II. VI PHẠM PHÁP LUẬT
3. Phân loại vi phạm pháp luật
Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng nên cũng có rất nhiều cách để phân loại chúng.
- Căn cứ vào đối tượng (quan hệ xã hội) bị xâm hại, có thể chia vi phạm pháp luật thành nhiều nhóm khác nhau, như: Vi phạm pháp luật lao động, vi phạm pháp luật đất đai v.v…
- Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội có thể chia vi phạm pháp luật thành tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cao độ cho xã hội (về nội dung thể hiện ở tính chất của các quan hệ xã hội mà nó xâm hại, tính chất và mức độ thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội...; về hình thức thể hiện ở chỗ chúng được quy định trong luật hình sự). Các vi phạm pháp luật khác khơng phải là tội phạm thì mức độ nguy hiểm thấp hơn và được quy định trong các ngành luật khác.
- Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của khách thể vi phạm pháp luật, thông thường chia vi phạm pháp luật thành bốn nhóm cơ bản sau đây:
+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.
+ Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
+ Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại
tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản.
+ Vi phạm kỷ luật là những hành vi có lỗi trái với những quy chế,
quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, tổ chức đó. Cần lưu ý, chủ thể vi phạm kỷ luật chỉ có thể là cá nhân, tập thể (cán bộ, công chức, người lao động, sinh viên, học sinh, người học nghề...) có quan hệ phụ thuộc với cơ quan, tổ chức nhất định.
Mỗi loại vi phạm pháp luật nói trên cịn có thể được phân chia thành từng nhóm nhỏ hơn. Chẳng hạn, theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội phạm cịn được chia thành các nhóm nhỏ như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm sở hữu...
Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.