Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong đời sống xã hội. Các nguyên nhân khách quan thường liên quan đến trình độ phát triển của xã hội, mức sống và điều kiện sống của dân cư; sự lạc hậu trong nhận thức của một số người so với sự phát triển của xã hội; sự chống phá của các thế lực thù địch... Các nguyên nhân chủ quan thường liên quan đến những thiếu sót, yếu kém trong cơng tác quản lý xã hội; sự hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống pháp luật; công tác giáo dục về pháp luật và đạo đức; tệ nạn và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc tổ chức lao động, phân phối, lưu thông và tiêu dùng; đặc biệt là hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và rất nhiều nguyên nhân khác.
Để phòng ngừa và đấu tranh xóa bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội, trước hết và quan trọng hơn cả là phải nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích những ngun nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng nảy sinh hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội để rồi từng bước có kế hoạch xố bỏ những ngun nhân và điều kiện đó. Lấy phương châm giáo dục, phịng ngừa là chính, kết hợp răn đe với trừng phạt nghiêm minh, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm, các viện nghiên cứu về khoa học pháp lý nói chung, về tội phạm học và các loại vi phạm pháp luật nói riêng. Thường xun xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của đất nước. Đẩy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục, giải thích, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật. Tiến hành quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm pháp luật. Kiện toàn và củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật để các cơ quan này có đầy đủ khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
trong việc đấu tranh có hiệu quả, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật là nhiệm vụ cần được tiến hành thường xuyên, kiên trì và cần thu hút sự tham gia tích cực của mọi tổ chức và cá nhân, tạo ra phong trào rộng khắp trong xã hội. Huy động mọi phương tiện, mọi nguồn lực trong xã hội để phục vụ tối đa cho công cuộc đấu tranh phịng, chống vi phạm pháp luật. Cần có sự linh hoạt khi phối hợp giữa cưỡng chế và thuyết phục để phòng ngừa vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo các chủ thể vi phạm pháp luật, hạn chế và tiến tới loại trừ tội phạm và những hiện tượng tiêu cực khác ra khỏi đời sống xã hội.
Cần tạo ra môi trường xã hội, tập thể và gia đình lành mạnh, an tồn, mang tính nhân văn cao, tạo điều kiện để mọi người có cơ hội phát huy được những mặt tốt, tích cực, loại trừ những mặt xấu, tiêu cực ra khỏi đời sống xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội khơng cịn vi phạm pháp luật, công bằng, văn minh.
Chương 12
Ý THỨC PHÁP LUẬT