cái tiết mục của em lắm tại vì là em chọn một bài hát nó q khó so với em. [N.05.29]

Liên hệ với tiếng Anh:

Về thực thi quyền hợp pháp, giám khảo Mỹ cũng biểu đạt mức quyền lực cao nhƣng so với giám khảo Việt, mức độ đó thấp hơn. Trƣớc hết, do đặc thù ngôn ngữ, trong tiếng Anh, hệ thống từ ngữ xƣng hơ đơn giản hơn, ít phân biệt hơn về vai trò, địa vị, tuổi tác so với hệ thống từ ngữ xƣng hô tiếng Việt (thƣờng xuyên nhất là cặp xƣng hô I-you/tôi-bạn) nên khoảng cách giám khảo-thí sinh ln đƣợc duy trì nhƣ nhau giữa các thí sinh. Do đó, về xƣng hơ, BTĐG của giám khảo Mỹ khơng có khác biệt đáng kể nào trong giao tiếp đánh giá với các đối tƣợng thí sinh khác nhau.

Ngoài khác biệt kể trên, biểu thức thơng lệ của chƣơng trình để phán quyết về thí sinh cũng khiến cho cách biểu đạt quyền lực giữa hai nhóm có sự khác nhau. Trong khi biểu thức ra quyết định của giám khảo Việt tƣơng đối trang trọng và qui thức, giám khảo Mỹ thƣờng nói I’m a yes, I’m a no. Cách nói của giám khảo Mỹ ít trang trọng hơn vì yes và no là thuộc về ngơn ngữ nói. Ngồi ra, trong khi giám khảo Việt chủ yếu dùng biểu thức Đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất+(khơng) đồng ý, có thể thêm các trạng từ hồn tồn, chắc chắn, cũng, hoặc tiểu từ tình thái rồi, ạ, nhé,…thì lời phán quyết của giám khảo Mỹ đa dạng hơn rất nhiều. Họ có thể biến tấu thành nhiều cách biểu đạt quyết định với từ yes (đồng ý), ví dụ:

(177) It’s a yes from me! (Một phiếu tán thành từ tôi) [G.10.36];

(178) Yeah! (Tán thành!) [X.07.28];

(179) I vote “yes”. (Tôi bỏ phiếu “tán thành”) [G.09.32];

(180) I'm going to give you a big “yes”. (Tơi sẽ cho bạn một chữ “có” lớn) [G.08.34]

(181) A big fat “yes”! (Một chữ “có” lớn béo) [X.04.18]

(182) You’ll get a big “yes”! (Bạn sẽ nhận đƣợc một chữ “có” lớn) [G.08.42]

(183) That's a big “yes”. (Đó là một chữ “có” lớn) [M.12.51]

(184) So I am a huge “yes”. (Vì vậy, tơi vơ cùng tán thành) [M.13.54]

(185) This is a very very very easy yes. (Đây là một chữ “có” rất rất rất rất dễ dàng)

[X.04.16] (186) You've got 4833 yeses. (Bạn có 4833 lời đồng ý) [X.04.26]

Hoặc biểu đạt quyết định không tán thành với từ no (khơng đồng ý), ví dụ: (187) My answer is “no, no”. (Câu trả lời của tôi là không, không) [G.09.31];

(188) The decision is “no”. (Quyết định là “không”) [G.10.32];

(189) I'm also gonna have to say “no”. (Tôi cũng sẽ phải nói “khơng”) [X.05.14]

(190) I’m gonna say “no”. (Tơi sẽ nói “khơng”) [X.04.29] (191) No, … no, sweety! (Không, … không, cƣng ạ) [X.06.30]

(192) And sadly I’m a “no” this year. (Và đáng buồn là năm nay tôi không đồng ý)

[M.13.64] (193) For me, it’s a “no”. (Đối với tơi, đó là khơng đồng ý) [M.12.62]

Hoặc biểu đạt quyết định bằng từ ngữ ngữ cảnh:

(194) And by all means, I’ll vote for you to go to Las Vegas. (Dĩ nhiên, tôi sẽ bỏ phiếu cho bạn đi Las Vegas) [G.08.35]

(195) If it’s up to me, We’re going to Las Vegas! (Nếu điều đó phụ thuộc vào tơi, chúng

ta sẽ đi Las Vegas) [G.09.37]

(196) Sir, you’re going to Vegas. (Thƣa ngài, ngài sẽ đi Vegas) [G.09.48]

(197) Vegas! [G.09.42]

(198) Come to pick up your apron! (Hãy đến nhận tạp dề của bạn) [M.11.63]

(199) And G., I am not giving you an apron. (Và G., tôi sẽ không trao cho bạn tạp dề

đâu) [M.11.56]

(200) Please take the apron off! (Xin hãy tháo tạp dề ra) [M.12.70]

Các biểu thức trong ví dụ 194 đến 200 sử dụng từ ngữ ngữ cảnh là qui ƣớc chiến thắng của chƣơng trình. Sự phong phú trong cách thể hiện trên, ngoài khả năng làm tăng sức hấp dẫn của chƣơng trình giải trí, cho thấy sự năng động và ít trang trọng hơn trong BTĐG quyết định của giám khảo Mỹ. Khoảng cách giám khảo-thí sinh giảm xuống. Do đó, những BTĐG đó biểu đạt một mức quyền lực thấp hơn. Mặc dù mức quyền hợp pháp đƣợc thể hiện thấp hơn, nhƣng giám khảo Mỹ lại rất rõ ràng về quyền lực gắn với vai trị giám khảo của mình. Điều này thể hiện ở sự dứt khốt trong quyết định đối với thí sinh. Trong khi giám khảo Việt phải biện hộ cho quyết định khơng đồng ý của mình (ví dụ 201), giám khảo Mỹ chấm dứt luôn quyền dự thi của một thí sinh khi ngƣời đó khơng đáp ứng đúng u cầu (ví dụ 202).

(201) Và tơi cũng nói một điều là nếu như bạn thực sự đam mê cái nghề này và bạn thấy những cái điều chúng tơi nói là sai, bạn có thể đi theo con đường này. Bạn nghĩ rằng là chúng tơi có thể là những người khơng đánh giá đúng thì bạn vẫn có thể tiếp tục đam mê cái nghề này và sẽ có câu trả lời cho bạn. Nhưng chúng tơi là những người nói rất thật và rất thẳng để góp ý thêm cho bạn thôi. [N.06.14]

(202) GK1: OK, A.. I wouldn't have sung that song. We're gonna vote. L.A., yes or no? (Đƣợc rồi, A.. Tơi sẽ khơng hát bài đó. Chúng tơi sẽ bình chọn. L.A., đồng ý hay khơng?) GK2: Do you know what? I'm sorry. It's gonna be a no for today. (Bạn biết gì khơng? Tơi xin lỗi. Sẽ là không đồng ý đối với hôm nay.)

TS: Thank you! (Cảm ơn anh!)

GK3: No,... No, sweetie! (Không, … Không, cƣng ạ!) TS: Thank you! (Cảm ơn chị!)

GK4: I'm really sorry, sweetheart. It’s a no. (Tôi thực sự xin lỗi, cƣng. Không đồng ý.) TS: Thank you! (Cảm ơn chị!)

GK1: It's a no today. Thank you! (Không đồng ý hôm nay. Cảm ơn bạn!) TS: Thank you! (Cám ơn các anh chị) [X.04,05,06,07.30]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)