1. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, luật hiến pháp, luật
Đây là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trước hết đòi hỏi hệ thống pháp luật phải hoàn thiện, nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội quan trọng đều phải được điều chỉnh bằng pháp luật, hệ thống pháp luật luôn bảo đảm được tính tồn diện, đồng bộ, phù hợp với kỹ thuật pháp lý, chính xác, khoa học. Đồng thời, phải bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và luật, nhằm tạo ra sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Hiến pháp và các luật, là những văn bản luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, thể hiện một cách tập trung ý chí và những
lợi ích cơ bản của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Hiến pháp và các luật là những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, là cơ sở của hệ thống pháp luật. Nhưng trong nhiều trường hợp, hiến pháp và các luật không thể đưa ra quy định một cách chi tiết và cụ thể để áp dụng trong mọi tình huống, mà chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản mang tính ngun tắc, nên cần được chi tiết hóa bằng các văn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật phải được ban hành trên cơ sở những văn bản luật, phù hợp với các văn bản luật. Văn bản của các cơ quan hành pháp phải được ban hành phù hợp với văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước. Văn bản của các cơ quan cấp dưới phải được ban hành phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên, nhưng phải bảo đảm sự phân định rõ ràng về thẩm quyền của các cơ quan ở mỗi cấp. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp.
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và luật sẽ tránh được tình trạng tản mản, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật, tạo nên tính thống nhất của hệ thống pháp luật, làm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật chính xác, thống nhất hơn. Trong những trường hợp có sự mâu thuẫn giữa văn bản của các cơ quan hành chính, văn bản của các tổ chức, đoàn thể xã hội với các văn bản luật của nhà nước thì phải thực hiện theo quy định của các văn bản luật.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương (trừ hiến pháp), các văn bản của các tổ chức, đoàn thể xã hội (trừ văn kiện của tổ chức đảng cầm quyền).
2. Pháp chế phải thống nhất
Tính thống nhất của pháp chế đòi hỏi mọi quy định của pháp luật phải được nhận thức và thực hiện thống nhất trong phạm vi hiệu lực của nó. Điều này có nghĩa, các quy định của pháp luật phải luôn được nhận thức thống nhất theo thời gian, theo khơng gian (trên phạm vi lãnh thổ mà nó có hiệu lực) và tất cả các chủ thể pháp luật đều phải nhận thức và thực hiện chúng thống nhất.
Xuất phát từ ngun tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm minh trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, không chấp nhận sự đặc quyền và bất kỳ ngoại lệ vô nguyên tắc nào. Vì vậy, “mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gương mẫu trong việc tôn trọng pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải được xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật,... Cấm bao che hành động phạm pháp và người phạm pháp dưới bất cứ hình thức nào”(1). Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế là điều kiện để xóa bỏ hiện tượng cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, hiện tượng “phép vua thua
lệ làng”, tự do vơ chính phủ, bảo đảm cơng bằng xã hội. Tuy nhiên, tính
thống nhất của pháp chế khơng loại trừ hồn tồn sự cần thiết phải tính đến những điều kiện và hồn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng ngành. Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, cần phải xem xét đến những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng ngành, tìm ra những hình thức và biện pháp phù hợp để đưa pháp luật vào đời sống với hiệu quả cao nhất mà không vi phạm pháp luật, không xâm hại đến tính thống nhất của pháp chế. Do đó, nhà nước cho phép các địa phương, các ngành có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, của ngành để ban hành những quy định, quy chế... phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, nội dung của tất cả những quy định đó khơng được trái với hiến pháp, luật của nhà nước và đường lối chính sách của đảng cầm quyền về vấn đề đó.
3. Việc thực hiện pháp luật phải chính xác, triệt để
Pháp luật là cơ sở để củng cố và tăng cường pháp chế, được hình thành và phát triển theo nhu cầu khách quan cần điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nếu một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, đúng trình tự, thủ tục và có nội dung hợp pháp, phù hợp điều kiện thực tế, thì sẽ có hiệu lực theo quy định của pháp luật và phải được thực hiện trên thực tiễn. Trong quá trình thực hiện pháp luật, phải sử dụng chính xác, triệt để đúng với nội dung, tinh thần của văn bản quy phạm pháp
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H. 1987, tr. 121.
luật, không được coi nhẹ một văn bản hay một quy định pháp luật nào. Tính triệt để trong việc tôn trọng và thực hiện pháp luật là một biểu hiện hơn hẳn của pháp chế xã hội chủ nghĩa so với pháp chế tư sản.
4. Các quyền, tự do của công dân, tập thể và tổ chức trong xã hội phải được đáp ứng và bảo vệ hội phải được đáp ứng và bảo vệ
Một trong những mục đích của pháp luật là ghi nhận, bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đưa lại các quyền, lợi ích và hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, nếu văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy phạm nào đó của pháp luật đã lạc hậu hoặc khơng phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương hay của ngành, không đáp ứng được các quyền, lợi ích của nhân dân thì cần được sửa đổi hoặc bãi bỏ. Khi phát hiện ra những điều bất cập của pháp luật, mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, xử lý. Khi nhận được những thông tin về những điều bất cập của pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét và giải quyết kịp thời để đáp ứng lợi ích của các tổ chức và cá nhân.
5. Mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện và xử lý kịp thời, mọi khiếu nại và tố cáo của công dân phải được xem xét và giải mọi khiếu nại và tố cáo của công dân phải được xem xét và giải quyết đúng đắn và nhanh chóng
Mọi vi phạm pháp luật đều có ảnh hưởng khơng tốt đến quá trình điều chỉnh pháp luật, làm tổn hại đến pháp chế. Vì vậy, các cá nhân và tổ chức, đặc biệt là nhà nước, cần có những biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu để phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm.
Pháp luật quy định về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm sai trái pháp luật của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Các khiếu nại, tố cáo đó cần phải được các cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết nhanh chóng, đúng đắn trong thời hạn pháp luật quy định.
6. Thường xuyên kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật
Công tác kiểm tra, giám sát là những hoạt động phải được tiến hành thường xuyên nhằm kiểm nghiệm, đánh giá những quy định, những biện
pháp hoạt động của các cấp, các ngành, các cơ quan, tìm ra những giải pháp tích cực, những ưu việt cũng như những thiếu sót, hạn chế để từng bước hồn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải tiến các phương pháp hoạt động, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các lĩnh vực hoạt động nhà nước. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, nhà nước có thể phát hiện những thiếu sót, yếu kém về tổ chức, về hoạt động, những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật, từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục. Hoạt động kiểm tra giám sát còn là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những biểu hiện vi phạm pháp luật, xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước, lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích cơng dân, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ chính xác triệt để, tránh được tình trạng tuỳ tiện, tự do vơ tổ chức trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân và các chủ thể pháp luật khác.