CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 85 - 90)

1. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với các hình thái ý thức xã hội khác xã hội khác

Một là, mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với ý thức chính trị.

Hình thành cùng với ý thức chính trị, ý thức pháp luật có sự gắn bó chặt chẽ với ý thức chính trị, xuất phát từ ý thức chính trị và thống nhất với ý thức chính trị. Ý thức pháp luật chịu sự chi phối và chỉ đạo của ý thức chính trị. Ý thức chính trị trực tiếp phản ánh cơ sở kinh tế và gắn liền với cơ sở kinh tế là lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nên chi phối ý thức pháp luật. Nói cách khác, trong ý thức pháp luật ln có sự thể hiện của các tư tưởng, quan điểm chính trị. Tuy nhiên, ý thức pháp luật và ý thức chính trị khơng đồng nhất với nhau vì trong ý thức pháp luật cịn có cả những tư tưởng khơng phải là tư tưởng chính trị. Chẳng hạn, tư tưởng về các quyền kinh tế cơ bản của con người; về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân...

Hai là, mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với ý thức đạo đức. Về

cơ bản, chúng thống nhất với nhau, nhiều tư tưởng, quan điểm đạo đức đồng thời là tư tưởng, quan điểm pháp luật. Nói cách khác, trong tư tưởng pháp luật đã chứa đựng tư tưởng đạo đức. Ý thức đạo đức thúc đẩy sự hình thành những tư tưởng, quan điểm pháp luật đúng đắn, được nhiều

người ủng hộ và ngược lại, các tư tưởng, quan điểm pháp luật sẽ bảo vệ những quan điểm đạo đức tiến bộ, nhất là của lực lượng cầm quyền.

Ba là, mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với ý thức tôn giáo. Tư tưởng tôn giáo nhiều khi xa lạ với thế giới quan khoa học, nhưng trên thực tiễn, tư tưởng tơn giáo vẫn cịn ảnh hưởng rất lớn tới ý thức của nhân dân. Tuy nhiên, các tư tưởng, quan điểm pháp luật khoa học thường không chấp nhận tư tưởng, quan điểm tôn giáo, đặc biệt là tư tưởng mê tín, dị đoan.

2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật

Ý thức pháp luật và pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại đối với nhau. Giữa ý thức pháp luật và pháp luật có một số điểm chung, như: Những nguyên lý và cơ sở để xây dựng, thực hiện pháp luật đồng thời cũng là những nguyên lý và cơ sở để hình thành và phát triển ý thức pháp luật. Đồng thời, giữa chúng cũng có sự tác động qua lại đối với nhau.

Thứ nhất, ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng để xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật. Xây dựng pháp luật là sáng tạo pháp luật, là sự vật chất hoá ý thức pháp luật thành pháp luật. Bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng được xây dựng phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị đã được ý thức đầy đủ. Những thay đổi khách quan trong đời sống xã hội, trước hết được phản ánh trong ý thức pháp luật, sau đó mới thể hiện thành các quy định pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi tư tưởng, quan điểm pháp luật đều được thể hiện trong pháp luật mà phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Ý thức pháp luật có vai trị quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật, thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

- Cho phép nhìn nhận đúng đắn thực trạng, nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội, từ đó hoạch định chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp;

- Đánh giá chính xác các điều kiện, tiền đề cần thiết cho việc ban hành pháp luật, nhằm bảo đảm tính khả thi của pháp luật;

- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp đối với hoạt động xây dựng pháp luật, cũng như các quy định pháp luật;

- Tiếp thu được những thành tựu của nhân loại trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

Như vậy, nếu khơng có ý thức pháp luật phù hợp thì khó có thể xây dựng pháp luật có chất lượng cao.

Thứ hai, ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện pháp

luật trong đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật là làm cho các quy định pháp luật đi vào cuộc sống bằng hành vi hợp pháp của các chủ thể. Ý thức pháp luật là điều kiện, tiền đề đảm bảo cho quá trình thực hiện pháp luật có hiệu quả. Do ý thức pháp luật có tác dụng giúp các chủ thể nhận thức, hiểu biết chính xác, đầy đủ nội dung, tinh thần các quy định pháp luật với những yêu cầu cụ thể về quyền, nghĩa vụ cũng như chế độ trách nhiệm pháp lý có liên quan... nên có thể giúp cho các chủ thể lựa chọn những hành vi pháp luật phù hợp với từng trường hợp cụ thể phát sinh trên thực tiễn.

