Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 79 - 85)

Nhìn lại tồn bộ nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt cấp xã cho thấy, so với những chương trình giáo dục LLCT trước đây đã có những thay đổi lớn, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của thực tiễn cũng như công tác của cán bộ cấp xã. Chương trình khơng chỉ đáp ứng việc truyền thụ kiến thức LLCT mà còn trực tiếp trang bị cho học viên những kiến thức để phục vụ công tác ở cơ sở, không chỉ bồi dưỡng về LLCT, mà cịn

trang bị cho học viên những nghiệp vụ chun mơn về quản lý hành chính, quản lý nhà nước, những tri thức cần thiết cho cán bộ cơ sở. Bên cạnh những ưu điểm đó, trong q trình thực hiện, nội dung chương trình giáo dục vẫn cịn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần được nghiên cứu đổi mới. Mục tiêu của đổi mới nội dung, chương trình đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở, gắn với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn của các chức danh sau đào tạo, bồi dưỡng.

Một là, về chương trình cần được cấu tạo thành hai loại cơ bản:

chương trình bồi dưỡng ngắn hạn và chương trình đào tạo dài hạn

- Chương trình bồi dưỡng (ngắn hạn): Trong điều kiện cụ thể của

Thanh Hoá hiện nay, cần tập trung vào hai loại lớp bồi dưỡng, bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên đề và bồi dưỡng, cập nhật tri thức mới, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cho các chức danh cán bộ: Cán bộ chủ chốt cấp ủy cơ sở, cán bộ chủ chốt Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh niên, chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn…

Chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cho các chức danh lãnh đạo là rất cần thiết bởi ngồi kiến thức đã dược tiếp thu có hệ thống, cán bộ cơ sở rất cần kiến thức chuyên sâu ở các lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho cơng tác của mình tại cơ sở. Mặt khác, phần kiến thức đào tạo cho các chức danh này theo q trình cơng tác đã bị lạc hậu, cần cập nhật những tri thức mới về lý luận, kỹ năng mới trong lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác của các chức danh lãnh đạo tại cơ sở.

Chương trình này phù hợp với nhiều đối tượng học viên, nhất là đối với cán bộ đương chức vừa phải đảm bảo công tác tại địa phương vừa tham gia học tập để nâng cao trình độ, khả năng cơng tác. Với loại chương trình này, người học chỉ phải tham gia trong một thời gian ngắn, đội ngũ cán bộ chủ

chốt xã, phường, thị trấn có thể thay nhau đi học mà vẫn đảm bảo công việc ở địa phương.

- Đối với chương trình đào tạo dài hạn là chương trình đào tạo cơ bản

trung cấp lý luận chính trị - hành chính, áp dụng cho tất cả các đối tượng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ nằm trong quy hoạch dự nguồn của cấp cơ sở ở địa phương. Do đó, u cầu của chương trình này đặt ra cao hơn, rộng hơn rất nhiều.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của đào tạo, sát hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn, cũng như yêu cầu của từng loại đối tượng học viên, chương trình này phải được cấu tạo theo nhiều loại lớp khác nhau. Sự khác biệt để dựa vào đó phân chia các loại lớp có thể là các tiêu chí như: trình độ học vấn, chuyên môn, ngành, vùng. Việc phân chia các loại đối tượng học viên dựa trên ba tiêu chí cơ bản: chun mơn, ngành và vùng. Việc phân chia các đối tượng theo chuyên mơn có thể theo các chun ngành về cơng tác Đảng, công tác quản lý nhà nước, cơng tác đồn thể… Về ngành là hai ngành chính: nơng nghiệp và cơng nghiệp; về vùng, cần quan tâm đến vùng dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo... Dựa trên sự phân chia các đối tượng học viên cơ bản đó để hình thành các loại lớp khác nhau.

