Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 70 - 71)

III. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trong lĩnh vực pháp luật, thuật ngữ “trách nhiệm” thường được sử dụng theo hai nghĩa khác nhau. Theo nghĩa thứ nhất, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ (nói đến những điều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương lai). Chẳng hạn, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan nào đó phải tuyên truyền, phổ biến một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào đó hay cơ quan A chịu trách nhiệm trước cơ quan B. Theo nghĩa thứ hai, trách nhiệm được hiểu là việc cá nhân, tổ chức phải gánh

chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật. Đó là sự phản ứng, lên án của nhà nước và xã hội đối với những chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội.

Trách nhiệm pháp lý (theo nghĩa hậu quả bất lợi) chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật, là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Nếu trên thực tế khơng xảy ra vi phạm pháp luật thì cũng khơng tồn tại trách nhiệm pháp lý. Do đó, ngay cả khi có hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện nhưng khơng có đủ các yếu tố bắt buộc của cấu thành vi phạm thì cũng không phát sinh trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý không phát sinh và nhà nước không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong các trường hợp: Chủ thể khơng có năng lực trách nhiệm pháp lý (khơng có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nên thiếu yếu tố chủ thể vi phạm); do sự kiện bất ngờ (chủ thể không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra nên thiếu yếu tố lỗi); do phịng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết (hành vi không trái pháp luật).

Trách nhiệm pháp lý của các cá nhân hay tổ chức phát sinh từ thời điểm vi phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế. Khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể vi phạm đã đứng trước khả năng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ phía nhà nước (trong tội phạm và trong vi phạm hành chính) hoặc từ phía các chủ thể khác (trong vi phạm dân sự và vi phạm kỷ luật).

Như vậy, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)