dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn
Gắn với đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương thức giáo dục LLCT đã được tập trung chỉ đạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Việc học lý luận đã gắn với thực tiễn nhiều hơn thông qua đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, gắn những vấn đề lý luận với thực tiễn, đổi mới các khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tập trung là khâu thực tế tại địa phương. Việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức mở lớp những năm gần đây đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần đổi mới phương thức giáo dục LLCT, tăng nhanh số cán bộ được học tập LLCT, góp phần tích cực vào việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Về hình thức tổ chức dạy - học lý luận chính trị
Các hình thức dạy và học của Trường chính trị tỉnh, các Trung tâm BDCT huyện, thị, thành phố hiện nay đã được đổi mới với các hình thức cơ bản sau:
- Nghe giảng trên lớp. - Tự học, tự nghiên cứu. - Tổ chức thảo luận, Xêmina. - Nghiên cứu thực tế.
tạo tại trường. Để thực hiện tốt các hình thức trên, phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức, quản lý đào tạo. Hai mặt này quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, quy định chất lượng, hiệu quả đào tạo. Đến nay, đây vẫn là những hình thức giáo dục, đào tạo cơ bản, mang tính đặc thù, được các Trường chính trị tỉnh, Trung tâm BDCT cấp huyện áp dụng.
Trước hết là các khâu cơ bản trong quá trình đào tạo. Qua kết quả khảo sát cơng tác giáo dục LLCT của Trường chính trị tỉnh, Trung tâm BDCT huyện, thị, thành phố trong tỉnh cho thấy:
* Về khâu giảng dạy trên lớp
Trên cơ sở sự chỉ đạo chun mơn của Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, ban Tuyên giáo Trung ương, trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT, trong những năm qua, Trường chính trị Thanh Hóa và các Trung tâm BDCT huyện, thị, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên. Sự kết hợp các phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm đạt hiệu quả tối ưu được triển khai sâu, rộng trong đội ngũ giảng viên, tập trung là áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại gắn với sử dụng giáo án điện tử, projecter…
Qua khảo sát tại Trường chính trị tỉnh, ý kiến của học viên đánh giá rất cao phương pháp giảng dạy của giảng viên. Có 27,48% trả lời phương pháp giảng dạy rất phù hợp và có tới 67,93% trả lời là phù hợp… Như vậy, tổng hợp cả hai kết quả này cho thấy, hầu hết học viên đều khẳng định phương pháp giảng dạy của Trường chính trị là phù hợp. Nhưng nếu so sánh về mức độ giữa hai kết quả, một điều phải quan tâm là tỷ lệ ý kiến trả lời rất phù hợp chỉ ở mức độ rất thấp (17,48%). Như vậy, trong khâu giảng dạy trên lớp cịn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét.
hỏi phương pháp giảng dạy phù hợp, khơng phù hợp, vì sao? Hầu hết các ý kiến đều khẳng định là phù hợp và cho rằng phương pháp giảng dạy là phù hợp vì thích ứng với điều kiện của lớp học có đối tượng học viên khơng đồng đều về trình độ. Như vậy, sự phù hợp này do chính giảng viên tạo ra để phù hợp
với đối tượng của lớp học chứ khơng phải nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Do đó, đối tượng ở trình độ thấp và trung bình có thể chấp nhận, ngược lại đối với học viên có trình độ học vấn cao, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu.
Về việc hoàn thiện phương pháp giảng dạy, ý kiến của học viên đối với vấn đề này được phản ánh qua các câu hỏi mở rất rõ. Trước hết các ý kiến đều khẳng định: phương pháp giảng dạy của giáo viên hiện tại là phù hợp, mang tính lơgic, hệ thống; các bài giảng đều chú ý kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Chất lượng giảng dạy tương đối tốt. Bên cạnh những mặt mạnh trên, các ý kiến đều nêu những mặt hạn chế, cần khắc phục trong phương pháp giảng dạy, cụ thể:
Một là, thời gian trên lớp quá ít, bài giảng lại dài nên giảng viên đã cắt
bỏ nhiều nội dung cần thiết.
Hai là, trong q trình giảng bài, giảng viên nói nhiều nhưng khơng
chú ý đi sâu vào những nội dung chính nên chất lượng bài giảng chưa cao.
Ba là, các thông tin trong bài giảng cần phải mang tính cập nhật cùng
với việc tăng thêm các ví dụ về kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương.
