ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 107 - 109)

Xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh pháp luật là xác định ranh giới của sự điều chỉnh và khả năng của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

1. Đối tượng điều chỉnh pháp luật

Đối tượng điều chỉnh pháp luật là các quan hệ xã hội. Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội bằng cách bảo vệ, đảm bảo cho chúng phát triển có trật tự và đúng định hướng.

Pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà tập trung điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, điển hình, phổ biến có liên quan tới đời sống cộng đồng xã hội, đến việc củng cố địa vị và lợi ích của lực lượng cầm quyền trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... cần đến sự điều chỉnh của pháp luật. Còn những quan hệ xã hội khơng cơ bản, ít quan trọng, những quan hệ liên quan đến nội bộ các tổ chức phi nhà nước, liên quan đến tình cảm riêng tư của con người, như quan hệ bạn bè, quan hệ trong nội bộ gia đình..., thì pháp luật khơng điều chỉnh.

Việc xác định những quan hệ xã hội nào cần điều chỉnh bằng pháp luật là rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chẳng hạn, số lượng con cái do nhà nước quy định hay do mỗi gia đình tự quyết định... Nếu khơng xác định đúng có thể dẫn đến những can thiệp khơng cần thiết, nhiều khi cịn xâm phạm đến tự do, danh dự của con người.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật cịn có thể là những quan hệ xã hội phái sinh (sinh ra do pháp luật, chỉ tồn tại khi có quy phạm pháp luật), chẳng hạn, các quan hệ bảo hiểm, các quan hệ tố tụng...

2. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật

Phạm vi điều chỉnh của pháp luật được xem xét ở hai khía cạnh: Thứ nhất, phạm vi về số lượng, trong đó có cả phạm vi không gian, thời gian và đối tượng áp dụng; thứ hai, phạm vi về mức độ can thiệp, điều chỉnh, trong đó bao hàm cả cấp độ điều chỉnh. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể, phụ thuộc vào ý chí của nhà nước và các điều kiện chính trị, xã hội khác.

Về số lượng, các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh được xác định tùy theo nhu cầu và đòi hỏi của mỗi nhà nước trong từng giai đoạn phát triển.

Mỗi quy phạm pháp luật chỉ tác động trong những khoảng thời gian và khơng gian nhất định, vì có như vậy mới bảo đảm sự phù hợp của chúng với những đặc điểm riêng biệt phát sinh trong từng thời kỳ, từng vùng lãnh thổ nhất định.

Về mức độ điều chỉnh, các quan hệ xã hội quan trọng và có tính ổn định hơn thường được điều chỉnh bởi các quy định của văn bản luật và chỉ điều chỉnh ở cấp độ chung, những vấn đề khái qt, có tính ngun tắc. Những quan hệ xã hội chưa thật ổn định, phạm vi tác động hẹp hoặc dễ thay đổi thì được điều chỉnh bằng các quy định của các văn bản dưới luật và được điều chỉnh bằng những quy định cụ thể, chi tiết.

Khả năng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội chịu ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có các yếu tố cơ bản như: Ý chí của những nhà xây dựng pháp luật; tính chất của các quan hệ xã hội; điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội; ý thức pháp luật của nhân dân, của cán bộ, công chức nhà nước, của những nhà chính trị; sự thống nhất của hệ thống chính trị, đặc biệt là sự thống nhất về ý chí và lợi ích giữa các lực lượng trong xã hội; sự hoàn thiện của hệ

thống pháp luật (mức độ chính xác, đồng bộ, phù hợp của pháp luật; sự mâu thuẫn, chồng chéo trong pháp luật...).

Việc xác định phạm vi điều chỉnh pháp luật lên các quan hệ xã hội có ý nghĩa rất to lớn trong việc quản lý, duy trì sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho xã hội phát triển và nâng cao hiệu quả pháp luật. Điều này phụ thuộc sự sáng suốt của các cơ quan xây dựng pháp luật của mỗi quốc gia.

Xu thế chung là không nên mở rộng thái quá phạm vi điều chỉnh của pháp luật, tuy nhiên đối với những quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật thì phải có pháp luật để điều chỉnh, với những mức độ điều chỉnh sâu phù hợp với từng loại hoặc từng quan hệ xã hội cụ thể, sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)