Về đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 40 - 48)

cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã

Nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã chủ yếu do Học viện chính trị-hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo thực hiện trên cơ sở thực tế giảng dạy, học tập tại các địa phương. Từ thực tế giảng dạy, học tập LLCT tại Thanh Hóa cho thấy, trong thời gian qua, nội dung đã có nhiều đổi mới theo hướng “bớt” lý luận, “tăng” kỹ năng, thực tiễn. Các chuyên đề đã cố gắng cập nhật kiến thức mới chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tình hình thực tiễn của đất nước, những thành tựu mới về lý luận. Chương trình học tập cũng được đổi mới, khơng cịn nặng nề về lý luận. Các chuyên đề thiên về lý luận được “giảm tải”, chương trình được tăng cường phần kỹ năng lãnh đạo, quản lý, giải quyết tình huống từ thực tiễn đặt ra.

Trong quá trình giảng dạy, việc liên tục cập nhật kiến thức mới cả về lý luận và thực tiễn nhằm tránh sự lạc hậu được Trường chính trị tỉnh và các huyện, thị trong tỉnh quan tâm. Trường chính trị tỉnh có nhiều đề tài khoa học ứng dụng các văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh, các chuyên về lịch sử Đảng bộ địa phương, phòng chống tham nhũng, …vào giảng dạy.

Nhìn chung, nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đã từng bước được đổi mới theo hướng thiết thực, gắn nhiều hơn với hoạt động chỉ đạo thực tế của đội ngũ này.

* Về chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường chính trị tỉnh

Sau khi hệ thống Trường chính trị ở các tỉnh, thành phố được thành lập theo quyết định số: 88/QĐ/TW ngày 5/9/1994 của ban bí thư, tháng 6/1996, giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã cho ban hành một số chương trình trung học chính trị phù hợp với từng giai đoạn. Các chương trình mới gắn với từng giai đoạn cụ thể đã góp phần quan trọng trong quá trình đổi

mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đóng góp tích cực vào cơng cuộc đổi mới. Sau chương trình kèm theo quy định số 39/ QĐ ngày 01/06/1996 của giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 12/2002, Học viện chính trị đã ra quyết định số 484/2002/ QĐ-HVCTQG ban hành chương trình đào tạo cán bộ của Đảng, Chính quyền, đồn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ trung cấp LLCT) trước yêu cầu mới. Chương trình này được các Trường chính trị tỉnh, thành phố áp dụng cho đến hết năm học 2008-2009.

Chương trình đã cố gắng khắc phục những hạn chế trong chương trình đào tạo trung cấp LLCT trước đó, đã cố gắng trong việc cập nhật kiến thức lý luận mới, tình hình thực tiễn của quá trình đổi mới đất nước. Từ sự nỗ lực đó, chương trình này đã đáp ứng tốt q trình đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ phục vụ mục tiêu phát triển tại các địa phương. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đặt ra của công tác lãnh đạo, quản lý trong điều kiện đẩy mạnh đổi mới, hội nhập quốc tế, chương trình đào tạo này đã bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. Chương trình được duy trì tương đối lâu về kết cấu, ít có thay đổi trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người học. Thơng tin mới về lý luận và thực tiễn ít được cập nhật trong những lần tái bản, bổ sung…

Căn cứ vào tình hình thực tế đào tạo LLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, giám đốc Học viện chính trị- hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã ra quyết định số 1845/QĐ-HVCT- HCQG, ngày 29/7/2009 về việc ban hành chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng, Chính quyền, đồn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị-hành chính) áp dụng từ năm học 2009-2010. So với chương trình trước đó, chương trình này có thêm phần đào tạo chun sâu về khoa học hành chính, được cơ cấu lại theo hướng rút ngắn thời gian đào tạo từ 12 tháng xuống 8 tháng, bớt phần lý luận, tăng phần hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Từ thực tiễn thực hiện chương trình 1845 trong hai năm học vừa qua có thể nhận định: Đây là chương trình được cải tiến, đổi mới cả về nội dung và

cấu tạo chương trình. Trước hết về cấu tạo chương trình đã có nhiều thay đổi mang tính khoa học, sát với thực tiễn hơn. Thốt khỏi khn khổ của chương trình cũ trước đây, chương trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính mới đã tạo ra được nét riêng biệt phù hợp với trình độ của cán bộ cơ sở, đặc biệt là tạo ra sự phân cấp rõ rệt trong chương trình LLCT. Trong các chương trình cũ trước đây, ranh giới của sự phân cấp này nhiều lúc bị xóa nhịa, làm cho cả người dạy lẫn người học có cảm giác giữa chương trình cao cấp và trung cấp khơng có gì khác biệt nhau. Chương trình giáo dục LLCT mới dùng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã vượt qua được những hạn chế này. Các môn học trong chương trình đã được cấu tạo phù hợp, thiết thực hơn, khơng cịn nặng về lý luận, có nhiều nét mới, tập trung nhiều hơn cho phần học khoa học hành chính, kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ cơ sở… Các phần, các bài trong từng bộ mơn đều thể hiện có sự nghiên cứu, chọn lọc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác của cán bộ cơ sở.