Về cấu tạo chương trình cho các loại lớp này, cần phải dựa trên mục tiêu cơ bản: tăng cường giáo dục LLCT nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và phẩm chất đạo đức cách mạng. Vì vậy, để đảm bảo được mục tiêu này, trước hết tất cả các loại lớp vẫn phải thực hiện chương trình cơ bản về LLCT, bao gồm các mơn học thuộc lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Giữa các loại chương trình này cần có sự khác biệt. Sự khác biệt này chính là nhằm đáp ứng sát yêu cầu của từng loại đối tượng khác nhau trong từng loại lớp. Do đó, trong chương trình giáo dục chính trị, ngồi chương trình chung, cịn cần có phần phụ là kiến thức bổ trợ (bao gồm những chuyên đề phục vụ cho từng loại lớp khác nhau). Như vậy, trong chương trình trung cấp lý luận chính trị -

hành chính đối với cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn sẽ phải có hai phần: phần chính gồm những mơn học cơ bản về LLCT, phần phụ là kiến thức bổ trợ phục vụ cho các chuyên ngành khác nhau. Như vậy, sẽ có điều kiện thực hiện hiện đại hóa chương trình giáo dục LLCT cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã, phươừng, thị trấn theo từng chuyên ngành có chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Hai là, nội dung bồi dưỡng, đào tạo cần phải được đổi mới cho sát

hợp hơn với mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực tiễn

So với chương trình đào tạo trung cấp LLCT ban hành kèm theo quyết định 484/2002/QĐ-HVCTQG, ngày 11/12/2002, chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị-hành chính ban hành kèm theo quyết định 1845/2009/QĐ- HVCTQG, ngày 29/7/2009 của giám đốc Học viện chính trị-hành chính Quốc gia Hồ Cní Minh đã có nhiều ưu điểm. Nội dung kiến thức đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện, đã chú trọng yêu cầu đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng xử lý tình huống trong thực tiễn tại cơ sở.

Để đảm bảo thực hiện đúng những mục tiêu của giáo dục LLCT và đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn sau hơn hai năm thực hiện chương trình 1845, cần đổi mới nội dung giảng dạy theo các hướng sau:

- Trước hết, cần nghiên cứu, bổ sung thời gian thực hiện chương trình thêm 1,5 tháng so với quy định hiện nay để tăng thời gian nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ trong khâu tự học của học viên, cần bố trí thêm thời gian tổ chức kiểm tra, đánh giá giữa kỳ nhằm thúc đẩy trách nhiệm và ý thức học tập của học viên.

- Cần bổ sung vào chương trình một số nội dung nguyên lý lý luận cơ sở chuyên ngành gắn với phần học kỹ năng cho phù hợp quy luật nhận thức và mục tiêu rèn luyện.

- Cần điều chỉnh thời gian thực hiện một số chuyên đề trong các môn học cho hợp lý hơn: Chuyên đề “Phép biện chứng duy vật” trong mơn Triết học, “Sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa” mơn

Kinh tế chính trị (Phần I); chuyên đề “Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước” (Phần II.1); chuyên đề “Nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam” (Phần II.2); chun đề “Cơng tác vận động trí thức” (Phần VI.2)…

Điều chính nội dung giữa các học phần trong chương trình cho hợp lý hơn nhằm tránh trùng lắp nội dung giữa các học phần, cụ thể là một số chuyên đề trong môn Lý luận về nhà nước và pháp luật (Phần II.2) với mơn Khoa học hành chính (Phần III)…

Một trong những phần quan trọng của chương trình là học phần liên quan đến cơng tác xây dựng Đảng, tri thức học phần này sẽ giúp học viên tác nghiệp ngay trong thực tiễn chỉ đạo cơng tác Đảng ở cơ sở, so với chương trình cũ, chương trình hiện tại bị cắt khá nhiều tri thức, theo chúng tôi như vậy là chưa hợp lý, cần nghiên cứu, bổ sung thêm. Học phần nghiệp vụ cơng tác Đảng, đồn thể ở cơ sở (Phần VI.2) cần nghiên cứu bổ sung thêm các chuyên đề vận động quần chúng trong điều kiện các tầng lớp dân cư có xu hướng biến động mạnh trong cơ chế kinh tế thị trường, nhất là doanh nhân.

Ba là, cần đổi mới nội dung, phương pháp học tập trong khâu tổ chức

thảo luận, xêmina và nghiên cứu thực tế trong học tập LLCT

Hình thức thảo luận, xêmina là khâu cơ bản và là một phương pháp thích hợp trong học tập LLCT . Thơng qua việc trao đổi thảo luận, học viên có điều kiện bổ sung kiến thức cho nhau, nắm vững những kiến thức đã học, đồng thời phát huy được khả năng suy nghĩ, sáng tạo trong học tập. Đặc biệt đối với cán bộ chỉ đạo hoạt động thực tiễn, đây chính là điều kiện để họ trao đổi kinh nghiệm qua công tác thực tế ở địa phương, là phương pháp học tập tốt nhất nhằm thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, giữa lý luận và thực tiễn. Mặt khác, dưới góc độ lý luận dạy học, đây chính là phương pháp học tập hiệu quả nhất.

