thường vụ Tỉnh uỷ về cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tại Thanh Hoá
Tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức về giáo dục LLCT cho đội ngũ cán bộ cấp xã tại Thanh Hóa là việc làm quan trọng trong tiến trình đổi mới
công tác giáo dục LLCT. Chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của giáo dục LLCT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh, q trình đẩy mạnh CNH, HĐH, các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các đơn vị hữu quan mới có sự chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện để công tác này thực sự đổi mới.
Đổi mới công tác giáo dục LLCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tại Thanh Hóa gắn chặt với sự chỉ đạo trực tiếp của ban thường vụ Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo chun mơn của Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, sự quan tâm phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ban, ngành, cấp ủy, Chính quyền các địa phương.
Thời gian qua, cùng với đề xuất của Trường chính trị tỉnh và các huyện, thị, thành ủy, ban thường vụ Tỉnh ủy đã có sự quan tâm nhiều hơn tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở.
Với Trường chính trị tỉnh, trước yêu cầu đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lộ trình xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành tỉnh cơng nghiệp, ban thường vụ Tỉnh ủy đã có chương trình làm việc với với Nhà trường vào tháng 5/2011, với yêu cầu, nhiệm vụ:
Giao cho Trường chính trị chủ trì, phối hợp với ban Tổ chức, ban Tuyên giáo, ban Dân vận, Văn phịng Tỉnh uỷ, các sở, ban, ngành có liên quan dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường theo quyết định 184 - QĐ/TƯ, ngày 03/9/2008 của Ban bí thư Trung ương. Sau khi xây dựng đề án, Trường chính trị tỉnh cần
tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ chất lượng cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, phấn dấu xây dựng Trường chính trị tỉnh thành trung tâm đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở khu vực bắc Trung bộ.
Căn cứ quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Nhà trường phải dự báo được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích cán bộ, giảng viên học tập, nâng cao trình độ, đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên học tập, nâng cao trình độ chun mơn, đa dạng hóa các hình thức đi thực tế để cập nhập kiến thức mới, kiến thức thực tiễn…Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và mục tiêu xây dựng Trường trong giai đoạn mới, Nhà trường chủ động đề xuất điều chỉnh quy hoạch, mở rộng không gian, đầu tư các hạng mục phục vụ giảng dạy, học tập… [67].
Trên cơ sở này, ban thường vụ Tỉnh ủy đã có quyết định số 238- QĐ/TU, ngày 28/7/2011 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường
chính trị tỉnh trong giai đoạn mới, trong đó giao cho Nhà trường một số
nhiệm vụ mới, ngồi cơng tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, LLCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã như: bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ cho các cho các chức danh của Đảng, Chính quyền, đồn thể nhân dân, đaị biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện; tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và các chức danh tương đương; phối hợp với các Học viện, các Trường Đại học mở các lớp đào tạo cán bộ cơng chức, viên chức ở địa phương trình độ đại học, sau đại học, chuyên ngành xây dựng Đảng, Chính quyền, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước….
Ban thường vụ Tỉnh uỷ giao cho Trường chính trị tỉnh xây dựng đề án
“Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường chính trị tỉnh, giai đoạn 2011-2015”. Mục tiêu cụ thể của đề án là: Đổi mới đồng bộ các
khâu quản lý trong hoạt động đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, các loại hình bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chất lượng; cải tiến nội dung
chương trình đào tạo theo hướng tăng kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, kỹ năng tác nghiệp chuyên môn trong thực tiễn; xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, cơ cấu chuyên ngành hợp lý, có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn giảng dạy trong điều kiện mới, xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có chất lượng; xây dựng một số chương trình bối dưỡng, cập nhật quan điểm, kiến thức mới, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ cho các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở.
Ban thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã chỉ đạo các huyện, thị, thành uỷ nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại cấp huyện, gắn với đầu tư, nâng cao chất lượng các Trung tâm BDCT huyện, thị, thành phố.
Sự quan tâm, chỉ đạo của ban thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về chủ trương, định hướng phát triển Trường chính trị tỉnh, định hướng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT. Đây là đường hướng cơ bản để Nhà trường, các huyện, thị, thành uỷ cụ thể hoá, phối hợp các ngành, các địa phương trong tổ chức thực hiện theo lộ trình hiện đại hố đào tạo, bồi dưỡng LLCT tại Thanh Hố. Nhìn tổng thể, sự quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ban thường vụ Tỉnh uỷ phải được đặt ra là công việc thường xuyên, được quan tâm đặc biệt, có như vậy, cơng tác này mới thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp vào việc thúc đẩy q trình đổi mới tại địa phương, đơn vị.