1. Khái niệm ý thức pháp luật
Xã hội loài người nói chung, nhà nước và pháp luật nói riêng, ln vận động, phát triển theo những quy luật khách quan. Những quy luật đó được thực hiện thơng qua hoạt động có ý thức của con người. Nói cách khác, sự tồn tại và phát triển đó được phản ánh trong ý thức của con người và con người tác động trở lại q trình đó một cách có ý thức. Vì vậy, ý thức xã hội nói chung, ý thức pháp luật nói riêng có vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội và trong quá trình điều chỉnh pháp luật.
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm pháp lý thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, đối với q trình điều chỉnh pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong xử sự của cá nhân, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội.
Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh những điều kiện vật chất, chính trị, xã hội, lịch sử cần được điều chỉnh bằng pháp luật của xã hội có giai cấp. Ý thức pháp luật xuất hiện từ nhu cầu khách quan của xã hội - cần tạo lập một xã hội có trật tự, ổn định. Từ nhu cầu khách quan đó của đời sống xã hội, con người phản ánh (nhận thức) và hình thành ý thức về điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Bên cạnh những điểm chung so với các tồn tại xã hội khác, đời sống xã hội cũng có những nét riêng biệt, do đó ý thức pháp luật cũng có những điểm tương đối độc lập so với các hình thái ý thức xã hội khác. Có thể nói, đối tượng điều chỉnh pháp luật nằm trong đối tượng phản ánh của ý thức pháp luật. Tuy nhiên, đối tượng phản ánh của ý thức pháp luật rộng
hơn đối tượng điều chỉnh pháp luật, vì khơng phải tất cả những gì được ý thức pháp luật phản ánh về mặt tư tưởng đều được pháp luật điều chỉnh.
Hình thành và phát triển cùng với ý thức chính trị, ý thức pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc. Thông thường, giai cấp nào sở hữu tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối ln cả tư liệu sản xuất tinh thần, nên tư tưởng của những người khơng có tư liệu sản xuất tinh thần nói chung bị giai cấp thống trị chi phối. Vì vậy, chỉ có ý thức pháp luật của lực lượng thống trị được phổ biến và có điều kiện thể hiện đầy đủ trong pháp luật.
Ý thức pháp luật của giai cấp xuất phát từ ý thức pháp luật của các cá nhân, trong khi ý thức pháp luật của mỗi cá nhân lại có những nét riêng biệt, do chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Để ý thức pháp luật cá nhân có thể trở thành ý thức pháp luật của cả xã hội thì ý thức đó phải được nâng cao thành những tư tưởng, quan điểm pháp luật mang tính phổ biến, thịnh hành trong xã hội dưới dạng các học thuyết, tổng kết lý luận pháp luật...
Là một hình thái ý thức xã hội, nên ý thức pháp luật mang đầy đủ những đặc điểm của ý thức xã hội.
Thứ nhất, ý thức pháp luật luôn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội.
Ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức pháp luật cũng thay đổi theo.
Thứ hai, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã
hội.
Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện ở một số khía cạnh khác nhau.
Ý thức pháp luật thường lạc hậu so với tồn tại xã hội. Nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức pháp luật cũ vẫn còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài. Những tàn dư của quá khứ được giữ lại, nhất là trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi các thói quen và truyền thống cịn đóng vai trị to lớn. Ý thức pháp luật không chỉ lạc hậu so với tồn tại xã hội mà nó cịn lạc hậu so với cả tồn tại pháp luật (hệ thống pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật), bởi lẽ khi một văn bản quy phạm
pháp luật mới ra đời hoặc thực tiễn áp dụng pháp luật đã thay đổi, nhưng nhiều người vẫn chưa nắm bắt được (với nhiều lý do khác nhau) nên ý thức pháp luật của họ chậm đáp ứng nhu cầu của thực tế đời sống.
Tuy nhiên, tư tưởng pháp luật, đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học, có thể vượt lên trên sự phát triển của tồn tại xã hội, nghĩa là ý thức cũng có tính tiên phong. Nếu là tư tưởng của lực lượng cầm quyền tiến
bộ thì sẽ có cơ hội thuận lợi để thể hiện thành pháp luật và tạo ra những biến đổi nhanh hơn trong đời sống.
Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song cũng kế thừa những yếu tố nhất định của ý thức pháp luật của thời đại trước đó (trong ý thức pháp luật ln giữ lại những tư tưởng, quan điểm pháp luật của các thế hệ trước, các thời đại trước, của nhân loại). Những yếu tố được kế thừa đó có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ.
Ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, ý thức chính trị, đạo đức và các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý, như nhà nước và pháp luật. Tùy thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hay lạc hậu mà sự tác động của nó có thể là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các hiện tượng trên. Vì vậy, để thúc đẩy xã hội phát triển nhanh, bền vững thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải biết phát huy mặt tích cực trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật và hạn chế tới mức thấp nhất mặt tiêu cực của nó.
Thứ ba, ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính chính trị - giai
cấp.
Thế giới quan pháp lý của một giai cấp nhất định được quy định bởi vị trí của giai cấp đó trong xã hội. Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật, nhưng có thể tồn tại nhiều hệ ý thức pháp luật khác nhau, như: Ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, ý thức pháp luật của giai cấp bị thống trị, ý thức pháp luật của các tầng lớp khác trong xã hội... Vì vậy, đối với những nhà khoa học chân chính thì trong những tư tưởng, quan điểm pháp lý, phải ln có sự ý thức về lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia để giữ gìn và bảo vệ chúng.
