Về tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục lý luận chính trị, quan tâm đến chế độ của đội ngũ làm công tác giáo dục lý

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 59 - 62)

lý luận chính trị, quan tâm đến chế độ của đội ngũ làm cơng tác giáo dục lý luận chính trị

Trước yêu cầu của thời kỳ mới, bằng sự quan tâm của ban thường vụ Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, ban thường vụ, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục LLCT đã được tăng cường một bước. Những điều kiện đảm bảo cho giảng dạy, học tập cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Chế độ, chính sách đối với độị ngũ làm công tác giáo dục LLCT được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế, trước yêu cầu phải nhanh chóng hiện đại hóa giáo dục LLCT, đảm bảo tốt nhất điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập cần có sự quan tâm nhiều hơn của các cơ quan có trách nhiệm. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật đầy đủ, hiện đại là yếu tố khơng thể thiếu trong tiến trình nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay.

- Chế độ, chính sách

Trên cơ sở hướng dẫn số 39-HD/BTCTƯ, năm 2010 của Ban Tổ chức Trung ương, từ năm 2010 đến nay, cán bộ giảng dạy lý luận được hưởng 45% phụ cấp ưu đãi đặc biệt nghề nghiệp (trước đó là 25%), giảng viên Trung tâm

BDCT huyện, thị, thành phố được hưởng 30% phụ cấp nghề nghiệp. Giảng viên kiêm chức tham gia giảng bài tại trường chính trị tỉnh và Trung tâm BDCT cơ bản thực hiện chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

Bước đầu, chính sách đối với đội ngũ giảng viên đã được quan tâm hơn trước, đồng thời với việc tính thâm niên cơng tác nghề nghiệp, đổi mới công tác phong tặng danh hiệu vinh dự nghề nghiệp, đây là nguồn động viên lớn để đội ngũ cán bộ giảng dạy yên tâm với nghề, mang nhiệt tình và khả năng phục vụ cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách này chỉ mới được thực hiện, hơn nữa lại trong điều kiện lạm phát cao, nên ý nghĩa của việc đổi mới chính sách này khơng nhiều.

Chế độ đối với học viên còn bất cập, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục LLCT, nhất là khu vực miền núi cao, vùng sâu.

- Cơ sở vật chất

Với Trường chính trị tỉnh

Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Nhà trường đã được trang bị tương đối đồng bộ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo. Hiện nhà trường có 01 khu nhà hiệu bộ diện tích 2.013 m2; 01 khu giảng đường, thư viện diện tích 4.179 m2, 01 hội trường 400 chỗ ngồi; 03 nhà ký túc xá, diện tích 5.178 m2 với quy mơ cho 700 học viên sinh hoạt nội trú; 01 nhà ăn 300 chỗ ngồi diện tích 820 m2; 01 khu nhà khách giảng viên, diện tích 270 m2; ngồi ra, cịn có các khu vui chơi thể thao, các khu nhà chức năng phục vụ hoạt động của nhà trường. Với diện tích xây dựng như vậy, trước mắt đáp ứng được yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay của nhà trường.

Nhà trường có 01 thư viện với 3.500 đầu sách, trong đó, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu LLCT chiếm tỷ lệ lớn với 3.000 đầu sách. Hàng năm, căn cứ vào thực tế, nhà trường có bổ sung các đầu sách thiết yếu

phục vụ giảng viên, học viên. Trước yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thư viện nhà trường chưa đáp ứng tốt trước yêu cầu đặt ra của giảng viên, học viên.

Nhà trường đã đầu tư trang, bị thiết bị công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập, quản lý. Từ năm 2009 đến nay, nhà trường đã đầu tư dự án trang bị máy chiếu đa năng cho các phịng học, trang bị máy tính xách tay cho giảng viên phục vụ nghiên cứu, giảng dạy bằng giáo án điện tử. Hiện nay, 100% phịng học của nhà trường đã có máy chiếu đa năng (máy projecter), 70% giảng viên được trang bị máy tính xách tay phục vụ giảng dạy. Mặt khác, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác thông tin, hiện nay, nhà trường đã hoàn tất kết nối mạng LAN, mạng wifi, nâng cao hiệu quả trang thông tin điện tử (website) của Trường, tiến tới hoàn tất phần mềm quản lý, xây dựng thư viện điện tử…

Nhìn chung, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục LLCT tại Trường chính trị tỉnh cơ bản đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đặt ra. Tuy nhiên, trước yêu cầu hiện đại hóa giáo dục LLCT, cơ sở vật chất hiện tại của Trường chưa thể đáp ứng yêu cầu. Thực tế đòi hỏi cơ cở vật chất cần phải được nhanh chóng hiện đại hóa.

Với các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố

Bằng sự quan tâm của tỉnh và của các cấp ủy địa phương, cơ sở vật chất của các Trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố ở Thanh Hóa khơng ngừng được tăng cường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có 26/27 Trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố ở có khn viên, trụ sở làm việc độc lập, có 8 đơn vị đạt diện tích mặt bằng trên 3 000 m2 (29,6%), 15 đơn vị có diện tích mặt bằng từ 1 000m2 đến 2 900 m2 (55,5%), 03 đơn vị có diện tích mặt bằng dưới 1 000 m2 (11,1%), 02 Trung tâm đạt chuẩn.

Qua khảo sát tại các Trung tâm BDCT cho thấy số lớp học, khu ký túc xá và các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên, từ thực tế cơ chế tài chính hiện nay cho thấy, hầu hết các Trung tâm BDCT rơi vào tình trạng cắt tiền nghiệp vụ để chi bù lương, trong khi kinh phí nghiệp vụ cũng chưa đảm bảo; vẫn cịn tình trạng thiếu phịng học, ký túc xá… Tính bình qn mỗi Trung tâm cần có 03 lớp học, nhưng theo thống kê, 14 Trung tâm mới chỉ có 01 hội trường…

Hiện nay, nhiều trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố chưa được nối mạng Internet, 22/27 Trung tâm BDCT chưa có máy chiếu hắt Overhead hoặc máy chiếu Projector, 25/27 Trung tâm chưa có phịng thư viện, phịng đọc theo đúng nghĩa, chưa có đủ đầu sách lý luận phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. Điều này đã gây khó khăn cho giảng viên, học viên các trong tiếp nhận thông tin mới, ứng dụng công nghệ tin học vào đổi mới phương pháp giảng dạy, khai thác thông tin phục vụ học tập.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w