Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Trường chính trị tỉnh và các

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 37 - 40)

cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Trường chính trị tỉnh và các huyện, thị, thành uỷ trong tỉnh

2.1.2.1. Đổi mới nhận thức về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, trựctiếp là ban thường vụ Tỉnh uỷ, ban thường vụ các huyện, thị, thành uỷ tiếp là ban thường vụ Tỉnh uỷ, ban thường vụ các huyện, thị, thành uỷ

trong tỉnh với cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn

Nhận thức của cấp uỷ các cấp về sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục LLCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Thanh Hóa đã có bước chuyển biến rõ nét trong quá trình đổi mới, nhất là sau quy định 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng.

Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã xác định việc chỉ đạo cơng tác giáo dục LLCT có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo thực tiễn thưc hiện nhiệm vụ chính trị tại các địa phương, cơ sở. Từ đó, đã lãnh đạo Trường chính trị tỉnh, các huyện, thị, thành uỷ tập trung thực hịên tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Ban thường vụ Tỉnh uỷ xác định, học tập LLCT là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp. Cán bộ chủ chốt phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ LLCT, gắn với năng lực hoạt động thực tiễn. Từ sự chỉ đạo này, xác định việc học tập, nâng cao trình độ LLCT được thực hiện gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ, đảng viên; kết quả học tập LLCT là một trong những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá, sử dụng, thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh giá tư cách đảng viên…

Với sự chỉ đạo sâu sát, trong thời gian qua, thơng qua việc rà sốt, quy hoạch đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, bên cạnh việc nỗ lực, phối hợp có hiệu quả với Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và dự nguồn lãnh đạo, quản lý cho các sở, ban, ngành, các huyện, thị, thành phố, ban thường vụ Tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn. Thực tế khẳng định, bằng sự nỗ lực, cố gắng của Tỉnh uỷ, các huyện, thị, thành uỷ trong tỉnh, đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ

thống chính trị xã, phường, thị trấn đã được học tập LLCT với số lượng tương đối lớn. Số lượng cán bộ cơ sở được học tập LLCT do Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT huyện, thị, thành phố tổ chức trong 10 năm qua là lớn nhất từ trước đến nay. Cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa học tập LLCT được quan tâm nhiều hơn; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập LLCT tại Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT huyện, thị, thành phố cơ bản đáp ứng được yêu cầu…

Trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục LLCT phục vụ các mục tiêu phát triển, Trung ương đã ra các quyết định quan trọng chỉ đạo hoạt động hệ thống các Trường chính trị và Trung tâm BDCT cấp huyện: Ngày 3/9/2008, Ban bí thư đã ra quyết định số 184 QĐ/TƯ về chức

năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quyết định 185 QĐ/TƯ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bằng sự đổi mới trong chỉ đạo của ban thường vụ Tỉnh ủy về giáo dục LLCT tại Trường chính trị tỉnh và các huyện, thị, thành ủy, gắn với thực hiện các quyết định của Trung ương, công tác giáo dục LLCT đã được xác định lại tầm quan trọng của nó trong q trình đổi mới tại các địa phương. Ban thường vụ Tỉnh ủy, ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy đã quan tâm từ đầu tư cơ sở vật chất đến xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Q trình đổi mới này đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương thời gian qua.

Bên cạnh thành tích đạt được, cần tiếp tục khắc phục những hạn chế, trong đó tập trung là khắc phục biểu hiện coi nhẹ công tác giáo dục LLCT của một số cấp ủy, Chính quyền, chưa đặt đúng vị trí, vai trị của giáo dục LLCT trong nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, Chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w