Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 53 - 58)

I. KHÁI QUÁT VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

4. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật

Do tồn tại nhiều quy phạm pháp luật khác nhau thuộc các lĩnh vực, các ngành luật khác nhau nên việc áp dụng chúng cũng có những trình tự, thủ tục khác nhau. Có những quy phạm được áp dụng với quy trình đơn giản, nhưng cũng có những quy phạm việc áp dụng chúng là cả một quá

trình phức tạp với sự tham gia, phối hợp của nhiều tổ chức và cá nhân. Đối với loại quy phạm pháp luật này để có thể áp dụng một cách chính xác và đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo những giai đoạn sau đây.

a) Phân tích đánh giá các tình tiết, hồn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra

Khi có sự đề xuất của các tổ chức, cá nhân hay tự mình nhận thấy sự việc nào đó cần phải áp dụng pháp luật, thì các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật trước tiên phải nghiên cứu, xác định xem sự việc đó có ý nghĩa pháp lý hay không (pháp luật không thể được áp dụng đối với những vụ việc khơng có ý nghĩa pháp lý), có cần áp dụng pháp luật đối với trường hợp đó hay khơng. Nếu thấy cần áp dụng pháp luật, thì tiến hành xem xét, phân tích, đánh giá đúng đắn, chính xác tất cả các tình tiết của sự việc, làm sáng tỏ những hoàn cảnh, điều kiện và những sự kiện có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, phải sử dụng những biện pháp chuyên môn đặc biệt, như: Giám định, làm thực nghiệm... để xác định đúng tính chất của sự việc. Khi tiến hành xem xét, cần bảo đảm sự khách quan, công bằng đối với tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan đến vụ việc.

Như vậy, trong giai đoạn đầu của quá trình áp dụng pháp luật, cần xác định đặc trưng pháp lý của sự việc, chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với trường hợp đó; tìm hiểu một cách khách quan, tồn diện và đầy đủ những tình tiết, hồn cảnh, điều kiện của sự việc; tuân thủ đầy đủ các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc.

Kết thúc giai đoạn này, phải giải quyết vấn đề là có cần tiếp tục tiến hành áp dụng pháp luật đối với trường hợp cụ thể đó nữa hay khơng? Nếu thấy khơng cần thiết thì ra quyết định chấm dứt việc áp dụng pháp luật, nếu thấy cần tiếp tục áp dụng và đủ căn cứ để áp dụng pháp luật thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

b) Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng pháp luật

Sau khi xác định xong đặc trưng pháp lý của vụ việc được xem xét, phải lựa chọn quy phạm pháp luật thích ứng với vụ việc để giải quyết nó.

Khi lựa chọn quy phạm pháp luật, phải chú ý đến tính chính xác về nội dung của nó. Quy phạm được lựa chọn phải là quy phạm đang có hiệu lực áp dụng (cần chú ý là xác định hiệu lực về cả ba phương diện là hiệu lực theo thời gian, theo không gian và theo đối tượng áp dụng, kể cả hiệu lực trở về trước, nếu có cùng các nguyên tắc áp dụng quy phạm pháp luật đó theo quy định của pháp luật hiện hành). Chủ thể áp dụng pháp luật phải làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn, đồng thời tìm hiểu chủ trương, chính sách của nhà nước ở thời điểm hiện tại về vấn đề đó để áp dụng cho phù hợp.

Như vậy, trong giai đoạn này, chủ thể có thẩm quyền cần lựa chọn đúng quy phạm pháp luật được trù tính cho trường hợp cần áp dụng; xác định quy phạm được lựa chọn là đang có hiệu lực và khơng mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định tính chính xác của quy phạm pháp luật đã lựa chọn; nhận thức đúng đắn, chính xác nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật và chủ trương, chính sách của nhà nước về vấn đề cần giải quyết.

c) Ban hành quyết định áp dụng pháp luật

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này, quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật được ấn định. Sau khi xem xét, đối chiếu các tình tiết, hồn cảnh, điều kiện của sự việc thấy phù hợp với những điều nêu trong quy phạm pháp luật đã lựa chọn, chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc. Quyết định áp dụng pháp luật là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật, ln thể hiện rõ trình độ và tính sáng tạo của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, bởi vì qua đó, những tình tiết của vụ việc được đánh giá chính thức mang tính pháp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn. Mặt khác, bằng quyết định áp dụng pháp luật, những quyền và nghĩa vụ hoặc trách nhiệm chung chứa đựng trong các quy phạm pháp luật được cá biệt hóa, cụ thể hóa đối với các chủ thể nhất định.

Hoạt động và kết quả áp dụng pháp luật luôn được biểu hiện thông qua các quyết định áp dụng pháp luật. Quyết định áp dụng pháp luật là văn kiện chính thức, cơng khai và có giá trị pháp lý trong việc giải quyết vụ việc. Quyết định áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau đây.

- Do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội

hay cá nhân được nhà nước uỷ quyền áp dụng pháp luật ban hành và đảm bảo thực hiện.

- Có tính chất cá biệt, áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp cụ thể.

