Cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn bao gồm nhiều đối tượng với các đặc điểm khác nhau, để đáp ứng được yêu cầu giáo dục đối với đội ngũ cán bộ này địi hỏi phải thực hiện rất nhiều hình thức.
Việc thực hiện đa dạng hóa các loại hình giáo dục được thể hiện thông qua cơ cấu hệ thống chương trình, hình thức giáo dục, loại hình, tính chất và trình độ giáo dục. Về chương trình, có thể có các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo tập trung, không tập trung và sự liên kết giữa các hình thức đào tạo này. Với sự đa dạng hóa các chương trình giáo dục, đào tạo đó, về hình thức đào tạo có thể thực hiện những hình thức "mềm", linh hoạt dưới
dạng tín chỉ, học phần. Đối với giáo dục LLCT cho cán bộ cấp cơ sở, việc đa dạng hóa các chương trình đào tạo với những hình thức linh hoạt, mềm dẻo trên là cần thiết, cần được quan tâm trong việc thực hiện đổi mới giáo dục theo xu hướng giáo dục hiện đại .Các hình thức chủ yếu mà các Trường chính trị, đang thực hiện để giáo dục lý LLCT cho cán bộ cấp cơ sở là đào tạo tập
Trước hết về đào tạo tập trung, hình thức này chủ yếu chỉ áp dụng cho cán bộ đương chức, cán bộ nằm trong quy hoạch dự nguồn cịn trẻ, có khả năng phát triển, tham gia cơng tác lâu dài. Do đó, với hình thức đào tạo này phải đặt ra những yêu cầu cao, chặt chẽ hơn về tuyển sinh cũng như trong q trình học tập. Xét về tính chiến lược, đào tạo tập trung phải là là hệ đào tạo được quan tâm nhiều hơn trong tiến trình nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho đội ngũ cán bộ.
Về hình thức học tại chức, hiện nay được Trường chính trị tỉnh thực hiện với số lượng học viên tham gia lớn gấp nhiều lần hình thức đào tạo tập trung. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các lớp học này, cần có sự đổi mới cả về hình thức và phương pháp đào tạo.
Các lớp tại chức thường được thực hiện theo hình thức tập trung từng đợt. Kết quả học tập bị hạn chế do thiếu tính liên tục. Để khắc phục hiện trạng này, cần phải thực hiện việc biến hình thức học tập tại chức thành học tập
nửa tập trung, tức là biến quá trình học ngắt quãng ở trên thành quá trình học
liên tục.Thời gian khơng tập trung học tập, học viên có thể đi nghiên cứu thực tế bằng chính hình thức cơng tác trực tiếp tại địa phương của mình (kèm theo nội dung hướng dẫn, đề cương nghiên cứu cụ thể). Thông qua công tác cụ thể và nội dung của các mơn học, học viên có thể tự đăng ký đề tài nghiên cứu thực tế. Sau mỗi đợt nghiên cứu thực tế, có tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, coi đó như một nội dung chính thức trong chương trình học. Thực hiện được như vậy sẽ vừa đảm bảo việc học tập đồng thời học viên có thể tham gia trực tiếp cơng tác tại địa phương một cách bình thường và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn. Khi ra trường, học viên có thể vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào công tác thực tiễn ở địa phương một cách thuận lợi.
Cùng với việc mở các lớp tập trung và tại chức đào tạo cơ bản, trường chính trị và các huyện, thị, thành phố cần phải tiến hành mở các lớp bồi dưỡng theo các chuyên đề. Ở đây, việc mở các lớp bồi dưỡng cần được thực
hiện đa dạng hóa, cả về hình thức và nội dung. Về hình thức lớp này, khơng cố định về mặt thời gian, có thể có những lớp bồi dưỡng ngắn ngày, có những lớp dài ngày. Về nội dung, hình thức, căn cứ vào từng loại đối tượng, u cầu bồi dưỡng để bố trí chương trình nội dung phù hợp. Về đối tượng của các lớp này bao gồm những cán bộ đương chức tuổi cao, hoặc hạn chế về trình độ học vấn nhưng rất cần bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn để về làm việc ngay. Do đó, yêu cầu nội dung bồi dưỡng của các lớp này phải cụ thể, mang tính thực tiễn cao, có khả năng ứng dụng ngay vào cơng tác thực tế của địa phương.