Trên cơ sở sự chỉ đạo của Trung ương, sự tập trung chỉ đạo của ban thường vụ Tỉnh ủy, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng LLCT từ tỉnh đến các huyện, thị đã được coi trọng. Tổ chức bộ máy tại Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT đã được đổi mới, sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ được tập trung nâng cao trình độ, nhất là đội ngũ giảng viên. Chế độ, chính sách cho giảng viên được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên yên tâm với nghề, gắn bó với hoạt động giáo dục LLCT và quá trình nâng cao chất lượng công tác này. Mặt khác, từ thực tiễn công tác tổ chức, cán bộ cũng đặt ra nhiều vấn đề phải tiếp tục quan tâm, nhất là việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu đặt ra với đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới ở cơ sở hiện nay.
+ Về đội ngũ cán bộ giảng dạy
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2011, theo thống kê tại Trường chính trị tỉnh và Trung tâm BDCT huyện, thị, thành phố, trên địa bàn tỉnh có 182 giảng viên LLCT chun trách, ngồi ra, cịn có 137 giảng viên kiêm nhiệm (tại cấp huyện). Trình độ đội ngũ giảng viên đã được nâng lên so với trước đây. Hiện tại, trình độ sau Đại học của đơị ngũ này là 11,53%, trình độ Đại học 66,32%. Những năm gần đây, đội ngũ giảng viên nhanh chóng được chuẩn hố, trẻ hoá, đối tượng giảng viên đang học sau Đại học các chuyên
ngành lý luận chiếm 10,43%.
Riêng với Trường chính trị tỉnh, tổng biên chế hiện nay là 120 người, trong đó, đội ngũ cán bộ giảng dạy có 80 người. Những năm qua, nhà trường đã tập trung việc nâng cao trình độ, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng viên.
Trong tổng số 80 cán bộ giảng dạy, có 37 nam, 43 nữ, trình độ được thể hiện như sau: 01 tiến sỹ (1,25%), 01 nghiên cứu sinh (1,25%), 20 thạc sỹ (25%), 59 đại học (73,75%), 16 giảng viên đang học thạc sỹ (20%).
Về trình độ, độ tuổi, thâm niên công tác của giảng viên tại trường chính trị tỉnh và các Trung tâm BDCT huyện, thị, thành phố có thể xem các bảng, biểu sau:
Bảng 2.5: Về độ tuổi, thâm niên cơng tác của giảng viên Trường chính trị
tỉnh Thanh Hố (Số liệu tính đến tháng 6 năm 2011)
Độ tuổi Thâm niên công tác
Dưới 30 Từ 30-45 46 trở lên Dưới 5 năm Dưới 10 năm Trên 10 năm TS % TS % TS % TS % TS % TS % 16 20 41 51,25 23 28,75 10 12,5 32 40 38 47,5
Nguồn: Khảo sát thực tế tháng 6 năm 2011.
Biểu đồ 2.1: Trình độ chun mơn của cán bộ, giảng viên Trung tâm
Biểu đồ 2.2: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, giảng viên Trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố tỉnh Thanh Hố
Biểu đồ 2.3: Độ tuổi của cán bộ, giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện, thị, thành phố tỉnh Thanh Hoá
Kết quả khảo sát cho thấy, giảng viên có trình độ Đại học cịn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, giảng viên có trình độ sau Đại học có tỷ lệ chưa cao, giảng viên đang học và có nhu cầu học tập nâng cao trình độ có xu hướng gia tăng.
Thực tế những năm gần đây, đội ngũ giảng viên nữ có xu hướng tăng lên. Độ tuổi từ 46 trở lên chiếm tỷ lệ 50,54%, nhưng trên thực tế, đang diễn ra quá trình chuyển giao thế hệ. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ giảng viên kế cận có vai trị rất quan trọng hiện nay.
Bên cạnh độ tuổi, thâm niên công tác cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đối với công tác giáo
dục nói chung và đặc biệt đối với cơng tác giáo dục LLCT nói riêng, có đội ngũ giáo viên có thâm niên cao trong giảng dạy là điều kiện thuận lợi. Chỉ thơng qua q trình tham gia cơng tác giảng dạy lâu năm, giảng viên có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng trong công tác chuyên môn. Ở đây, không phủ nhận lớp giảng viên trẻ do được đào tạo cơ bản, tiếp thu những phương pháp giảng dạy hiện đại có khả năng thích ứng nhanh để giảng dạy tốt. Song, với nền tảng kiến thức đó lại trải qua kinh nghiệm giảng dạy lâu năm chắc chắn kết quả sẽ cao hơn, nhất là với công tác giảng dạy LLCT.
Ngoài lực lượng giảng viên chuyên trách, các trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa cịn có lực lượng giảng viên kiêm chức, mỗi trung tâm BDCT có từ 6 đến 8 giảng viên kiêm chức (cá biệt có nơi 18 đồng chí). Qua kết quả khảo sát, toàn bộ các Trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Thanh Hóa có 137 đồng chí giảng viên kiêm nhiệm, số giảng viên này chịu sự quản lý điều hành trực tiếp về công tác giảng dạy của ban giám đốc Trung tâm BDCT. Hầu hết các đồng chí giảng viên kiêm chức là các ủy viên ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, trưởng các ban, phòng cấp huyện. Đội ngũ giảng viên kiêm chức có trình độ Đại học về chun mơn, trình độ cử nhân, cao cấp LLCT, họ là những người có kiến thức thực tiễn khá phong phú.
Thực tế cho thấy, trình độ học viên hiện nay là tương đối cao, một số học viên đã có trình độ cử nhân, thạc sỹ chun mơn. Thực tế này càng địi hỏi trình độ giảng viên phải khơng ngừng được nâng cao.
Nhìn chung, về chất lượng giảng dạy (như đã nêu) là tương đối tốt, song về phương pháp giảng dạy, bên cạnh việc đánh giá cao một số giảng viên có phương pháp dạy phù hợp, hiệu quả cao, vẫn có khơng ít những ý kiến của học viên đóng góp, địi hỏi phải đổi mới nâng cao chất lượng của đội ngũ
giảng viên. Qua kết quả thăm dò ý kiến của học viên cho thấy, có 42,74% số ý kiến cho rằng để nâng cao chất lượng giảng dạy cần phải tăng cường đổi mới đội ngũ cán bộ giảng dạy, các ý kiến của học viên đề nghị:
- Cán bộ giảng dạy phải được nâng cao về trình độ chun mơn để đáp ứng nhu cầu giảng dạy hiện nay.
- Cần bồi dưỡng thêm kiến thức cho giảng viên mới ra trường, giảng viên phải là những người am hiểu, có vốn sống, vốn thực tiễn.
- Cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy.
- Cần cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.