- Được ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật cụ thể và phải

phù hợp với các quy phạm đó. Nếu việc ban hành khơng phù hợp với các quy định pháp luật thì quyết định áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Như vậy, quyết định áp dụng pháp luật phải luôn hợp pháp và phù hợp với thực tế, nếu có nội dung khơng phù hợp với điều kiện thực tế thì sẽ khó được thi hành hoặc được thi hành nhưng hiệu quả không cao.

- Được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định như: Bản án, quyết định, lệnh... Trong những trường hợp pháp luật quy định, như trong chống lũ lụt, hỏa hoạn…, thì quyết định áp dụng pháp luật có thể bằng lời nói. Tuy nhiên, trên thực tiễn hiện nay, hình thức thể hiện chủ yếu của quyết định áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật.

- Là một yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật, thiếu nó một số quy phạm pháp luật khơng thể thực hiện được. Quyết định áp dụng pháp luật luôn là yếu tố mang tính chất bổ sung trong những sự kiện pháp lý phức tạp, củng cố các yếu tố này trong một cơ cấu pháp lý thống nhất, mang lại tin cậy và làm xuất hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể, được nhà nước bảo đảm thực hiện. Chẳng hạn, để quan hệ pháp luật hôn nhân cụ thể giữa A và B theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xuất hiện thì phải có đầy đủ các yếu tố của một sự kiện pháp lý phức tạp như họ đã đủ độ tuổi kết hơn, có năng lực hành vi, có sự cam kết tự nguyện..., và điều quan trọng nhất là có quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận hơn nhân đó là hợp pháp.

Quyết định áp dụng pháp luật rất đa dạng và chúng có thể được ban hành ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thực hiện pháp luật và ở mỗi giai đoạn khác nhau chúng có vai trị, tác dụng khác nhau.

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền ban hành trên cơ sở pháp luật, theo

trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh cá biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể trong những trường hợp cụ thể.

Văn bản áp dụng pháp luật bao gồm văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể và văn bản bảo vệ pháp luật. Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý xác định cụ thể chủ thể nào có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hóa bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Văn bản bảo vệ pháp luật xác định những biện pháp cưỡng chế nhà nước để trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Khi ra quyết định giải quyết vụ việc, chủ thể có thẩm quyền khơng thể xuất phát từ động cơ cá nhân hoặc quan hệ riêng tư. Quyết định áp dụng pháp luật phải phù hợp với lợi ích và mục đích mà nhà nước đã đề ra trong pháp luật, phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây.

Một là, quyết định áp dụng pháp luật phải hợp pháp. Quyết định áp

dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung của quyết định phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết. Chẳng hạn như tên cơ quan ban hành, số và ký hiệu quyết định, địa điểm, thời gian ban hành, chữ ký, con dấu hay quốc hiệu, quốc huy, tên chủ thể bị áp dụng, nội dung sự việc, căn cứ pháp lý...

Hai là, quyết định áp dụng pháp luật phải có cơ sở pháp lý. Trong

quyết định phải chỉ rõ là căn cứ vào quy định nào của pháp luật cho thấy cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong trường hợp này. Và cơ quan hay nhà chức trách giải quyết trường hợp này là trên cơ sở quy định nào của pháp luật. Cơ sở pháp lý này phải chỉ rõ chi tiết cụ thể tới mục, khoản, điều của pháp luật. Nếu quyết định áp dụng pháp luật được ban hành trong trường hợp áp dụng pháp luật tương tự thì phải có sự lý giải kỹ càng về tính hợp pháp, hợp lý của việc áp dụng pháp luật tương tự đó, đồng thời cũng phải ghi rõ đã áp dụng tương tự quy phạm pháp luật hoặc nguyên tắc, tư tưởng pháp luật nào.

Ba là, quyết định áp dụng pháp luật phải có cơ sở thực tế. Việc ban

hành quyết định phải căn cứ vào những sự kiện, những nhu cầu, địi hỏi thực tế có thật. Nếu ra quyết định mà không căn cứ vào những cơ sở thực

tế đáng tin cậy hoặc khơng có thật thì sẽ có thể áp dụng pháp luật nhầm, sai hoặc khơng có tính thuyết phục.

Bốn là, quyết định áp dụng pháp luật phải phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của cuộc sống. Nội dung của quyết định phải có khả năng thực hiện được trong thực tế. Nếu quyết định áp dụng pháp luật không phù hợp với điều kiện thực tế thì nó sẽ khó được thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế hoặc được thi hành nhưng kém hiệu quả. Ngoài ra, quyết định áp dụng pháp luật được ban hành phải bảo đảm tính tối ưu, nghĩa là, phải có lợi nhất về tất cả các mặt chính trị kinh tế - xã hội cho nhà nước và các chủ thể pháp luật khác.

d) Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật

Việc tổ chức thực hiện trên thực tế quyết định áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này, cần tiến hành những hoạt động có tính chất tổ chức, kỹ thuật nhằm bảo đảm về mặt vật chất, kỹ thuật cho việc thực hiện đúng đắn quyết định áp dụng pháp luật đã được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Trong q trình áp dụng pháp luật, cần thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng các quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)