Ngồi các ý kiến cơ bản trên cịn nhiều ý kiến khác đóng góp cho phương pháp giảng dạy, như cần bám sát theo đề cương bài giảng để học viên dễ theo dõi; cần áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng bài giảng …
Như vậy, phương pháp giảng dạy được thực hiện hiện nay là phù hợp và đem lại những kết quả nhất định. Song, để nâng cao chất lượng đào tạo cần hoàn thiện hơn về nhiều mặt.
Về chất lượng của các khâu trong đào tạo, qua kết quả thăm dò ý kiến của học viên cho thấy như sau:
Bảng 2.2: Ý kiến của học viên về chất lượng trong các khâu đào tạo
Đơn vị tính: %
Lên lớp Xêmina Thi, kiểm tra Đi thực tế
- Tốt - Chưa tốt 87,76 3,05 55,72 20,22 61,45 5,72 13,74 42,36 - Không trả lời 9,19 24,06 32,83 43,90
Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 6 năm 2011.
Từ kết quả trên (khơng tính đến số học viên khơng trả lời) cho thấy học viên đã đánh giá cao nhất khâu lên lớp (87,76%) và thấp nhất là khâu đi thực
tế (13,74% trả lời tốt và 42,36% trả lời chưa tốt). Riêng hai khâu thảo luận,
xêmina và thi kiểm tra chỉ được học viên đánh giá ở mức trung bình. Xem xét cụ thể từng khâu ta sẽ thấy rất rõ điều này.
Đối với khâu lên lớp mặc dù được học viên đánh giá cao, song vẫn
còn 3,05% đánh giá chưa tốt. Như phần trên đã trình bày về khâu giảng dạy trên lớp, cho thấy nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do chất lượng bài giảng, phương pháp giảng dạy chưa thật tốt.
Với khâu thảo luận, xêmina, bên cạnh 55,72% số ý kiến đánh giá tốt
vẫn còn tới 20,29% đánh giá chưa tốt. Vậy thực chất của vấn đề này là thế nào? Hình thức thảo luận, xêmina có thể được coi là hình thức học tập đặc thù, chủ yếu được áp dụng trong trường Đảng. Hình thức này khơng những phù hợp với việc học tập lý luận chính trị, mà còn rất phù hợp đối với người lớn tuổi. Thơng qua hình thức này học viên có thể trao đổi, tranh luận các vấn đề và dễ dàng tiếp thu, nắm vững nội dung của bài. Nhưng để đạt được chất lượng tốt đối với hình thức học tập này, cần có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo từ cả hai phía học viên và giảng viên. Học viên cần chuẩn bị kỹ những nội dung cần thảo luận. Giảng viên cần phải nắm vững những vấn đề lý luận cơ bản, có
kiến thức sâu rộng cả về chuyên môn và thực tiễn. Có như vậy họ mới có thể hướng dẫn học viên thảo luận đúng trọng tâm, giải đáp chính xác những vấn đề được đề cập đến trong nội dung bài giảng.
Thực tế qua giảng dạy cho thấy hầu hết các buổi thảo luận, xêmina đều chưa đạt những yêu cầu trên. Do chuẩn bị thiếu chu đáo nên khi thảo luận học viên cịn rụt rè, thụ động chưa phát huy hết tính độc lập trong tư duy của mình. Một số giảng viên còn thiếu kinh nghiệm trong hướng dẫn thảo luận; kiến thức lý luận không vững vàng nên khi giải đáp các vấn đề thiếu chính xác, khơng thuyết phục đối với học viên, do đó chưa phát huy được hết khả năng hiểu biết, tranh luận của học viên trong thảo luận. Vì vậy, trong các buổi học này phần lớn cịn mang tính hình thức, kết quả chưa cao.
Trong khâu thi, kiểm tra, với 61,45% số ý kiến đánh giá tốt và 5,72%
cho rằng chưa tốt. Điều đó cho thấy khâu đánh giá chất lượng kết quả học tập của học viên tiến hành chưa thật tốt.
Thực tế trong công tác giáo dục hiện nay, những tiêu cực xảy ra trong thi cử là những vấn đề hết sức bức xúc, cần giải quyết. Chất lượng, hiệu quả của cơng tác giáo dục chỉ có thể được đánh giá đúng thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập không nghiêm túc sẽ dẫn đến đánh giá sai về chất lượng, hiệu quả giáo dục, tạo nên hậu quả xấu là một xã hội đầy bằng cấp nhưng chất lượng của đội ngũ cán bộ lại hết sức yếu do cơng tác giáo dục, đào tạo có những hạn chế, sai lầm. Vì vậy, cần phải có những giải pháp kịp thời cho vấn đề này để đảm bảo chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Cuối cùng là vấn đề tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế. Đây là vấn đề học viên quan tâm nhiều, là vấn đề cần được chú trọng hơn trong quá trình đào tạo. Từ kết quả khảo sát, có tới 42,36% số ý kiến đánh giá thực hiện chưa tốt khâu này. Hạn chế này có nhiều lý do, trong đó có lý do từ nhận thức chủ quan là cán bộ từ các cơ sở, địa phương cử đi học nên đã có q trình hoạt
động thực tiễn, do đó việc nghiên cứu thực tiễn có thể khơng cần thiết.
