II. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
2. Nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.
Quyền pháp lý của chủ thể là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành (là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép).
Chủ thể có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện quyền của mình. Chẳng hạn, pháp luật quy định cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo. Cơng dân có thể thực hiện việc đó song cũng có thể khơng sử dụng nó nếu xét thấy không lợi.
Quyền pháp lý của chủ thể bao gồm những khả năng sau:
- Khả năng tự xử sự trong phạm vi quy định của pháp luật để thoả mãn những nhu cầu của mình;
- Khả năng yêu cầu các chủ thể khác thực hiện các nghĩa vụ pháp lý có liên quan đến quyền pháp lý của mình (các chủ thể khác có liên quan phải thực hiện những hành vi nhất định để đảm bảo cho chủ thể thực hiện được các quyền pháp lý của mình);
- Khả năng được bảo vệ (yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình).
Các khả năng kể trên trong quyền của chủ thể luôn thống nhất, không thể tách rời. Mỗi khả năng có ý nghĩa pháp lý khác nhau đối với quyền chủ thể. Tuy nhiên, để phân biệt quyền pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật với quyền của chủ thể trong các quan hệ xã hội khác (đạo đức, tình cảm) thì khả năng thứ ba có ý nghĩa đặc biệt.
Quyền pháp lý của chủ thể là phạm trù pháp lý có giới hạn, như một nguyên tắc: Không một xã hội nào cho phép một người nào đó có quyền làm tất cả những gì người đó muốn. Sống trong một xã hội mà lại thốt khỏi xã hội đó để được tự do là điều khơng thể có được.
Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền pháp lý của chủ thể khác.
Nghĩa vụ pháp lý tự bản thân không phải là hành vi mà chỉ là sự cần thiết phải thực hiện những hành vi đó. Nghĩa vụ pháp lý bao gồm những xử sự cần thiết sau:
+ Cần phải tiến hành một số hoạt động nhất định;
+ Cần kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định; + Cần phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.
Sự cần thiết thứ ba là đặc điểm để phân biệt nghĩa vụ pháp lý với các loại nghĩa vụ trong các lĩnh vực khác (không mang tính pháp lý).
Quyền và nghĩa vụ chủ thể là hai hiện tượng pháp lý không thể thiếu trong một quan hệ pháp luật cụ thể. Khơng có quyền nằm ngoài mối liên hệ với nghĩa vụ đảm bảo cho quyền đó được thực hiện và ngược lại khơng có nghĩa vụ pháp lý nằm ngồi mối liên hệ với quyền pháp lý. Điều này biểu hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các bên tham gia một quan hệ pháp luật cụ thể.
Trong quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ của chủ thể luôn thống nhất, phù hợp với nhau. Nội dung, số lượng và các biện pháp bảo đảm thực hiện chúng đều do nhà nước quy định hoặc do các bên xác lập chi tiết trên cơ sở các quy định của nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật cụ thể ban đầu chỉ thuộc về tổ chức, cá nhân nhất định có đủ điều kiện do pháp luật quy định. Trong quá trình thực hiện, chúng có thể được chuyển giao cho những tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, có một số quyền và nghĩa vụ pháp lý không được phép chuyển giao cho chủ thể khác, chẳng hạn quyền kết hôn, ly hôn…