Nhìn chung, chương trình giáo dục LLCT dành cho cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn qua cải tiến, đổi mới về nội dung đã có những kết quả thiết thực và phù hợp nhất định, bên cạnh đó cần phải bổ sung cho hồn thiện thêm. Nhiều ý kiến còn băn khoăn về chất lượng đào tạo khi mong muốn thì rất lớn bên cạnh đào tạo về lý luận, còn tăng cường kiến thức về quản lý nhà nước, trong khi dung lượng kiến thức của chương trình chưa tương xứng, thời gian lại rút ngắn. Mặc dù chương trình đã có cải tiến theo nhóm kiến thức khoa học hơn, nhưng một số môn học kiến thức bị cắt giảm nhiều so với chương trình cũ cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng đào tạo.

Kết quả thăm dò ý kiến của 262 học viên Trường chính trị tỉnh thực hiện tháng 6 năm 2011 cho thấy:

Bảng 2.1: Ý kiến của học viên về thay đổi nội dung, chương trình

Độ tuổi Chỉ báo 18-30 31-45 46-50 Cần bổ sung thêm 5,81 17,79 19,04 Cần bớt đi 1,16 3,06 - Không cần thêm, bớt 77,90 69,32 76,14 Không trả lời 15,13 9,83 4,86

Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 6 năm 2011.

Kết quả thăm dò cho thấy, đa số các loại đối tượng học viên đều khẳng định tính hợp lý, phù hợp của chương trình, nội dung giáo dục LLCT hiện tại ở các trường chính trị.

Bên cạnh những mặt hợp lý, nội dung, chương trình đào tạo này vẫn còn những mặt cần tiếp tục được hồn thiện. Khi thăm dị ý kiến của học viên về việc đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT vẫn có 48,85% ý kiến đề nghị cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo. Ý kiến của từng loại đối tượng là:

Hai nhóm có ý kiến đạt tỷ lệ đa số trong vấn đề này là những học viên có trình độ văn hóa đại học: 64,81% và ở độ tuổi cao (61,90%), còn lại ý kiến của các đối tượng khác đều ở tỷ lệ thấp và nằm trong khung dao động. Như vậy, đổi mới nội dung, chương trình là yêu cầu chung của học viên, tuy nhiên với từng loại đối tượng có yêu cầu khác nhau.

Qua tổng hợp ý kiến của học viên, có hai xu hướng yêu cầu đổi mới trong nội dung chương trình: Xu hướng thứ nhất yêu cầu phải bổ sung và nâng cao nội dung học tập. Xu hướng này tập trung chủ yếu vào học viên có trình độ học vấn cao. Xu hướng thứ hai yêu cầu phải đổi mới trong việc cấu tạo chương trình, do chương trình chưa thực sự phù hợp, xu hướng này tập trung chủ yếu vào những học viên lớn tuổi.

Những ý kiến về yêu cầu đổi mới về nội dung được đề cập đến trong câu hỏi mở, tuy còn tản mạn nhưng có thể tập trung vào một số yêu cầu cơ bản sau:

Một là, bổ sung thêm: Đề nghị bổ sung thêm về nội dung theo hai

xu hướng: bổ sung những môn mới và mở rộng, tăng thêm nội dung của môn học cũ.

Về bổ sung mơn học mới, đó là những mơn có tính chất bổ trợ như: ngoại ngữ, lơgic học. Ngồi ra, các ý kiến cịn u cầu bổ sung, tăng cường số tiết học thêm những mơn học mang tính chun ngành khác như: kế toán, thống kê, văn thư, lưu trữ v.v…

Về mở rộng, bổ sung thêm nội dung vào các môn học cũ, các ý kiến đề nghị tăng thêm nội dung cho các mơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Kinh tế - Chính trị Mác- Lênin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và những vấn đề cơ bản về Đảng cộng sản (phần lý luận về Đảng). Riêng môn Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật XHCN, các ý kiến đề nghị bổ sung những nội dung cụ thể hơn như: đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống tham nhũng; một số vấn đề xung quanh luật hành chính, dân sự phục vụ cho việc giải quyết các tình huống ở địa phương… Đặc biệt đối với vấn đề đi nghiên cứu thực tế, các ý kiến đều cho rằng phải quan tâm và dành thời gian đúng mức cho việc thực hiện khâu này trong quá trình học tập.

Hai là, bớt nội dung trong chương trình, một số ý kiến đề nghị bớt

một số bài không cần thiết như nghiệp vụ cơng tác dân vận… Vì những vấn đề này hoặc bị trùng lặp hoặc trong q trình cơng tác cán bộ cơ sở đã được bồi dưỡng theo chuyên ngành.

Ba là, các ý kiến cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, cấu trúc lại chương

trình khoa học hơn, thiết thực hơn, gắn với thực tiễn chỉ đạo của cán bộ cơ sở.