Thứ tư, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ tư tưởng quan điểm
Hình thành và phát triển trên cơ sở thế giới quan khoa học, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa kế thừa tất cả những tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, những thành tựu văn minh trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật của các thời đại trước, như: Quan điểm về tự do, công bằng, bác ái, ý thức trách nhiệm công dân... Trong ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, chứa đựng những tư tưởng nhân đạo của chủ nghĩa nhân đạo chân chính, coi người lao động là giá trị cao nhất trong xã hội; phấn đấu giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột; đưa lại cho người lao động ngày càng nhiều các quyền tự do, dân chủ; mọi cố gắng của nhà nước và xã hội đều nhằm phục vụ lợi ích con người; tư tưởng về chủ nghĩa quốc tế vơ sản và tình đồn kết hữu nghị, bình đẳng giữa con người, giữa các dân tộc.
2. Cấu thành của ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật được cấu thành từ hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những quan niệm, quan điểm và học
thuyết về pháp luật (còn gọi là nhận thức pháp lý) đã được hệ thống hoá thành lý luận, thành các học thuyết về nhà nước và pháp luật. Tư tưởng pháp luật hình thành trong quá trình nhận thức về mặt lý luận những lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội, những nhiệm vụ, mục đích của q trình điều chỉnh pháp luật; tính giai cấp, tính xã hội của pháp luật; xu hướng phát triển của hệ thống pháp luật... Tư tưởng pháp luật là kết quả phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, những quan hệ giai tầng, đấu tranh giai cấp, tồn tại xã hội... trong xã hội bằng sự khái quát thành lý luận, học thuyết về pháp luật, tạo ra tri thức pháp lý. Hệ tư tưởng pháp luật của đất nước thường thể hiện trong cương lĩnh, nghị quyết của đảng cầm quyền, trong các chính sách của nhà nước, các bài phát biểu, bài viết của các lãnh tụ của đảng và nhà nước, trong nội dung và tinh thần các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
Tâm lý pháp luật là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái độ,
tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý cụ thể khác. Tâm lý pháp luật được hình thành ở từng cá nhân, từng nhóm người, từng giai cấp hoặc cả xã hội dưới sự ảnh hưởng của pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật, bao gồm tình cảm, tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của các
chủ thể pháp luật đối với pháp luật hiện hành, quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, đối với pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có. Tình cảm pháp luật biểu hiện sự rung động về tâm hồn, như: Niềm tin, sự trân trọng, định kiến, sự thù ghét, ác cảm... đối với pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật. Tâm trạng pháp luật biểu hiện thái độ tích cực hoặc tiêu cực của chủ thể đối với pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật. Cảm xúc và suy nghĩ (tự đánh giá) thể hiện thái độ của mỗi người đối với suy nghĩ và hành vi của mình hoặc tổ chức mình như tự hào, xấu hổ, lo lắng... Nếu chủ thể có tâm lý pháp luật tốt (có thái độ đúng đắn đối với pháp luật) thì họ sẽ tơn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật, đấu tranh không khoan nhượng đối với những hành vi vi phạm pháp luật, xem thường pháp luật. Ngược lại, chủ thể cũng có thể phản đối, khơng tơn trọng pháp luật, không tôn trọng những người thực thi pháp luật nếu những quy định đó, những hành động đó trái với lợi ích của họ hay của xã hội.
Tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật là hai trình độ, hai phương thức khác nhau phản ánh tồn tại xã hội của ý thức pháp luật, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại đối với nhau. Trong mối quan hệ này, tư tưởng pháp luật giữ vị trí trung tâm so với tâm lý pháp luật. Tư tưởng pháp luật mang tính tự giác, tính hệ thống, tính khoa học, cịn tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát, thiếu tính hệ thống và cơ sở khách quan khoa học. Tư tưởng pháp luật tác động mạnh mẽ tới tâm lý pháp luật, đồng thời tâm lý pháp luật là tiền đề cho sự hình thành và phát triển các tư tưởng pháp luật.
3. Phân loại ý thức pháp luật
- Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, có thể chia ý thức pháp luật thành: Ý thức pháp luật thông thường (của đa số người dân trong xã hội), ý thức pháp luật có tính lý luận (của các chun gia pháp lý) và ý thức pháp luật nghề nghiệp (của những người hành nghề luật). Ý thức pháp luật thông thường phản ánh được mối liên hệ bên ngồi, có tính cục bộ của hiện tượng pháp luật, chưa có khả năng đi sâu vào bản chất của pháp luật; ý thức pháp luật có tính lý luận khoa học và ý thức pháp luật nghề nghiệp phản ánh mối liên hệ bên trong, mang tính bản chất của pháp luật.
- Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật, có thể chia ý thức pháp luật thành: Ý thức pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật của cá nhân. Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiên tiến đại diện cho xã hội, chứa đựng những tư tưởng, quan điểm khoa học về những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật (vì có sự tiến bộ và có cơ sở khoa học nên ý thức pháp luật xã hội được chính thức hóa trong tồn xã hội). Ý thức pháp luật nhóm bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật, có phạm vi tác động nhỏ hơn so với ý thức pháp luật xã hội. Ý thức pháp luật của cá nhân bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Trình độ ý thức pháp luật của cá nhân thường thấp hơn ý thức pháp luật xã hội.