Chuỗi cung ứng luôn biến đổi và không ngừng điều chỉnh theo những thay đổi trong cung cầu sản phẩm. Nếu muốn chuỗi cung ứng đạt được hiệu quả mong muốn, cơng ty phải theo dõi và kiểm sốt các hoạt động của chuỗi cung ứng. Có 4 chỉ tiêu hiệu quả cần phải xem xét đánh giá đó là: Giao hàng, chất lượng, thời gian
và chi phí (Hồ Tiến Dũng, 2009).
1.3.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”
Tiêu chuẩn này nói đến việc giao hàng đúng hạn được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng khơng được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng khơng có hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách khi họ yêu cầu.
1.3.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng”
Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thơng qua những điều mà khách hàng mong đợi.
Để đo lường được sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lịng của khách hàng.
Ví dụ: Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm bột giặt Ơ mơ trong tháng 1/2017 là 1000 khách hàng, sang tháng 2/2017 số lượng khách hàng sử dụng lại là 700 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trung thành của khách hàng cho sản phẩm Ơ mơ là 70%, thơng thường người ta đánh giá chỉ tiêu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu sử dụng lại của hàng hóa, dịch vụ…
Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với việc giử khách hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài lịng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục.
1.3.3 Tiêu chuẩn “Thời gian”
Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính từ một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này, thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Một trong những chỉ tiêu
quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu hồi cơng nợ, nó đảm bảo cho cơng ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra, vòng luân chuyển hàng hóa, thời hạn thu nợ phải được cộng thêm cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Số ngày tồn kho cộng số ngày chưa thu tiền nợ bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận được tiền.
Chu kỳ kinh doanh = Số ngày tồn kho + Số ngày công nợ
1.3.4 Tiêu chuẩn “Chi phí”
Có hai cách để đo lường chi phí:
- Cơng ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí cơng nợ. Thơng thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy khơng giảm được tối đa tổng chi phí.
- Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:
Hiệu quả = (Doanh số - Chi phí NVL)/(Chi phí lao động + Chi phí quản lý)
Sau khi xây dựng xong những tiêu chuẩn đo lường này, công ty phải đặt ra mục tiêu kiểm soát những chỉ tiêu này. Những mục tiêu phải phù hợp với chiến lược kinh doanh. Điều quan trọng là hiệu quả của cả chuỗi cung ứng được giảm chứ không phải từng bộ phận.