Các chủ đề đánh giá của giám khảo truyền hình thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 108 - 115)

Trong tiếng Việt:

Bốn chƣơng trình đƣợc khảo sát tập trung vào bốn lĩnh vực khác nhau (khiêu vũ, ca nhạc, tài năng bí ẩn, và nấu ăn). Do đặc điểm từng chƣơng trình, một số chủ đề có thể ít đƣợc đề cập hơn các chủ đề khác, nhƣng nhìn chung, khảo sát cho thấy các chủ đề chung, vẻ bề ngồi, vật sở hữu, cá tính, kĩ năng/khả năng đều đƣợc đề cập đến ở cả bốn chƣơng trình. Từ đó có thể hình dung một bức tranh chung về chủ đề đánh giá trên các chƣơng trình giải trí truyền hình hiện nay.

3.2.1.1. Chủ đề chung

Chủ đề chung là một nhóm đƣợc chúng tơi lập ra để xếp tất cả những BTĐG không thể hiện rõ chủ đề hoặc gộp nhiều chủ đề cũng nhƣ nội dung khác vào một phát ngôn. BTĐG không hiển minh về chủ đề thƣờng là những cụm từ ngữ thơng lệ của chƣơng trình. Chẳng hạn, khi ra quyết định lựa chọn thí sinh đạt yêu cầu, giám khảo nói “tơi đồng ý”, “tơi khơng đồng ý”. Một số BTĐG chung khác cũng rất hay đƣợc giám khảo sử dụng để đánh giá tích cực, hoặc tiêu cực nhƣng không rõ về chủ đề nào: “xin chúc mừng bạn”, “rất tiếc”. Chủ đề đánh giá chung trong đó BTĐG gộp nhiều chủ đề nhƣ ví dụ sau, giám khảo đánh giá cao về kĩ năng (hát tốt, hát hay), cá tính (bản lĩnh) và vẻ bề ngồi (cái hình thể đẹp) của thí sinh trong một phát ngơn.

(134) Có một người nghệ sĩ, ca sĩ mà vừa hát tốt, hát hay, bản lĩnh mà lại có một cái hình thể đẹp như vậy thì bây giờ cũng là một cái nhân tố hiếm có. [N.06.30]

Có 30,97% ngơn từ không bộc lộ chủ đề tƣờng minh hoặc đa chủ đề. Nghiên cứu này chú ý phân tích những ngơn từ bộc lộ rõ chủ đề đánh giá cụ thể hoặc dễ dàng suy ra chủ đề từ ngữ cảnh trực tiếp (chiếm 69,03% tổng số biểu thức đánh giá đƣợc khảo sát). Dƣới đây là kết quả khảo sát đặc điểm NNĐG của giám khảo từ góc độ 4 chủ đề đánh giá (vẻ bề ngoài, vật sở hữu, cá tính và kĩ năng/khả năng).

3.2.1.2. Chủ đề vẻ bề ngoài

Những yếu tố về “vẻ bề ngồi” dù ít đƣợc giám khảo đánh giá nhất (5,5%) nhƣng rất đáng lƣu ý. Giám khảo hay đề cập đến đặc điểm hình thể và trang phục. Hầu hết BTĐG về đặc điểm hình thể thƣờng tích cực và tƣờng minh, ít rào đón. (135) Em có một cái hình thể rất là đẹp. [B.02.01]

Tuy nhiên, BTĐG đề cập đến đặc điểm hình thể tiêu cực thƣờng khơng tƣờng minh và đƣợc gia giảm tối đa bằng cách đánh giá tích cực nhằm vào chủ đề khác. (136) Khi mà H.Q.H. thấy bạn bước ra thì Q.H. có hơi nghi ngại, bởi vì bạn cũng

biết là bây giờ trong thị trường âm nhạc bây giờ người ta khơng có những là nghe mà người ta cịn địi hỏi cả về cái nhìn nữa. Nhưng mà thật sự tôi nghĩ rằng một cái điều đặc biệt là bạn khơng cần phải cái sự hình thức bên ngồi nhưng bạn sẽ chinh phục khán giả bằng giọng hát của bạn. [N.06.18]

