KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 33 - 35)

1. Khái niệm quan hệ pháp luật

Trong quá trình sinh tồn và phát triển, con người luôn liên kết và thiết lập với nhau rất nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Những quan hệ đó ln cần được điều chỉnh theo những định hướng và trật tự nhất định. Điều này có thể thực hiện được bằng cách đặt ra những quy tắc xử sự để mọi người thực hiện theo, nói cách khác, thơng qua cách xử sự của con người, có thể tác động đến các quan hệ xã hội, hướng sự phát triển của chúng phù hợp với lợi ích của xã hội, với những mục đích nhất định.

Việc dùng pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đã làm cho quan hệ đó có tính chất pháp lý, nghĩa là đã quy định cơ cấu chủ thể, trình tự, thủ tục hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt của quan hệ xã hội và đã xác định cho các bên tham gia quan hệ xã hội đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ điều chỉnh những quan hệ quan trọng, có tính chất điển hình và phổ biến, liên quan đến lợi ích của lực lượng cầm quyền và của toàn xã hội. Quan hệ pháp luật tồn tại dưới nhiều hình thức và trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau đây.

Trước hết, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội. Vì vậy, quan hệ

pháp luật mang đầy đủ các tính chất của quan hệ xã hội nói chung là tồn tại một cách khách quan giữa con người với con người; có cơ cấu chủ thể, khách thể; các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ nhất định; được bảo đảm thực hiện bằng những cơ chế nhất định... Ngoài ra, quan hệ pháp luật cịn có tính chất pháp lý, sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt luôn gắn liền với quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, quan hệ pháp luật là quan hệ tư tưởng. Quan hệ pháp

luật thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng. Các quan hệ pháp luật phát triển, biến đổi theo sự phát triển, biến đổi của quan hệ sản xuất và phục vụ quan hệ sản xuất. Mặc dù phụ thuộc vào các quan hệ sản xuất nhưng quan hệ pháp luật cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

Đồng thời, quan hệ pháp luật mang tính ý chí. Điều này được biểu

hiện ở một số nội dung: Thứ nhất, quy định pháp luật dùng để điều chỉnh quan hệ xã hội ln chứa đựng ý chí nhà nước (nhà nước xác định quan hệ xã hội nào là quan hệ pháp luật; ai được phép tham gia; các quyền, nghĩa vụ pháp lý mà họ có được khi tham gia...); thứ hai, khi tham gia vào quan hệ pháp luật, các bên thể hiện ý chí của mình bằng cách thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình đối với bên kia (ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật không được trái với ý chí nhà nước);

thứ ba, trong trường hợp có bên nào đó khơng thực hiện đúng, vi phạm

những quy định pháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật thì bên vi phạm sẽ bị nhà nước cưỡng bức thực hiện hoặc phải khôi phục những thiệt hại mà họ đã gây ra.

Sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật có thể xuất phát từ ý chí nhà nước, cũng có thể xuất phát từ ý chí của các bên tham gia quan hệ xã hội đó. Chẳng hạn, quan hệ pháp luật hình sự hình thành giữa nhà nước với người phạm tội xuất phát từ ý chí của nhà nước, còn quan hệ pháp luật hợp đồng, quan hệ hơn nhân... thì xuất phát từ ý chí của các bên tham gia quan hệ đó.

Mặt khác, quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các quy định pháp

luật, phải phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên, cần chú ý là các quy định pháp luật dùng để điều chỉnh quan hệ xã hội không thể phản ánh hết tất cả những điều kiện mà trêm cơ sở đó quan hệ pháp luật được hình thành. Vì vậy, bằng xử sự thực tế của mình, các chủ thể tự làm rõ hơn, chi tiết hơn các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật cụ thể đó. Việc chi tiết hóa này ln phải bảo đảm nguyên tắc là không được trái với pháp luật.

Thêm vào đó, quan hệ pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang

luật, phụ thuộc vào ý chí nhà nước, vào nhu cầu được điều chỉnh của các quan hệ xã hội.

Ngoài ra, nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng nhà nước.

2. Phân loại quan hệ pháp luật

- Căn cứ vào tính chất, lĩnh vực của các quan hệ xã hội và cách thức tác động của pháp luật lên chúng, quan hệ pháp luật được phân loại thành các nhóm lớn như: Quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật đất đai...

- Căn cứ vào mức độ cụ thể của các quy định pháp luật về chủ thể, quan hệ pháp luật còn được phân loại thành quan hệ pháp luật cụ thể và quan hệ pháp luật chung. Quan hệ pháp luật cụ thể là quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể nhất định, có quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định. Quan hệ pháp luật chung là quan hệ mà pháp luật không quy định về chủ thể cụ thể trong quan hệ đó.

- Căn cứ vào việc xác định trong pháp luật về chủ thể, quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ pháp luật, trong đó một chủ thể được xác định, chủ thể cịn lại có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào (quan hệ pháp luật sở hữu, quan hệ pháp luật về quyền tác giả...). Trong quan hệ pháp luật tuyệt đối, chủ thể xác định là bên có quyền, cịn các chủ thể cịn lại có nghĩa vụ khơng được vi phạm. Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ pháp luật mà các chủ thể được xác định cụ thể (quan hệ pháp luật tố tụng giữa tòa án và những người tham gia tố tụng...). Trong quan hệ pháp luật tương đối, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ với nhau, quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)