Trong chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính 1845 chưa thực sự coi trọng khâu xêmina trong quá trình học tập của học viên. Vì vậy, khâu này cần phải được coi trọng trong tổng thể chương trình.

Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập ở khâu này. Thực tế cho thấy kết quả học tập ở khâu này chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp hướng dẫn thảo luận, xêmina của giáo viên còn hạn chế; học viên chưa có sự chuẩn bị tốt, cịn thụ động trong học tập.

Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong khâu học tập này cần phải đổi mới nội dung và hình thức của các buổi thảo luận, xêmina. Về nội dung, để các buổi thảo luận, xêmina có chất lượng cần đưa ra các chủ đề mang tính vận dụng để kích thích sự nghiên cứu, sáng tạo của học viên, tránh nêu những chủ đề có sẵn trong bài giảng. Trên cơ sở đó dành thời gian cho học viên nghiên cứu, đọc tài liệu, suy nghĩ lập đề cương chuẩn bị ý kiến phát biểu. Có như vậy, học viên mới phát huy khả năng độc lập, chủ động trong học tập. Về hình thức, những buổi học như vậy mới mang ý nghĩa của buổi sinh hoạt khoa học.

Đối với giáo viên, để đảm bảo những buổi thảo luận, xêmina có chất lượng cao, địi hỏi giáo viên phải có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Thực chất của quá trình điều khiển các buổi thảo luận, xêmina chính là q trình hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Do đó, giáo viên phải là những nhà khoa học thực thụ biết hướng dẫn, gợi mở các vấn đề để học viên có thể tham gia nghiên cứu, thảo luận. Do đó, cùng với việc có phương pháp, giáo viên cịn cần phải có chun mơn vững vàng mới có khả năng đánh giá, phân tích, giải đáp những thắc mắc của học viên, giúp học viên tìm ra chân lý.

Một khâu học tập khác cũng rất quan trọng trong chương trình giáo dục LLCT là đi nghiên cứu thực tế. Trong chương trình trung cấp LLCT- hành chính hiện tại việc tổ chức đi nghiên cứu thực tế đã được quan tâm nhiều hơn.

Việc đi nghiên cứu thực tế đã được khắc phục trong bố trí nhiều đợt đi thực tế trong chương trình. Trong đó, việc tổ chức nghiên cứu thực tế dài ngày được thực hiện vào cuối khóa, khi học viên chuẩn bị viết tiểu luận. Để thực hiện tốt khâu này, trước hết phải có quan niệm thật đúng đắn về khái niệm thực tiễn. Thực tiễn là hoạt động sáng tạo của con người tác động vào thế giới khách quan, nhằm cải tạo nó, phục vụ cho lợi ích của mình. Vì vậy, hoạt động này hết sức phong phú, đa dạng, mỗi địa phương, mỗi vùng đều có những đặc trưng khác nhau. Do đó việc tổ chức đi nghiên cứu thực tế cho học viên chính là tạo điều kiện cho học viên thâm nhập thực tiễn, củng cố những kiến thức đã học trong trường, đồng thời khai thác, tiếp thu những kinh nghiệm ở địa phương bạn, vận dụng vào trong điều kiện cụ thể của địa phương mình sau khi học.

Bên cạnh những hình thức nghiên cứu thực tế vẫn thực hiện với các lớp học ở trên, trong diều kiện hiện nay cần bố trí thời gian cho học viên về thực tập, công tác tại địa phương. Điều này rất quan trọng, nhất là đối với cán bộ dự nguồn. Bằng quá trình thực tập, thực tế này, sau khi ra trường về tham gia công tác tại địa phương, họ sẽ hồn tồn thích nghi và có thể phát huy tốt khả năng cơng tác trong cương vị của mình.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục

LLCT cho cán bộ xã, phường, thị trấn, việc đổi mới nội dung, chương trình trở thành vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. Những vấn đề được nêu ra trong luận văn này chỉ là những đề xuất bước đầu. Theo chúng tơi, muốn có một chương trình giáo dục LLCT hoàn chỉnh cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã, phường thị trấn cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu hơn với sự tham gia đóng góp của các ngành khoa học có liên quan.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w