Trong giai đoạn hiện nay, tăng cường pháp chế là vấn đề mang tính quy luật đối với nhiều quốc gia, thể hiện ở hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, hệ thống pháp luật phải không ngừng được xây dựng và hoàn thiện
đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội luôn thay đổi, phát sinh, phát triển không ngừng; thứ hai, việc tôn trọng và
thực hiện pháp luật phải ngày một tốt hơn, nghiêm minh và hiệu quả hơn. Để tăng cường pháp chế, cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, liên quan đến các lĩnh vực khác nhau, như: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa, pháp luật..., đặc biệt là một số biện pháp chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp luật.
Một là, khơng ngừng xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật.
Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, bởi vì pháp luật là cơ sở của pháp chế. Pháp luật càng đầy đủ, hoàn thiện, phù hợp với thực tế bao nhiêu, thì càng được nhà nước và xã hội tự giác tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh bấy nhiêu.
Việc xây dựng pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu, như: Tính tồn diện, đồng bộ, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của đất nước, tính khả thi cao, đáp ứng được những nhu cầu mà cuộc sống đặt ra. Bên cạnh đó, phải cải tiến kỹ thuật pháp lý trong việc xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm độ chính xác và độ tin cậy cao về ngôn ngữ pháp lý.
Hai là, tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật. Để tổ chức thực hiện pháp luật tốt cần tiến hành những hoạt động chủ yếu sau:
- Thường xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành và nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho nhân dân nói chung,
cơng chức nhà nước nói riêng; tạo ý thức và thói quen sống, làm việc theo pháp luật trong cán bộ, cơng chức nhà nước và nhân dân nói chung.
- Đẩy mạnh cơng tác giải thích pháp luật, nhất là giải thích pháp luật chính thức, nhằm làm sáng tỏ nội dung, tinh thần của các quy phạm, văn bản quy phạm pháp luật để các tổ chức và cá nhân trong xã hội có được sự nhận thức và thực hiện thống nhất.
- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước không chỉ gương mẫu trong việc sống, làm việc theo pháp luật mà còn phải biết cách tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện đầy đủ, nghiêm minh các quy định pháp luật. Tổ chức tốt việc ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ của khoa học pháp lý mới nhất vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
- Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật, các cơ quan tư vấn pháp lý và bổ trợ tư pháp.
- Thường xuyên tổng kết các hoạt động pháp luật trên thực tiễn để thấy được những ưu, khuyết điểm, từ đó đề ra những phương hướng và biện pháp thiết thực nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của các hoạt động pháp luật.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tôn trọng và thực
hiện pháp luật, xử lý kịp thời và nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật. Kiểm tra, giám sát việc tôn trọng và thực hiện pháp luật là công tác quan trọng, thường xuyên của nhà nước nhằm phát hiện những sai sót, lệch lạc trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và cơng dân, từ đó kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do những việc làm sai trái gây ra. Đồng thời, thông qua kiểm tra, giám sát, nhà nước có thể phát hiện những lỗ hổng, lạc hậu của pháp luật để tìm cách bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, cần kết hợp sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước với kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội và của nhân dân; tăng cường công tác giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp; phát
huy sự giám sát của cử tri đối với các đại biểu dân cử; sự giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động pháp luật. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm. Cần thường xuyên củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi hiện tượng vi phạm pháp luật, không cho bất cứ ai dựa vào quyền thế để vi phạm pháp luật hoặc bao che cho người vi phạm pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý theo pháp luật. Động viên tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật.
Tăng cường củng cố, xây dựng nhà nước pháp quyền để khơng khí chính trị ổn định, lịng dân gắn bó với chính quyền, cái tốt được chăm chút, cái xấu bị loại trừ.
Chương 14
ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT
Nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật có ý nghĩa rất lớn về mặt phương pháp luận đối với việc tiếp cận các hiện tượng pháp lý từ góc độ hệ thống. Nó cho phép nhìn nhận các hiện tượng pháp lý trong một thể thống nhất, từ đó làm rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của từng bộ phận trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, tìm ra những ưu điểm, những hạn chế của từng bộ phận, từng khâu có ảnh hưởng tới hiệu quả điều chỉnh pháp luật để kịp thời có những biện pháp khắc phục.