Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, lấy tự học là chính

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 87 - 89)

học là chính

Đây chính là một yêu cầu cơ bản trong phương pháp giáo dục hiện đại, tạo cho học viên có khả năng tự học sẽ giúp họ hình thành phong cách độc lập trong nghiên cứu và chủ động trong q trình học tập. Chỉ trên cơ sở đó, học viên mới có thể hiểu biết một cách sâu sắc và nắm vững những vấn đề đã học. Những gì mà con người đạt được bằng sự tự lực, bằng ý chí, bằng những hoạt động tự giác của mình thì những điều đó sẽ trở nên bền vững. Do đó, muốn học tập đạt hiệu quả cao, nắm vững được những vấn đề lý luận cơ bản, có khả năng vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn trong thực tiễn thì người học phải thực hiện chủ yếu bằng con đường tự học. Nếu học viên thực hiện được điều này thì việc giảng dạy trên lớp chỉ cịn đóng vai trị là hướng dẫn, hỗ trợ cho việc học tập của học viên. Đối với cơng tác giáo dục lý luận chính trị, đây chính là phương pháp hiệu quả nhất, có khả năng đáp ứng, phù hợp với tất cả các đối tượng học viên ở các trình độ khác nhau. Để thực hiện vấn đê này phải có sự chủ động hướng dẫn của giáo viên từ khâu giảng bài cho đến việc hướng dẫn đọc tài liệu, tự học.

Trước hết, đối với khâu giảng bài, trong quá trình lên lớp, giảng viên phải chú ý nhấn mạnh những trọng tâm, nội dung cơ bản của bài, đồng thời hướng dẫn học viên những phương pháp nghiên cứu cụ thể đối với từng loại vấn đề. Giáo dục LLCT được ví như một q trình tạo sự nhận thức cho đối tượng, nó khơng giống như khoa học tự nhiên có cơng thức cụ thể. Giảng viên phải biết cách gợi mở các vấn đề, hướng học viên tập trung nghiên cứu, suy nghĩ; giới thiệu những tài liệu tham khảo cần đọc và nêu những câu hỏi, gợi mở những nội dung cần tự học, tự nghiên cứu.

Với học viên, nghe giảng trên lớp phải tập trung, nắm vững những nội dung, những vấn đề cần nghiên cứu. Nghe giảng là một dạng hoạt động phức tạp của trí tuệ con người. Nó địi hỏi ở người học sự nỗ lực của ý chí, sự tập trung trí tuệ, sự hoạt động của tư duy, của trí nhớ. Hoạt động này lúc đầu mang tính thụ động, bắt buộc (phải nghe giảng), nhưng sau đó do tập trung, chú ý cao độ sẽ chuyển sang thành hoạt động tự giác, mang tính chủ động (được nghe giảng). Bằng những phương pháp tối ưu nhất, giảng viên phải tạo được sự chú ý, thu hút sự tập trung, tạo điều kiện để giúp học viên có thể tiếp thu đầy đủ, nắm vững được nội dung bài giảng, ghi nhớ được những vấn đề cơ bản.

Để thực hiện quá trình tự giáo dục tốt hơn, khâu giảng dạy trên lớp phải có sự đổi mới về phương pháp. Cần thay thế phương pháp giảng dạy độc thoại được thực hiện chủ yếu hiện nay bằng phương pháp đối thoại. Bằng việc nêu các vấn đề trao đổi thông qua nội dung của bài giảng, giảng viên vừa tạo nên sự tập trung, chú ý của học viên trong giờ học, đồng thời vừa kiểm tra được nhận thức của học viên.

Với phương pháp này học viên đã thực hiện việc tự học ngay trong quá trình nghe giảng, tránh được sự thụ động, phát huy hết khả năng của tư duy, độc lập suy nghĩ để giải đáp những vấn đề do giáo viên đưa ra tạo hiệu quả cao trong học tập. Để phương pháp này đạt hiệu quả, đòi hỏi giảng viên phải hết sức vững vàng về kiến thức, chủ động trong quá trình giảng dạy.

Sau phần nghe giảng ở lớp là phần tự học, đây là khâu hết sức quan trọng. Việc thực hiện của học viên trong khâu này thường là đọc sách, tự nghiên cứu, chuẩn bị đề cương thảo luận, xêmina theo những yêu cầu, những câu hỏi do giảng viên hướng dẫn. Muốn đạt được hiệu quả cao hơn ở khâu này, cần cho học viên làm những bài tập ứng dụng thực tế. Khi ra các loại hình bài tập, hướng dẫn học viên đọc sách, chuẩn bị câu hỏi thảo luận cũng phải dựa trên yêu cầu cụ thể của môn học. Cuối cùng, một vấn đề không thể

bỏ qua là phải kiểm tra, đánh giá kết quả, trên cơ sở đó phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu của học viên để kịp thời bổ sung, củng cố về nội dung theo yêu cầu của bài giảng.

Một khâu thứ ba hết sức quan trọng trong việc tự học của học viên là đọc sách. Do tự học là chính, việc đọc sách tham khảo lại trở thành khâu không thể thiếu. Học viên là cán bộ cơ sở chủ yếu hoạt động thực tiễn nên khơng quen với việc đọc sách, vì vậy, để giúp họ đọc có hiệu quả, cần có sự hướng dẫn cụ thể của giảng viên. Trên cơ sở đó, cần yêu cầu học viên ghi chép và viết thu hoạch ngay sau khi đọc, có thể nêu trước những yêu cầu cụ thể để giúp học viên có định hướng trong q trình đọc và viết thu hoạch. Việc ghi chép và viết thu hoạch trong khâu đọc sách rất quan trọng, không những giúp học viên nắm vững kiến thức mà còn ghi nhớ những vấn đề đã được đọc.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w