I. KHÁI QUÁT VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
3. Các nguyên tắc cơ bản của áp dụng pháp luật
Khi tiến hành áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền phải ln tn theo những ngun tắc, quy định về trình tự, thủ tục và yêu cầu của pháp luật trong tất cả các công đoạn, các mắt xích của q trình áp dụng pháp luật, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi áp dụng pháp luật không đúng pháp luật.
Khi tiến hành áp dụng pháp luật phải bảo đảm những yêu cầu sau đây.
Một là, phải có căn cứ, lý do xác đáng khi áp dụng pháp luật.
Chỉ áp dụng quy phạm pháp luật khi trong thực tế đã tồn tại những tình huống mà quy phạm pháp luật đã dự liệu trước để áp dụng cho trường hợp đó. Khơng được tạo ra những tình huống giả để hợp thức hoá việc áp dụng quy phạm pháp luật nào đó. Việc lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng là vấn đề vô cùng quan trọng.
Hai là, phải bảo đảm sự đúng đắn, chính xác và công bằng trong áp
dụng pháp luật.
Các cơ quan áp dụng pháp luật phải luôn xác định được sự thật khách quan của mỗi vụ việc, đưa ra được những quyết định áp dụng pháp luật thật sự chính xác, cơng bằng; phải ln khẳng định được việc lựa chọn quy phạm pháp luật là hoàn toàn phù hợp với trường hợp cụ thể đó, mà khơng thể là quy phạm pháp luật khác.
Ba là, bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong áp dụng pháp luật.
Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi áp dụng pháp luật phải đúng thẩm quyền, phải tuân theo đầy đủ những quy định về trình tự, thủ tục được đề ra cho mỗi loại vụ việc, có nội dung là những mệnh lệnh phù hợp với các
quy phạm pháp luật hiện hành. Nguyên tắc pháp chế trong áp dụng pháp luật cịn địi hỏi việc lập luận, giải thích các quy định pháp luật phải đúng đắn và chính xác.
Việc tuân theo nguyên tắc pháp chế trong áp dụng pháp luật, khơng loại trừ và cần phải tính đến những yếu tố khác như chính trị, đạo đức... để đưa ra quyết định cuối cùng cho chính xác, mặc dù những yếu tố đó khơng có ý nghĩa pháp lý đối với trường hợp cụ thể được giải quyết. Trong hoạt động áp dụng pháp luật, ngoài việc tuân theo các quy định pháp luật, dựa trên cơ sở những sự kiện thực tiễn khách quan thì yếu tố chủ quan là niềm tin nội tâm của những người trực tiếp áp dụng pháp luật cũng có ý nghĩa rất lớn, tuy nhiên các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật không được lợi dụng điều đó vì những lợi ích riêng.
Bốn là, việc áp dụng pháp luật phải phù hợp với mục đích đề ra.
Đối với mỗi trường hợp áp dụng pháp luật đều phải có những mục đích rõ ràng. Xuất phát từ ý thức pháp luật của mình, những người trực tiếp áp dụng pháp luật tiến hành cụ thể hố, cá biệt hố mục đích của pháp luật cho trường hợp cụ thể cần áp dụng, thu thập, chuẩn bị những điều kiện để áp dụng và đưa ra những quyết định giải quyết từng bước hoặc cuối cùng đối với sự việc một cách tối ưu nhất. Do vậy, cần có những hoạt động kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ quá trình áp dụng pháp luật, đồng thời phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh những người có hành vi cố ý áp dụng pháp luật khơng đúng, khơng phù hợp với mục đích xã hội đề ra cho trường hợp đó.
Năm là, bảo đảm tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật.
Việc áp dụng pháp luật đòi hỏi phải đạt được mục đích đề ra đối với mỗi trường hợp một cách nhanh chóng, chính xác với những chi phí thấp nhất cho nhà nước cũng như cho xã hội.