CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Sơ lược thị trường thuốc BVTV
Hiện nay cả nước có trên 200 doanh nghiệp thuốc BVTV, gần 100 nhà máy chế biến thuốc (chế biến được khoảng 50% lượng chế phẩm sử dụng trong nước, khoảng 30.000 - 40.000 tấn/năm) cùng với với khoảng 30.000 đại lý thuốc BVTV. Theo báo cáo thống kê của Bộ NN & PTNT, ước tính giá trị nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên liệu trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 400 triệu USD (tương đương gần 9.000 tỷ đồng), tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Cụ thể, con số thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ 2008-2009, nhu cầu về thuốc BVTV của cả nước vào khoảng 50.000 tấn/năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD thì đến giai đoạn hiện tại, quy mô giá trị thị trường ngành thuốc BVTV tăng lên khoảng 800 triệu USD với con số khoảng 70.000 - 100.000 tấn/năm.
Đặc biệt, quy mô ngành cũng tăng lên đáng kể khi giai đoạn 2008-2009, tại Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp, 70 xưởng gia cơng thuốc BVTV thì đến hiện tại con số này đã là trên 300 (khoảng 200 DN thuốc BVTV và hơn 100 nhà máy gia công).
Theo thống kê, thị phần thuốc BVTV tại Việt Nam phân chia theo DN thì Lộc Trời đang chiếm lớn nhất với 20%; kế đến là VFG với khoảng 7,4%; HAI chiếm khoảng 5,5%; Lúa Vàng và Bayer cùng chiếm tỷ lệ ngang nhau khoảng 5,2%; Công ty ADC khoảng 4%; Công ty thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) khoảng 3,7%; khoảng gần 200 DN còn lại chia miếng bánh 49% thị phần.
Hình 3. 1. Thị phần thị trường thuốc BVTV tại Việt Nam năm 2017 (Nguồn: Báo mới, 2017) (Nguồn: Báo mới, 2017)
Đối thủ lớn nhất của HAI trong mảng kinh doanh và phân phối thuốc BVTV là tập đồn Lộc Trời (trước đây là cơng ty cổ phần BVTV An Giang). Tập đoàn Lộc Trời (LT Group) là nhà phân phối và sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hàng đầu Việt Nam. Với mạng lưới phân phối khắp cả nước, tập đồn có 25 chi nhánh, hơn 5.000 đại lý và nhà bán lẻ cùng với đội ngũ hơn 1.300 kỹ sư nông nghiệp (Bạn Của Nhà Nông), Lộc Trời chiến lĩnh thị trường Việt Nam với hơn 20% thị phần trong mảng thuốc BVTV. Cũng theo Báo mới số ra ngày 19/07/2017: Tại Lộc Trời, năm 2016 DN này đã ghi nhận mức doanh thu đạt 7.783 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 347 tỷ đồng, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 4.382 đồng. Mặc dù vậy, tỷ lệ nhập hoàn toàn nguyên liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn với hơn 60% nên Lộc Trời vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về mặt tỷ giá và biến động giá nguyên liệu song theo chiến lược hoạt động, đến năm 2021, DN này phấn đấu đạt lợi nhuận sau thuế 65 triệu USD, vốn hóa 1 tỷ USD và thị phần mảng thuốc bảo vệ thực vật là 30% (hiện nay là 20%). Được biết, biên lợi nhuận gộp các năm qua của Lộc Trời đối với ngành thuốc BVTV đều đạt mức trên 30%, cao nhất trong các DN cùng ngành.
Với đội ngũ nhân viên kinh doanh địa bàn dày dặn kinh nghiệm, lực lượng này luôn theo sát đại lý các cấp theo dõi tình hình tiêu thụ, tìm hiểu những trở ngại họ có thể gặp phải để kịp thời điều chỉnh. Cùng với đội ngũ kĩ sư “3 cùng” hùng hậu, việc tiếp cận với bà con nông đân để tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng thuốc đem lại hiệu
Lộc Trời, 20% VFG, 7.40% HAI, 5.50% Bayer, 5.20% Lúa Vàng, 5.20% 200 DN còn lại, 49%
quả về mặt hình ảnh rất lớn. Hơn thế nữa, Lộc Trời ln có những chính sách chiết khấu hấp dẫn và tổ chức các chương trình xúc tiến bán hàng mang lại hiệu quả kinh doanh cho đại lý các cấp. Các chương trình xúc tiến bán hàng của tập đồn này cũng được đầu tư rất kĩ lưỡng cả về mặt vật tư cũng như truyền thông nên luôn thu hút nhiều khách hàng tham gia, từ đó sản lượng tiêu thụ cũng tăng mạnh. Hệ thống phân phối trải dài khắp cả nước và được quản lý chặt chẽ từ dưới lên trên, sản phẩm của LTG được người dùng tin tưởng và sử dụng suốt nhiều năm nay. Với rất nhiều những điểm mạnh kể trên, tập đoàn Lộc Trời ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực nơng dược nói riêng và cả ngành nơng nghiệp nói chung.