Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, song song với việc rèn luyện về đạo đức, chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ chun mơn là một yêu cầu hết sức quan trọng. Vì chỉ trên cơ sở nâng cao trình độ chuyên mơn của giáo viên mới có thể nâng cao được chất lượng, hiệu quả trong giáo dục đào tạo.
Nhìn lại đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT cấp huyện tại Thanh Hóa hiện nay cho thấy cịn có những hạn chế, bất cập về năng lực chun mơn. Do đó, để nâng cao năng lực chun mơn của của đội ngũ cán bộ này cần quan tâm chú trọng đến một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, không ngừng bổ sung, nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, những tri thức ngoài chuyên ngành cho giảng viên.
Thực tế cho thấy, hầu hết giảng viên Trường chính trị tỉnh mới được đào tạo qua các chun ngành khoa học chính trị, cịn thiếu những kiến thức cơ bản của các ngành khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên. Vì vậy, một mặt khơng ngừng đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu đối với các chuyên ngành lý luận ở trình độ cao; mặt khác, để có năng lực chun mơn hồn chỉnh, mỗi giảng viên phải tự đào tạo, bồi dưỡng thêm cho mình những tri thức khoa học ngồi chuyên ngành. Trên cơ sở không ngừng bổ sung, nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học cho giảng viên, phải tiến đến việc tiêu chuẩn hóa đối với đội ngũ giảng viên ở Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT cấp huyện . Để thực hiện điều này, một hướng mở ra quan trọng là Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT cấp huyện, một mặt phải khuyến khích động viên giảng viên theo học các chương trình nghiên cứu sinh, cao học tại Học viện và các đơn vị trực thuộc Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, mặt khác, tăng cường tuyển chọn bổ sung những giảng viên trẻ có trình độ học vấn cao và có khả năng giảng dạy LLCT.
Hai là, cần chú trọng bồi dưỡng cho giảng viên những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, về lý luận dạy học, trên cơ sở đó hồn thiện về phương pháp dạy học.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, việc bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về giáo dục học, về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ này là hết sức cần thiết. Chỉ trên cơ sở nắm vững được những nguyên tắc cơ bản của khoa học giáo dục và những phương pháp sư phạm chủ yếu, giảng viên mới có thể giảng dạy một cách khoa học, đạt hiệu quả cao trong công tác chuyên môn. Thực hiện yêu cầu này, Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT cấp huyện có thể tổ chức những lớp bồi dưỡng ngắn ngày, tổ chức thao giảng, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giảng viên…
Ba là, tăng cường bồi dưỡng vốn kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên.
Chỉ trên cơ sở có vốn kinh nghiệm thực tiễn phong phú, giảng viên mới có thể có được những bài giảng sinh động với hiệu quả cao. LLCT cũng như các khoa học cụ thể khác phải được gắn liền với thực tiễn. Từ thực tiễn sẽ làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, đồng thời từ thực tiễn, với những kinh nghiệm quý báu sẽ cung cấp cho người học khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn cao hơn. Muốn học viên có thể nắm vững những vấn đề lý luận một cách sâu sắc và vận dụng chúng một cách có hiệu quả trong thực tiễn, đòi hỏi giảng viên phải giàu vốn kinh nghiệm thực tiễn.
Cán bộ giảng dạy muốn có vốn kinh nghiệm thực tiễn phong phú phải bằng nhiều con đường khác nhau: có thể đưa cán bộ thường xuyên đi tham quan, nghiên cứu thực tế; đồng thời cũng có thể tăng cường những cán bộ có trình độ học vấn cao, đã trải qua công tác thực tiễn về làm giảng viên v.v... Biện pháp tích cực nhất vẫn là phải tự bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giảng dạy của mình thơng qua việc cử giảng viên về tham gia công tác trực tiếp với các phong trào ở địa phương. Với biện pháp này có thể thực hiện bằng hai hình thức: có thể thơng qua cấp ủy địa phương cử cán bộ xuống nghiên cứu thực tế ở địa phương dài hạn; hoặc cử cán bộ xuống nghiên cứu thực tế thông
qua những chuyên đề cụ thể, với thời gian ngắn. Với hình thức thứ nhất, có thể tham gia trực tiếp một chức danh chủ chốt nào đó ở địa phương. Thơng qua đó, giảng viên khơng những nắm vững tình hình thực tế mà cịn có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những tình huống xảy ra trong thực tiễn sẽ giúp ích cho quá trình giảng dạy sau này. Với hình thức thứ hai, cán bộ giảng dạy sẽ có điều kiện thu thập, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong từng lĩnh vực cụ thể. Những hình thức này đã từng được áp dụng và đạt hiệu quả trên thực tế ở một số địa phương. Để thực hiện được điều này cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của ban thường vụ Tỉnh ủy, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp ủy ở các địa phương.
Bốn là, đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận chính trị
Việc đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT phải được tiến hành trên tất cả các mặt sau:
- Về nội dung: Ngoài những tri thức cơ bản chung về LLCT, về
chuyên ngành, để giúp cho giảng viên có một tri thức khoa học tổng hợp phục vụ cho giảng dạy cần trang bị cho học viên thêm những kiến thức về khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, về ngoại ngữ, tin học.
- Về phương pháp sư phạm: Trong quá trình đào tạo đội ngũ giảng viên cần quan tâm, chú trọng đến việc bồi dưỡng cho học viên những phương pháp giảng dạy hiện đại theo hướng lấy người học làm trung tâm thay thế cho phương pháp giảng dạy độc thoại cổ điển; tăng cường sử dụng những phương tiện hiện đại như: Projector, overhead, máy vi tính...