Thực trạng trình độ học vấn và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Thanh Hoá hiện nay

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 33 - 37)

cán bộ hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Thanh Hoá hiện nay

Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Thanh Hoá, trước hết, cũng có những đặc điểm chung của cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nước ta là: đã trải qua thử thách trong đấu tranh cách mạng, có vốn sống, vốn kinh nghiệm thực tiễn phong phú, giữ được phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng. Bên cạnh những mặt mạnh đó, đội ngũ cán bộ này cịn có những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cơng tác lãnh đạo. Đó là sự hạn chế về trình độ học vấn, trình độ chun mơn và đặc biệt là năng lực tư duy và trình độ LLCT.

Hiện nay, tổng số cán bộ trong ban chấp hành Đảng bộ, thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh xã, phường, thị trấn ở Thanh Hóa là 55.939 người. Từ thực tiễn khảo sát đội ngũ này cho thấy, trình độ học vấn, trình độ lý luận được thể hiện như sau:

* Về trình độ học vấn

Năm 2002, trình độ trung học phổ thơng (THPT) chiếm 51,11%, trong đó, ban thường vụ Đảng ủy xã 64,33%, thường trực Hội đồng nhân dân 66,61%, thường trực Ủy ban nhân dân 72,27%, thường trực Mặt trận Tổ quốc

52,46%, ban thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ 57,27%, ban thường vụ Hội nơng dân 52,55%, ban thường vụ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 81,28%, ban thường vụ Hội cựu chiến binh 59,3%. Trình độ trung học cơ sở (THCS) và cận THCS cịn tới 48,89%.

Năm 2011, trình độ THPT tỷ lệ 82,76%, tăng so với năm 2002 là 31,65%. Trong đó, ban thường vụ Đảng ủy xã 93,15%, thường trực Hội đồng nhân dân 94,78%, thường trực Ủy ban nhân dân 96,99%, thường trực Mặt trận Tổ quốc 86,62%, ban thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ 82,19%, ban thường vụ Hội nơng dân 76,97%, ban thường vụ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 98,74%, ban thường vụ Hội cựu chiến binh 75,1%. Trình độ THCS và cận THCS tỷ lệ 17,24%, giảm so với năm 2002 là 31,65%.

Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở các vùng, miền cũng có sự chênh lệch. Năm 2002, tại 16 huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn được thể hiện: THPT tỷ lệ 56,42%, trong đó, ban thường vụ Đảng ủy xã 68,39%, thường trực Hội đồng nhân dân 73,17%, thường trự Ủy ban nhân dân 70,95%, thường trực Mặt trận Tổ quốc 58,82%, ban thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ 66,11%, ban thường vụ Hội nơng dân 62,39%, ban thường vụ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 85,81%, ban thường vụ Hội cựu chiến binh 71,07%; trình độ THCS tỷ lệ 43,58%. Trình độ học vấn của cán bộ khu vực 11 huyện miền núi: THPT tỷ lệ 45,8%, THCS tỷ lệ 54,2%.

Năm 2011, tại 16 huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng: THPT tỷ lệ 93,16%, tăng 36,74%. Trong đó, ban thường vụ Đảng ủy xã 95,05%, thường trực Hội đồng nhân dân 94,86%, thường trực Ủy ban nhân dân 96,78%, thường trực Mặt trận Tổ quốc 84,65%, ban thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ 91,66 %, ban thường vụ Hội nơng dân 92,78 %, ban thường vụ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 97,25%, ban thường vụ Hội cựu chiến binh 78,62%; THCS tỷ lệ 6,84%, giảm 38,96%. Khu vực 11 huyện miền núi,

THPT tỷ lệ 72,36%, tăng 26,56% so với 2002, THCS tỷ lệ 27,64%, giảm 26,56% so với 2002.

Tỷ lệ cán bộ xã, phường, thị trấn đạt trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên cũng khác nhau qua các năm, giữa các khu vực trong tỉnh. Năm 2002, khu vực 16 huyện, thị, thành phố khu vực đồng bằng, cán bộ xã trong diện khảo sát có trình độ từ trung cấp trở lên đạt tỷ lệ 23,22%, cán bộ có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm 76,78% ; khu vực 11 huyện miền núi: trình độ từ trung cấp trở lên 17,62%, trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo 82,38%. Năm 2011, khu vực 16 huyện, thị, thành phố khu vực đồng bằng, cán bộ xã trình độ từ trung cấp trở lên đạt tỷ lệ 40%, cán bộ có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm 60% ; khu vực 11 huyện miền núi: trình độ từ trung cấp trở lên 27,5%, trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo là 72,5%. (Số liệu khảo sát thực tế tháng 6 năm 2011).

