Về những biến đổi trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 69 - 71)

Thứ nhất, trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

kỹ thuật đã dẫn đến những thay đổi trên nhiều mặt đời sống xã hội với hai đặc trưng cơ bản: sự biến đổi nhanh trên các lĩnh vực ở mọi nơi, mọi lúc và sự tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ về kinh tế và cơng nghệ, trong đó nổi bật là cơng nghệ thơng tin và viễn thông, tạo ra một thế giới cạnh tranh và hợp tác về mọi phương diện.

Thứ hai, sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đẩy nhanh

sự phát triển lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia cũng như q trình xã hội hóa, phân cơng lao động trên phạm vi tồn thế giới đã đặt ra yêu cầu hội nhập quốc tế, tồn cầu hóa kinh tế. Vì vậy, hội nhập quốc tế hay tồn cầu hóa kinh tế là xu thế của lịch sử, là xu hướng tất yếu hiện nay.

Xu hướng mới này đã đặt ra trước mỗi quốc gia những thách thức mới trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Một mặt, nó tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế - kỹ thuật, văn hóa, xã hội thơng qua q trình giao lưu, hội nhập về văn hóa, trí tuệ,

kinh nghiệm, chuyển giao cơng nghệ. Nhưng cũng chính trong q trình này sẽ đặt các quốc gia trước những nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, quyền độc lập tự chủ quốc gia cũng như những ảnh hưởng do sự du nhập của những tệ nạn tiêu cực như ma túy, mại dâm, lối sống đồi trụy, chủ nghĩa khủng bố v.v... đang lan tràn trên thế giới.

Vì vậy, để tận dụng những cơ hội do tồn cầu hóa tạo nên, cũng như hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình hội nhập, ngoài việc tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, trong các tầng lớp nhân dân nhận thức một cách đúng đắn đối với những yêu cầu đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế; thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội thì một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải tập trung cho giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo những cán bộ lãnh đạo, những cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, có trình độ tri thức cao, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng những yêu cầu mới. Chỉ có như vậy mới có thể tiếp thu được các thành tựu của khoa học - công nghệ mới, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.

Thứ ba, sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu

đã khiến CNXH tạm thời lâm vào khủng hoảng, thoái trào. Lợi dụng cơ hội này, các thế lực thù địch ra sức cơng kích chủ nghĩa Mác, chống phá CNXH. Những biến động lớn về chính trị - xã hội trên thế giới trong thời gian gần đây như xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố. Thế lực phản động không ngừng gây áp lực, chống phá phong trào cách mạng thế giới thơng qua "diễn biến hịa bình" cùng với những thủ đoạn quân sự, chính trị thâm độc khác.

Thứ tư, tình hình phức tạp với những diễn biến khó lường về tranh chấp

biển, đảo, về an ninh trong khu vực và trên thế giới thời gian gần đây tạo nên những căng thẳng trong quan hệ của các nước có tuyên bố chủ quyền, chi

phối quan hệ giữa các nước lớn, giữa các nước có tuyên bố chủ quyền với các nước lớn…Những vấn đề về tranh chấp chủ quyền, vấn đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước… tác động mạnh đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới đã tác động, ảnh hưởng khơng ít đến các mặt của đời sống xã hội ở nước ta, dẫn đến sự dao động về tư tưởng trong quần chúng nhân dân và đặc biệt là một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w