Trong ví dụ trên, để đánh giá về thí sinh có ngoại hình quá khổ nhƣng hát hay, giám khảo đã dùng các từ ngữ trừu tƣợng để đề cập một cách gián tiếp đến đặc điểm hình thể của thí sinh (cái nhìn, cái sự hình thức bên ngồi). Cùng với việc sử dụng tiểu từ tình thái “cái”, “cái sự”, giám khảo đặt đánh giá về đặc điểm hình thể trong thế đối lập với nội dung đánh giá tích cực ở mức độ cao (qua việc sử dụng động từ chinh phục), trên hết là thế đối lập giữa BTĐG tiêu cực ở mức thấp (có hơi

nghi ngại) và BTĐG tích cực ở mức cao (thật sự …. chinh phục). Đó là chiến lƣợc

giao tiếp đánh giá giữ thể diện cho thí sinh của giám khảo.

Tuy nhiên, giám khảo tỏ ra ít khoan dung với kiểu trang phục khơng phù hợp. Thí sinh dƣới đây đã đƣợc yêu cầu vào hậu trƣờng thay trang phục và biểu diễn lại.

(137) Thực sự mà nói thì khi bạn xuất hiện với cái bộ trang phục nữ thì (đã rất) hơi bị mất thiện cảm một chút. May mà bạn đã cởi bỏ nó ra thì điểm cộng nó nhân lên gấp đôi. [T.08.36]

Biểu thức thứ nhất trực tiếp thể hiện sự đánh giá tiêu cực, trong đó có dấu hiệu sửa chữa thang độ đánh giá để giảm bớt sự vi phạm về thể diện. Ban đầu, giám khảo dùng “rất”, là điều biến tố tăng cƣờng mạnh mẽ lực ngôn trung. Giám khảo nhanh chóng sửa lại, thay vào đó bằng những điều biến tố giảm thiểu “hơi” và “một

chút”. Biểu thức thứ hai đánh giá tích cực ở mức độ cao. 3.2.1.3. Chủ đề vật sở hữu

Chủ đề “vật sở hữu”vận dụng cho nghiên cứu này bao gồm những biểu đạt về sản phẩm, thành phần tạo nên sản phẩm, một số thuộc tính của đối tƣợng đƣợc đánh giá mà đƣợc nêu trong BTĐG có kèm theo từ chỉ quan hệ sở hữu, thƣờng không đƣợc biểu đạt nhƣ là kết quả của một quá trình, của sự nỗ lực hay của việc thực hiện kĩ năng. Chủ đề này chiếm 18,94% tồn bộ BTĐG.

(138) Món vịt nấu chao của em chưa thuyết phục tôi. [V.13.54]

Kết quả đáng lƣu ý là giám khảo sử dụng khá nhiều danh ngữ có từ “của” chỉ sự sở hữu. Khi BTĐG thể hiện sự sở hữu nhiều, nó tạo cảm giác dƣ thơng tin, vì chỉ có thí sinh đó đang thực hiện phần thi của mình, khơng cần thiết phải dùng giới từ sở hữu nhiều lần.

(139) Cái salad của em cái vị thì cũng được nhưng mà cái décor cái trình bày của em ở trên đó thì khơng được đẹp và cái này của em được gọi là món nhậu.

[V.11.55] Cấu trúc Danh ngữ+giới từ của+từ ngữ xƣng hô xuất hiện rất nhiều trong

toàn bộ dữ liệu nghiên cứu, chẳng hạn: cái phát âm của em, cái sự nồng nàn của bạn, phần trình diễn của bạn, món ăn của chị, cái phần sau của em, cái kĩ năng của bác, cái nền cơ bản của anh, …

3.2.1.4. Chủ đề cá tính

Chủ đề đánh giá về “cá tính” xuất hiện khá ít (chiếm 10,35%). Chủ đề này chỉ những khía cạnh nhân cách của đối tƣợng khiến cho họ khác với những ngƣời khác.