Từ kết quả khảo sát có thể nhận định: Bằng sự nỗ lực của các cấp ủy, Chính quyền trong tỉnh trước u cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, phục vụ các mục tiêu phát triển của tỉnh, trình độ học vấn, chun mơn của đội ngũ cán bộ cấp xã ở Thanh Hóa đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao về lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình hiện nay, trình độ học vấn, chun mơn của đội ngũ này cịn nhiều hạn chế, bất cập. Việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn chưa thực sự đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh, ngay cả đội ngũ cán bộ quan trọng là thường trực Đảng ủy, thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trình độ cũng chưa cao, chưa đồng đều, chưa đáp ứng tốt thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở.

* Về trình độ lý luận chính trị

Qua khảo sát ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cho thấy, trình độ LLCT của đội ngũ cán bộ trong ban chấp hành Đảng bộ, thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã đã

được cải thiện theo tiến trình đổi mới chung của đất nước, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và không đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh.

Năm 2002, trình độ chính trị từ trung cấp trở lên là 25,69%. Trong đó, ban thường vụ Đảng ủy xã 76,76%, thường trực Hội đồng nhân dân 73,08%, thường trực Ủy ban nhân dân 69,67%, thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc 52,29%, ban thường vụ Hội phụ nữ 31,51%, ban thường vụ Hội nông dân 25,37%, ban thường vụ Đoàn thanh niên 28,31%, ban thường vụ Hội cựu chiến binh 19,17%. Các chức danh quan trọng, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên được thể hiện: Bí thư Đảng ủy 81,12%, chủ tịch Hội đồng nhân dân 81,21%, chủ tịch Ủy ban nhân dân 74,84%.

Cụm 16 huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng, trình độ từ trung cấp LLCT trở lên tại cấp xã tỷ lệ 30,56%. Trong đó, ban thường vụ Đảng ủy 77,15%, thường trực Hội đồng nhân dân 74,89%, thường trực Ủy ban nhân dân 69,91%, thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc 57,65%, ban thường vụ Hội phụ nữ 22,88%, ban thường vụ Hội nơng dân 28,01%, ban thường vụ Đồn thanh niên 29,04%, ban thường vụ Hội cựu chiến binh 41,37%. Các chức danh quan trọng: Bí thư Đảng ủy 82,57%, chủ tịch Hội đồng nhân dân 81,96%, chủ tịch Ủy ban nhân dân 74,20%. Cụm 11 huyện miền núi, tỷ lệ đạt trình độ trung cấp chính trị trở lên là 20,82%, cịn 79,18% chưa đạt chuẩn.

Năm 2011, trình độ chính trị từ trung cấp trở lên trong đối tượng khảo sát là 35%. Trong đó, ban thường vụ Đảng ủy xã 88,65%, thường trực Hội đồng nhân dân 83,7%, thường trực Ủy ban nhân dân 83,55%, thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc 60,27%, ban thường vụ Hội phụ nữ 46,25%, ban thường vụ Hội nơng dân 33,25%, ban thường vụ Đồn thanh niên 48,30%, ban thường vụ Hội cựu chiến binh 48,15%. Các chức danh quan trọng, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên thể hiện như sau: Bí thư Đảng ủy 95,06%, chủ tịch Hội đồng nhân dân 91,85%, chủ tịch Ủy ban nhân dân 88,91%.

Cụm 16 huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng, trình độ từ trung cấp LLCT trở lên tại xã, phường, thị trấn tỷ lệ 42,78%. Trong đó, ban thường vụ Đảng ủy 89,23%, thường trực Hội đồng nhân dân 85,75%, thường trực Ủy ban nhân dân 86,66%, thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc 65,57%, ban thường vụ Hội phụ nữ 43,68%, ban thường vụ Hội nông dân 46,86%, ban thường vụ Đoàn thanh niên 49,37%, ban thường vụ Hội cựu chiến binh 55,46%. Các chức danh quan trọng: Bí thư Đảng ủy 92,55%, chủ tịch Hội đồng nhân dân 89,86%, chủ tịch Ủy ban nhân dân 88,36%. Cụm 11 huyện miền núi, tỷ lệ đạt trình độ trung cấp chính trị trở lên là 28%, cịn 72% chưa đạt chuẩn (Số liệu khảo sát thực tế tháng 6 năm 2011).

Như vậy, đến thời điểm hiện nay, trình độ LLCT của hầu hết các chức danh lãnh đạo cũng chưa đảm bảo yêu cầu 100% đạt chuẩn. Những đối tượng cán bộ cấp xã tham gia ban chấp hành mà không giữ chức vụ chủ chốt, tỷ lệ được học tập LLCT cịn thấp, nhất là được đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên. Đây là thực trạng mà các cấp ủy, Chính quyền cần tập trung trong cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn chỉ đạo hiện nay.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, trình độ LLCT, đặc biệt trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa (11 huyện miền núi) so với đội ngũ cán bộ khu vực đồng bằng (16 huyện, thị, thành phố khu vực đồng bằng) cịn có khoảng cách tương đối xa. Từ thực trạng này, địi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến cơng tác nâng cao trình độ học vấn, trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w