Đây là một hạn chế cần khắc phục đối với công tác giáo dục LLCT. Sinh thời, Bác Hồ vẫn thường căn dặn: Học phải đi đôi với hành, lý luận phải
luôn luôn liên hệ với thực tiễn, có như vậy người học mới nắm chắc lý luận,
mới có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn sau khi học. Đây cũng là yêu cầu và nguyện vọng của học viên, được phản ánh thông qua các câu hỏi mở trong bảng thăm dò ý kiến. Hầu hết các ý kiến đều đề nghị cần phải tăng thêm các ví dụ về thực tiễn trong bài giảng, cũng như cần thường xuyên tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế để nâng cao khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn khi về địa phương cơng tác. Vì vậy, đây là vấn đề khơng thể khơng thực hiện trong q trình giáo dục LLCT. Tổ chức đi nghiên cứu thực tế như thế nào cho phù hợp đối với từng loại đối tượng học viên, cho đạt chất lượng cao, đó là vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Do có đổi mới tích cực về hình thức tổ chức dạy - học, nên đã đạt được kết quả cụ thể sau:
* Về số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng do Trường chính trị trị tỉnh thực hiện
Trường chính trị tỉnh đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn với một số lượng lớn trong nhiều năm qua. Bảng số liệu kết quả đào tạo, bồi dưỡng từ 2007 đến 2011:
Bảng 2.3: Số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng từ 2007 đến 2011
Cấp đào tạo Năm Bồi dưỡng ngắn hạn Trung cấp Cao cấp Tổng số 2007 200 1.219 191 1.610 2008 653 1.027 207 1.887 2009 1.142 1.774 330 3.246 2010 840 1.944 428 3.262
2011 816 2.813 240 3.869
Nguồn: Trường chính trị tỉnh Thanh Hố.
Bảng số liệu trên cho thấy những năm gần đây quy mô đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường ngày càng tăng, hiện tại với các lớp trung cấp LLCT - HC tập trung cơ bản giữ ổn định, các lớp trung cấp LLCT - HC tại chức nhiều, số lượng qua các năm thường không ổn định. Số lượng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn có xu hướng tăng theo yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn. Với nỗ lực trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Nhà trường, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại các địa phương, giải quyết tình trạng thiếu cán bộ cơ sở đạt chuẩn ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh nhiều năm qua.
Bên cạnh những kết quả đạt được về số lượng đào tạo, còn những vấn đề cần được nghiên cứu để khắc phục nâng cao hơn nữa kết quả trong đào tạo: xét về hình thức đào tạo, hình thức đào tạo tại chức cịn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, số lượng cán bộ được đào tạo theo hình thức tại chức gấp nhiều lần so với hình thức tập trung. Cụ thể:
Bảng 2.4: Số liệu các hệ đào tạo trung cấp lý luận chính trị- hành chính
Năm Hệ ĐT 2007 2008 2009 2010 2011 SL % SL % SL % SL % SL % Tập trung 291 23,9 290 28,2 276 15,6 234 12,0 305 10,8 Tại chức 838 76,1 737 71,8 1.498 84,4 1.760 88,0 2.508 89,2
Nguồn: Trường chính trị tỉnh Thanh Hoá.
Hiện trạng này dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đảm bảo theo yêu cầu đặt ra. Vấn đề cần tập trung hiện nay là tăng cường nhiều hơn nữa số lượng các lớp đào tạo theo hình thức tập trung trước yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở, đáp ứng nhiệm vụ trong điều kiện mới.
* Tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố
Theo số liệu thống kê của ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa từ năm 2006 đến 2010, các Trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố đã mở được mở được 7.694 lớp cho 914. 211 học viên học tập, trong đó đối tượng là cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng là 3.521 người.
Tóm lại, cả bốn khâu nằm trong phương pháp đào tạo hiện nay đã
đạt được những kết quả nhất định, song trong từng khâu đều cần có sự đổi mới, cải tiến trên từng mặt để đạt được chất lượng, hiệu quả cao hơn trong giáo dục LLCT.