Trong số các đặc điểm nhân cách hay đƣợc nhắc tới nhất là những nét khác biệt ở thí sinh và những nét bộc lộ họ là ai thông qua sản phẩm hay khả năng trong cuộc tranh tài. Trong phán định thí sinh khơng đạt u cầu dƣới đây, nét cá tính tích cực đƣợc nêu ra trƣớc nhằm giảm thiểu sự đe dọa thể diện của trọng tâm lực ngôn trung đánh giá tiêu cực trong các phát ngôn cuối.

(140) Em rất là vui tính. Em chọn bài hát cũng rất là vui nhộn, gây khơng khí cho

khán giả. Người ta không bao giờ rời (ra) (khỏi) mắt khỏi em được hết, điều

đó rất cần. Nhưng mà cái giọng hát của em nó có vấn đề, nó chưa có đủ để mà mình có thể đi xa hơn. [N.04.25]

Tuy vậy, trong chủ đề về cá tính, nhân cách, đơi khi giám khảo đƣa ra phán xét về nghề nghiệp, cơng việc của thí sinh, so sánh phần trình diễn của họ với nghề nghiệp ngồi đời. Trong ví dụ sau, giám khảo Việt đánh giá về một thí sinh tự giới thiệu mình là một diễn viên tham gia thi tài nấu ăn trong chƣơng trình Vua Đầu bếp. Cuộc thi này có lẽ khơng là nơi đánh giá đƣợc nghề diễn viên. Nhƣng giám khảo đã đƣa ra đánh giá về nghề nghiệp để ngầm đánh giá tiêu cực về tính cách của thí sinh. (141) Tơi thấy chị rất là hợp với một diễn viên. [V.13.52]

Ở một ví dụ khác, giám khảo Việt so sánh nghề bán thịt bị ở chợ của thí sinh với vị trí trong cuộc thi Vua Đầu bếp:

(142) Em là một cái người bán thịt ở chợ A.Đ. mà em lại đứng trước một cuộc thi

chương trình Masterchef quốc tế như vậy. Em rất tự tin. [V.13.55]

Dù không hàm ý tiêu cực, nhƣng những BTĐG trên nêu ra một sự so sánh giữa tình huống hiện tại và cơng việc ngồi đời. Do đó, những BTĐG đó gợi lên nghĩa tiêu cực về nhân cách của TS. Ở ví dụ (141) có hàm ý là ngƣời đó đang diễn xuất, ở ví dụ (142) đó là hàm ý vị trí bán thịt ở chợ nói chung thì thấp kém.

3.2.1.5. Chủ đề kĩ năng/khả năng

Chủ đề “khả năng/kĩ năng” chiếm 34,24% BTĐG của giám khảo. Nhƣ vậy, chủ đề này chính là trọng tâm của sự kiện đánh giá của giám khảo và nó đƣợc thực hiện với một khuynh hƣớng đề cao thí sinh. Khi thí sinh đạt yêu cầu về kĩ năng, giám khảo khơng tiếc lời ca ngợi. Ngồi cách phổ biến nhất là nhận xét trực tiếp vào mảng kĩ năng

đạt u cầu đó, bình luận mảng đó đạt u cầu về cái gì, nhƣ thế nào hoặc tại sao (ví dụ 143), giám khảo có nhiều cách đánh giá năng động khác. Họ có thể so sánh kĩ năng của thí sinh này với kĩ năng của các thí sinh khác (ví dụ 144). Có khi họ so sánh với những nghệ sĩ đã thành danh, thậm chí là chính bản thân họ (ví dụ 145). Họ cũng có thể đƣa ra phán đốn đầy kì vọng về thí sinh (ví dụ 146), hay nêu các cảm xúc tích cực mạnh mẽ về những sự trình diễn kĩ năng vƣợt sự mong đợi của họ (ví dụ 147).

