Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ Tỉnh ủy,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đối với Trường chính trị tỉnh, sự lãnh đạo của ban thường vụ Tỉnh ủy đối với các huyện, thị, thành ủy là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục LLCT.
Thực tế chứng minh, chỉ khi có sự quan tâm, sự chỉ đạo cụ thể, sát với yêu cầu thực tế của ban thường vụ Tỉnh ủy, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ có sự đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ giảng viên được quan tâm nâng cao chất lượng từ lựa chọn, đào tạo đến nâng cao trình độ; cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động được tăng cường, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục LLCT.
Hai là, xây dựng tinh thần đoàn kết, sự năng động sáng tạo, tinh thần
tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ của tập thể cán bộ giảng viên Trường chính trị, Trung tâm BDCT là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT.
Tập thể cán bộ, giảng viên Trường chính trị tỉnh, Trung tâm BDCT các huyện, thị, thành phố xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất sẽ tạo được sức mạnh vượt qua được khó khăn, nâng cao chất lượng giảng dạy, chất
lượng quản lý giáo dục, xây dựng, mở rộng mối quan hệ với các cơ quan, ban, ngành, xây dựng mối quan hệ với các tổ chức cơ sở đảng cùng chung trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giáo dục LLCT.
Chất lượng công tác giáo dục LLCT sẽ yếu kém, không đạt yêu cầu nếu dội ngũ cán bộ, giảng viên Trường chính trị tỉnh, Trung tâm BDCT các huyện, thị, thành phố không tự học tập, rèn luyện, phấn đấu để nâng cao trình độ mọi mặt cho chính mình.
Ba là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy cơ sở thực hiện sự
chỉ đạo của cấp trên về giáo dục LLCT
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, ban thường vụ Tỉnh ủy về giáo dục LLCT, cấp ủy cơ sở cần xác định việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn, trước hết là trách nhiệm của cấp ủy cơ sở. Lãnh đạo đảng bộ cơ sở phải quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện để đội ngũ này được học tập, nâng cao trình độ về LLCT, về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo trong giai đoạn mới.
Bốn là, thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương thức giáo dục LLCT phù hợp với đối tượng và yêu cầu thực tiễn địa phương.
Đây là một kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động của trường chính trị tỉnh và các trung tâm BDCT cấp huyện ở Thanh Hoá. Học viên là cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở, trình độ cịn hạn chế nhưng lại có nhiều thực tiễn trong chỉ đạo tại cơ sở. Vì vậy, phương thức đào tạo, bồi dưỡng địi hỏi phải thiết thực, tránh sa vào lý luận trừu tượng. Để đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, giảng viên, báo cáo viên phải gắn với cơ sở, tìm phương pháp, cách thức sát với cơ sở, thường xuyên đổi mới phù hợp với nhận thức và tâm lý đối tượng.
Chương 3