I. KHÁI QUÁT VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
5. Áp dụng pháp luật tương tự
Do đời sống xã hội hết sức đa dạng, phức tạp và có nhiều lĩnh vực, quan hệ khác nhau, nên có một số trường hợp quan hệ xã hội xảy ra trong thực tế liên quan tới lợi ích của các cá nhân, tổ chức cần phải được giải quyết bằng pháp luật, nhưng khơng có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh nên khơng có căn cứ pháp lý để áp dụng. Để điều chỉnh những quan hệ này, nếu ban hành các quy phạm pháp luật mới thì cần có thời gian; bên cạnh đó, có những sự kiện, hiện tượng chỉ xảy ra đột xuất, nhất thời nên cũng chưa hẳn đã cần đến các quy phạm pháp luật mới. Trong khi đó, nhu cầu của đời sống xã hội đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải giải quyết kịp thời các vấn đề đó để đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân. Giải pháp cho những tình huống đó là áp dụng pháp luật tương tự. Áp dụng pháp luật tương tự bao gồm áp dụng quy phạm pháp luật tương tự và áp dụng pháp luật tương tự pháp luật.
- Áp dụng quy phạm pháp luật tương tự là giải quyết một vụ việc thực tế cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh một trường hợp khác có nội dung tương tự như vụ việc phát sinh cần giải quyết.
- Áp dụng pháp luật tương tự là giải quyết một vụ việc thực tế, cụ
thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, trên cơ sở những nguyên tắc của pháp luật và ý thức pháp luật.
Các điều kiện chung để áp dụng pháp luật tương tự bao gồm: - Vụ việc được xem xét phải có liên quan và có ảnh hưởng lớn tới quyền, lợi ích của nhà nước, xã hội hoặc của cá nhân đòi hỏi nhà nước (các chủ thể có thẩm quyền) phải xem xét giải quyết. Nếu vụ việc khơng quan trọng thì chủ thể có thẩm quyền có thể khơng giải quyết.
- Phải xác định một cách chắc chắn rằng vụ việc cần xem xét, giải quyết đó đã khơng có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh.
Ngoài những điều kiện chung đối với mỗi loại áp dụng tương tự còn cần phải có những điều kiện riêng. Cụ thể là:
- Để áp dụng tương tự quy phạm pháp luật, còn cần phải lựa chọn được quy phạm pháp luật tương tự để áp dụng. Khi lựa chọn phải chỉ ra được quy phạm pháp luật đã lựa chọn đang điều chỉnh trường hợp khác có nội dung tương tự như trường hợp đang cần giải quyết (phải chỉ ra được những điểm cơ bản về nội dung tương tự nhau giữa hai vụ việc).
- Đối với áp dụng tương tự pháp luật còn cần phải xác định: Thứ nhất, là khơng thể giải quyết vụ việc đó theo ngun tắc tương tự quy phạm pháp luật được (do khơng có quy phạm pháp luật tương tự). Nếu có thể giải quyết bằng nguyên tắc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật thì khơng được áp dụng tương tự pháp luật; thứ hai, là phải chỉ ra được
nguyên tắc pháp luật hay quan điểm pháp lý nào được sử dụng để giải quyết vụ việc cụ thể đó và phải lý giải tại sao lại lựa chọn chúng.
Để đảm bảo tính đúng đắn của áp dụng pháp luật tương tự, cần phân tích thật kỹ nội dung cũng như tinh thần của pháp luật để lựa chọn chính xác quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp tương tự với vụ việc được xem xét (nếu là áp dụng tương tự quy phạm pháp luật), hoặc
tìm ra những nguyên tắc, những tư tưởng pháp lý làm cơ sở giải quyết vụ việc (nếu là áp dụng tương tự pháp luật). Ý thức pháp luật, kiến thức pháp lý của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật đóng vai trị to lớn trong áp dụng pháp luật tương tự.
Việc áp dụng pháp luật tương tự phải hết sức hạn chế, chỉ khi nào thấy thật sự cần thiết mới nên áp dụng. Riêng trong luật hình sự và luật hành chính thì chỉ áp dụng tương tự khi trong các văn bản pháp luật có quy định về việc áp dụng tương tự.
Việc áp dụng pháp luật tương tự phải xuất phát từ lợi ích của xã hội, nhà nước và cơng dân, đồng thời phải bảo đảm những yêu cầu của pháp chế. Không được áp dụng tùy tiện nguyên tắc tương tự, đối với mỗi trường hợp cần báo cáo kịp thời với những cơ quan có trách nhiệm để có những biện pháp kiểm tra, giám sát cần thiết hoặc để kịp thời đặt ra những quy phạm pháp luật bổ sung nếu cần thiết.
Áp dụng pháp luật tương tự cần phải được phân biệt với áp dụng tiền lệ pháp. Nếu mục tiêu của áp dụng tương tự là đi tìm các quy phạm có phần giả định nêu các tình huống tương tự như sự kiện đang cần giải quyết để căn cứ vào quy phạm đó mà giải quyết vụ việc thì mục tiêu của áp dụng tiền lệ pháp là đi tìm cách giải quyết vụ việc cụ thể của các cơ quan, nhà chức trách trước đó để giải quyết vụ việc tương tự. Do vậy, tính sáng tạo trong áp dụng pháp luật tương tự bao giờ cũng cao hơn trong áp dụng tiền lệ pháp.
Chương 11
HÀNH VI PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