(143) Tơi khen H.H. lắm. Tại vì là cái phần hiphop em đã thể hiện được tất cả những cái phần beat. Tức là cái phần nhịp (tức là) rất sắc nét, và vào được và ra được cái khơng khí, ra được cái năng lượng của hiphop. [B.02.08]

(144) Nãy giờ chắc là em là người sáng nhất trên sân khấu rồi. [N. 05.27]

(145) Anh cũng là nhạc sĩ mà anh cũng biết hát nhưng mà em hát hay hơn nhiều.

[N.05.16] (146) 17 mà hát như vậy thử hỏi vài năm nữa sẽ hát như thế nào? kinh khủng hơn

nữa, đúng không? [N.04.23]

(147) Mới có 5 tuổi mà học đánh đàn 2 tháng mà đánh đàn như thế thì cơ cực kì ngưỡng mộ. [T.10.38]

Tuy nhiên, đáng lƣu ý là khi đƣa ra đánh giá tiêu cực về chủ đề kĩ năng, giám khảo dùng nhiều tính từ tiêu cực thiên về cảm xúc, thái độ, chất lƣợng, chẳng hạn:

sợ, phiền, run, mạo hiểm, sơ sài, khó (khăn), chói, sai, cứng, hư/hỏng, mặn, nhão, mềm,…. Bởi vì tính từ thƣờng miêu tả trạng thái, tính chất nên việc sử dụng tính từ

sẽ khiến BTĐG tiêu cực mang tính phán định hơn và cố hữu hơn, ví dụ: (148) TS: Chef K. có phiền uống chung li của chị khơng ạ?

GK: Cái này là có phiền. [V.11.52] (149) Bạn lên nốt cao là nó bị hỏng. [N.06.14]

Liên hệ với tiếng Anh:

BTĐG bằng tiếng Anh của giám khảo ở Mỹ có khuynh hƣớng chung tƣơng tự nhƣ giám khảo Việt. Thứ nhất, họ cũng sử dụng một số biểu thức lặp lại theo thông lệ của chƣơng trình, hoặc thói quen bày tỏ cảm xúc khi đánh giá. Chẳng hạn, họ hay dùng it’s a yes from me, I’m a no, congratulations, wow, I love you, sorry,…

Thứ hai, họ cũng có khuynh hƣớng đánh giá tích cực về đặc điểm hình thể. (150) Do you know what I find really really interesting? It's that you have such a

cute face. (Bạn có biết tơi thấy điều gì thực sự thú vị khơng? Đó là bạn có

một gƣơng mặt dễ thƣơng đến vậy) [X.07.18]

Thứ ba, trong phán định thí sinh khơng đạt u cầu, họ cũng có chiều hƣớng nêu ra nét cá tính tích cực nhằm giảm thiểu sự đe dọa thể diện của trọng tâm lực ngôn trung đánh giá tiêu cực.

(151) I think you are a very sweet woman, but I am a no. (Tôi nghĩ bạn là một phụ

nữ rất ngọt ngào, nhƣng tôi không đồng ý) [G.08.32]

Tuy nhiên, BTĐG của giám khảo Mỹ bộc lộ một số điểm khác biệt. Thứ nhất, về vẻ bề ngoài, giám khảo Mỹ tỏ ra khoan dung hơn với trang phục của thí sinh. Chẳng hạn trong ví dụ dƣới đây, dù khơng bằng lịng với màn biểu diễn của thí sinh (biểu diễn ảo thuật nhƣng chủ yếu là màn thoát y) nhƣng giám khảo Mỹ khơng có lời nào trực tiếp thể hiện sự tiêu cực. Nhận xét của giám khảo Mỹ dƣới đây so sánh những gì ơng mong đợi và thực tế trên sân khấu. Sự khác biệt giữa điều mong đợi và thực tế cho thấy giám khảo thất vọng và khơng bằng lịng. Đây là cách đánh giá giữ thể diện, khơng sử dụng bất kì từ vựng chỉ cảm xúc, thái độ tiêu cực nào. Hơn thế nữa, nó cịn đi kèm một lời an ủi.

