Thứ nhất, để xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh, một yêu cầu cơ
bản không thể bỏ qua là phải thực hiện CNH, HĐH đất nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đưa nền kinh tế của đất nước tiến đến một nền kinh tế tri thức. Đây cũng chính là xu hướng tất yếu của nhân loại hiện nay. Mỗi quốc gia, nếu muốn tồn tại, giữ vững độc lập chủ quyền không thể không hướng đến mục tiêu này. Nền kinh tế tri thức khơng chỉ góp phần thực hiện hiện đại hóa nền sản xuất xã hội mà cịn làm thay đổi hẳn những thói quen tập quán sản xuất nhỏ, đem lại những quan điểm mới, đúng đắn về lao động, về con người. Trong nền kinh tế này, nguồn lực con người trở thành yếu tố quan trọng nhất. Nó địi hỏi người lao động phải có đầy đủ những tố chất quan trọng đó là kỹ năng, kiến thức, kỷ luật lao động, tinh thần đổi mới, sáng tạo, khả năng thích nghi, năng lực học tập suốt đời...
Hòa chung vào sự nghiệp CNH, HĐH của cả nước, Thanh Hóa đang có nhiều nỗ lực trong thực hiện trong đẩy mạnh thực hiện mục tiêu CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh, phấn đấu thành tỉnh tiên tiến của cả nước vào năm 2015, từng bước hiện đại hóa nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế tri thức.
Để đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải tập trung cao độ cho giáo dục, đào tạo. Phải coi giáo dục, đào tạo là quốc sách. Chỉ có như vậy mới tạo ra được một đội ngũ lao động mới, nguồn lực lao động thực sự đáp ứng cho nền kinh mới, hiện đại.
Thứ hai, cùng với những thế mạnh không thể phủ nhận, những mặt trái
của cơ chế kinh tế thị trường tác động mạnh đến các tầng lớp nhân dân. Cùng với những ảnh hưởng về chính trị - tư tưởng, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức lối sống. Một số thối hóa về chính trị…
Thứ ba, những biến động trên thế giới đã tác động, ảnh hưởng đến các
mặt chính trị, tư tưởng, xã hội ở trong nước, dẫn đến sự dao động về mặt tư tưởng trong quần chúng nhân dân và một bộ phận cán bộ, đảng viên. Từ những tác động, ảnh hưởng trên cùng với sự sa sút, yếu kém của một bộ phận cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở làm giảm lòng tin ở quần chúng nhân dân, dẫn đến sự biến động về chính trị - xã hội ở một số địa phương với các điểm "nóng" ở phạm vi cả nước những năm qua, trong đó có Thanh Hóa.
Những thách thức, những biến động của thế giới và tình hình của đất nước, của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã đặt ra cho Đảng ta, cho ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu cấp bách là phải tăng cường giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn. Thông qua giáo dục LLCT, nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tư duy cho cán bộ; xây dựng một đội ngũ cán bộ vững mạnh đáp ứng những yêu cầu của cách mạng trong thời kỳ mới. Do đó nhiệm vụ của cơng tác giáo dục LLCT đối với cán bộ hiện nay không chỉ là trang bị những tri thức lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà phải thơng qua đó tăng cường việc bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đó là những điều kiện cơ bản giúp cán bộ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.