Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 50 - 52)

I. KHÁI QUÁT VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước. Đặc điểm này thể hiện ở những nội dung cụ thể sau đây:

- Hoạt động áp dụng pháp luật do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tổ chức, cá nhân được uỷ quyền tiến hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Phù hợp với thẩm quyền của mình, mỗi chủ thể đó được phép tiến hành một số những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Trong quá trình áp dụng pháp luật, mọi khía cạnh, mọi tình tiết có liên quan đến vụ việc, đều cần được xem xét thận trọng. Dựa trên cơ sở các quy định, yêu cầu của quy phạm pháp luật chủ thể có thẩm quyền ra quyết định cụ thể để giải quyết vụ việc phát sinh. Có thể nói, pháp luật là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Áp dụng pháp luật được xem là sự tiếp tục thể hiện ý chí nhà nước trong quá trình điều chỉnh pháp luật, nên trong một chừng mực nhất định cịn có tác dụng phục vụ cho những mục đích chính trị nhất định. Do vậy, việc áp dụng pháp luật không những phải phù hợp với pháp luật thực định mà còn phải phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước trong mỗi giai đoạn nhất định.

- Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành nhiều khi theo ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền, khơng phụ thuộc vào ý chí của đối tượng bị áp dụng pháp luật. Pháp luật cũng quy định trong một số trường hợp nhất định, việc áp dụng pháp luật đối với những trường hợp đó chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của tổ chức hay cá nhân nhất định theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với đối tượng bị áp dụng và các chủ thể khác có liên quan. Điều này thể hiện ở chỗ dù việc áp dụng pháp luật được tiến hành theo ý chí nhà nước hay ý chí của đối tượng bị áp dụng thì quyết định áp dụng pháp luật cũng chỉ do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành (trong một số trường hợp có tính đến ý chí của các chủ thể bị áp dụng), mang tính bắt buộc thực hiện đối với những tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong những trường

hợp cần thiết, nhà nước có thể cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng pháp luật đã có hiệu lực.

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo những hình

thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Do tính chất quan trọng và phức tạp của áp dụng pháp luật, đối tượng bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả bất lợi rất nghiêm trọng nên trong pháp luật ln có sự xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật (chẳng hạn, để giải quyết một vụ án cần tiến hành theo những quy định cụ thể của pháp luật tố tụng...) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trong q trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó, tránh sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật khơng đúng, khơng chính xác.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với những quan hệ xã hội nhất định. Mục đích của áp dụng pháp luật là cá biệt hoá các quy phạm pháp luật trong những điều kiện cụ thể. Nói cách khác, quy tắc xử sự chung trong pháp luật, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật sẽ được cá biệt hóa một cách chính xác thành quy tắc xử cụ thể cho mỗi trường hợp cá biệt, đối với những chủ thể xác định. Đương nhiên, quy tắc xử sự cụ thể có được do việc áp dụng pháp luật, phải không được trái với quy tắc xử sự chung của pháp luật.

Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo (sự sáng tạo trong phạm vi quy định của pháp luật). Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra quyết định, văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng tập quán hoặc áp dụng pháp luật tương tự để giải quyết vụ việc. Để thực hiện được điều đó, các chủ thể có thẩm quyền phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức và tay nghề cao.

Như vậy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước uỷ quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức xác định.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)