(152) I wanted to see some magic. And all I saw was a guy with his pants off and a

rather small pack, which is quite frank. Don't feel bad! (Tôi đã muốn đƣợc xem

màn ảo thuật nào đó. Và tất cả những gì tơi thấy là một anh chàng cởi bỏ quần và mặc một quần đùi nhỏ, nói thẳng nhƣ vậy. Đừng cảm thấy tệ nhé!) [G.08.31] Thứ hai, giám khảo Mỹ ít sử dụng sở hữu cách hơn khi qui chiếu về chủ đề

vật sở hữu. Một phần là do trong tiếng Anh có quán từ a/an/the, nên việc qui chiếu

sự vật trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhiều lần sử dụng các từ ngữ chỉ định this/these (này), that/those (kia) và các đại từ thay thế: it (nó), them (chúng),… chứ không thƣờng xuyên dùng sở hữu cách nhƣ trong BTĐG của giám khảo Việt. Ngơn từ của họ vì thế tỏ ra ngắn gọn và khách quan hơn.

(153) I love the broth. I thought it was really tasty. (Tơi u/rất thích cái nƣớc dùng.

Tơi nghĩ nó thực sự ngon) [M.13.56]

Thứ ba, ở chủ đề kĩ năng, giám khảo Mỹ thể hiện khuynh hƣớng tƣơng đối

khác so với giám khảo Việt khi đƣa ra đánh giá tiêu cực. Trong khi giám khảo Việt dùng nhiều tính từ tiêu cực thiên về cảm xúc, thái độ, chất lƣợng hơn thì giám khảo Mỹ đánh giá tiêu cực chủ yếu thông qua động từ: it did not work for me; you’re not

inspiring anybody; I don’t know what you’re doing up there; it’s overly salted; I don’t see it in the plate; almost as you try to run before you can walk; that’s been said I didn't see that move tonight; … Việc sử dụng động từ hƣớng tới hành động, cái diễn ra

trực tiếp chứ khơng phải cái bản chất. Nó thể hiện giám khảo Mỹ thiên về xem xét quá trình nhiều hơn là kết quả, thể hiện tình huống nhiều hơn là bản chất. BTĐG sử dụng động từ để đánh giá tiêu cực, do đó, tỏ ra khéo léo hơn và giữ thể diện cho ngƣời thụ ngôn hơn, trong khi mức độ tiêu cực vẫn có thể rất cao.

Thứ tƣ, điểm khác biệt đáng lƣu ý trong chủ đề về cá tính là giám khảo Mỹ khơng phán xét về nghề nghiệp, cơng việc của thí sinh, cũng khơng so sánh phần trình diễn của họ với nghề nghiệp ngồi đời nhƣ giám khảo Việt. Họ có cách biểu đạt bình đẳng, tơn trọng hơn giám khảo Việt. Khi đề cập đến, họ chỉ lên án những ngƣời lƣời biếng, không cố gắng hoặc lừa gạt.

(154) You walked out here you look like a hippie. I said if this guy was my son I'd sit him down and say “listen, you’d better get a real job”. (Bạn bƣớc ra đây

bạn trông giống nhƣ một gã hippie [từ Mỹ: thanh niên lập dị, chống lại các qui ƣớc xã hội]. Tơi nói nếu gã này là con trai tơi, tơi sẽ bảo nó ngồi xuống và nói “nghe này, con nên kiếm một công việc thực sự đi”) [G.08.33]

Cuối cùng, giám khảo Mỹ sử dụng tỉ lệ BTĐG về vẻ bề ngoài, vật sở hữu

thấp hơn so với giám khảo Việt (lần lƣợt là 1,48% so với 5,5%, và 14,62% so với 18,94%). Trong khi đó, họ đánh giá nhiều hơn về kĩ năng và cá tính (lần lƣợt là

35,67% so với 34,24%, và 11,86% so với 10,35%). Nhƣ vậy, giám khảo Mỹ chú ý tới các phẩm chất bên trong hơn một chút so với sự biểu đạt bên ngồi của thí sinh (Xin xem Bảng iii.10 và Bảng iii.13 Phụ lục 3 để có số liệu chi tiết).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)