Tóm lại, các ý kiến của học viên hết sức đa dạng, phong phú cho thấy

một xu hướng chung trong các đề nghị là: nội dung, chương trình cần sát với thực tiễn, với cơng tác cơ sở hơn, để có thể giúp đội ngũ cán bộ cấp xã sau khi được đào tạo có thể vận dụng tốt kiến thức vào cơng tác của mình.

hiện tại hệ thống các Trường chính trị cũng cho thấy rõ những hạn chế này:

Thứ nhất, chương trình quá thu gọn với thời gian đào tạo. Điều này

thể hiện rất rõ, với thời gian chỉ 8 tháng học tập trung, chương trình phải chuyển tải cả một nội dung rộng lớn bao gồm cả hai lĩnh vực: LLCT và quản lý hành chính nhà nước. Thực tế đào tạo cho thấy, một nhóm đối tượng thuộc cán bộ dự nguồn lần đầu được đào tạo, chương trình này đã ảnh hưởng khơng tốt, gây khó khăn trong q trình nhận thức của họ. Một số khâu trong chương trình chưa xác định trách nhiệm cụ thể của người học như đánh giá sản phẩm sau các đợt thực tế, do đó, chưa tạo động lực cho người học.

Thứ hai, một số nội dung chưa sát với đối tượng cán bộ chính quyền

cơ sở, một số nội dung chưa đáp ứng được mục tiêu ngành đạo, nặng về liệt kê, nhất là phần khoa học hành chính. Phân bố thời gian thực hiện một số bài học chưa thực sự hợp lý, vẫn cịn tình trạng trùng lắp nội dung giữa các phần học trong chương trình. Ở một số mơn học, chương trình cịn chưa sát với yêu cầu thực tiễn

Ngoài ra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, trong những năm gần đây, trường chính trị tỉnh đã tổ chức biên soạn một số chương trình bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý như thường trực cấp uỷ cơ sở, thường trực các đồn thể cơ sở… Nhìn chung, các chương trình đã bám sát đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, tập trung vào kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thiết thực đối với từng chức danh lãnh đạo. Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tế, việc bồi dưỡng từng chức danh cần mở rộng hơn, cụ thể hơn, tập trung nhiều hơn cho phần kỹ năng…

* Về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố

Công tác giáo dục LLCT của Trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố ở Thanh Hóa thực hiện chủ yếu các chương trình đào tạo và bồi dưỡng do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và hướng dẫn. Ngồi chương trình đào tạo và bồi dưỡng do ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn, các Trung tâm cịn thực hiện một số chương trình theo hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ hệ

thống chính trị cấp Trung ương, cấp tỉnh và nội dung chương trình tập huấn theo yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.

Nội dung chương trình do ban tuyên giáo Trung ương biên soạn cơ bản là phù hợp với từng loại đối tượng. Trong từng bài, từng chuyên đề gắn kết được phần lý luận và phần thực tiễn, nói chung được bổ sung chỉnh lý qua các kỳ Đại hội Đảng. Bên cạnh đó, nội dung chương trình do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và hướng dẫn thực hiện cũng còn một số hạn chế:

Nội dung các chuyên đề quá dài, trong đó đưa quá nhiều thuật ngữ chính trị, học viên khó hiểu, hoặc đưa kiến thức quá tổng hợp nhưng quy định giới thiệu nội dung chỉ trong một chuyên đề….Chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiên về lý luận, nhẹ về những vấn đề thực tiễn; việc bổ sung chỉnh lý tài liệu theo văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc cịn chậm.

Thời gian giành cho thảo luận, đi thực tế chưa thật hợp lý, chương trình bồi dưỡng nào cũng hướng dẫn đi thực tế nhưng hầu hết các đơn vị Trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa khơng thực hiện được. Có một số ít đơn vị tổ chức cho học viên đi thực tế học tập kinh nghiệm, gắn lý luận với thực tiễn, phần lớn các đơn vị khơng thực hiện được vì khó khăn về kinh phí.

Chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu của các ban, phịng, đồn thể cấp huyện. Hàng năm, trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố ở Thanh Hóa phối hợp với các ban Đảng (uỷ ban Kiểm tra, Dân vận, Tuyên giáo, Tổ chức), một số phòng của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hội đồng tuyên truyền pháp luật, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội (Liên đồn lao động, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân) cấp huyện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ. Nội dung chủ yếu là tập huấn nghiệp vụ công tác và triển khai nghị quyết của các tổ chức đoàn thể nhân dân theo nhiệm kỳ (sau mỗi kỳ Đại hội).

Thực tế cho thấy, việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hệ thống chính trị là cần thiết, thơng qua tập huấn, cán bộ cơ sở nắm được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ nhận thức, trang bị cho họ phương pháp, cách thức, quy trình, tiến hành cơng việc đang thực hiện một cách khoa học, hiệu quả.

Hiện nay, chương trình bồi dưỡng cho các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội chưa có giáo trình học tập. Nhưng do u cầu thực tiễn đặt ra, các phịng, ban, đồn thể chính trị-xã hội vẫn phải tự nghiên cứu, biên soạn chương trình bồi dưỡng. Những chương trình này đã bám sát chủ trương mới của Đảng và Nhà nước, của đồn thể chính trị - xã hội và những yêu cầu cần giải quyết ở cơ sở. Tuy nhiên, việc tự biên soạn chương trình cịn nhiều hạn

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w