Ý thức pháp luật là phương tiện để giải thích pháp luật, đặc biệt là những quy phạm pháp luật chưa rõ ràng hoặc dễ tạo ra sự không thống nhất trong nhận thức của các bên hữu quan. Hiểu được nội dung pháp luật, nhận thức được vai trò và những giá trị của pháp luật, sự cần thiết phải thực hiện pháp luật, các tổ chức và cá nhân sẽ tự giác thực hiện pháp luật, mong muốn pháp luật được thực hiện nghiêm minh, đấu tranh bảo vệ pháp luật và chống hiện tượng vi phạm pháp luật. Ý thức pháp luật càng được nâng cao thì tinh thần tơn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật càng được bảo đảm. Có ý thức pháp luật cao chủ thể sẽ không phải là những “cái máy” thực hiện pháp luật.

Thứ ba, ý thức pháp luật là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng

đắn các quy phạm pháp luật. Ý thức pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc áp dụng pháp luật. Để áp dụng đúng đắn một quy phạm pháp luật, chủ thể có thẩm quyền phải hiểu biết chính xác nội dung và yêu cầu, phải giải thích và làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm đó. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi chủ thể áp dụng pháp luật có ý thức pháp luật ở trình độ phù hợp.

Ý thức pháp luật luôn là điều kiện cần thiết để áp dụng đúng đắn pháp luật. Trong mọi trường hợp, chủ thể có thẩm quyền cũng khơng

được giải thích và áp dụng pháp luật một cách tùy tiện. Ý thức pháp luật tạo ra khả năng áp dụng pháp luật đối với mỗi trường hợp cụ thể một cách khách quan và đúng đắn, có sự kết hợp với những đặc điểm riêng biệt của mỗi trường hợp, song không được coi là duyên cớ để lảng tránh pháp luật hoặc làm trái pháp luật.

Vai trò của ý thức pháp luật càng được thể hiện rõ khi hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện hay khi quy phạm pháp luật hiện hành đã lạc hậu, không đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi trong giai đoạn hiện tại. Ý thức pháp luật cũng tạo khả năng giải quyết đúng đắn những trường hợp, mà vì lý do nào đó pháp luật hiện hành khơng quy định. Khi đó, chủ thể có thẩm quyền khắc phục chỗ trống của pháp luật hiện hành bằng cách áp dụng nguyên tắc tương tự và vì vậy, ý thức pháp luật đã thay thế cho pháp luật.

Thứ tư, pháp luật là cơ sở để củng cố, phát triển, nâng cao ý thức pháp luật. Do ảnh hưởng của điều kiện sống, trình độ hiểu biết... nên ý thức pháp luật của nhân dân không giống nhau. Đôi khi một số người cũng không nhận thức và thấm nhuần được toàn bộ những tư tưởng, khái niệm pháp luật hoặc nội dung, tinh thần của các quy phạm pháp luật hiện hành nên bằng những quy định cụ thể, pháp luật tác động rất tích cực tới nhận thức, từng bước củng cố, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

Ý thức pháp luật thúc đẩy sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của pháp luật, củng cố pháp chế. Ngược lại, pháp luật là cơ sở để nhận thức, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tình cảm và thái độ tôn trọng của họ đối với pháp luật. Việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, kiên quyết ngăn chặn vi phạm pháp luật, trong một mức độ nhất định, làm cho các quan điểm, quan niệm về pháp luật được hình thành và phát triển một cách đúng đắn và rõ nét hơn. Thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là việc truy cứu trách nhiệm pháp lý cũng có ảnh hưởng rất lớn tới ý thức pháp luật, đặc biệt là tâm lý pháp lý trong xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện, nhân văn và việc tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, có hiệu quả sẽ là điều kiện quan trọng để góp phần nâng cao ý thức pháp luật đối với các tổ chức và cá nhân trong xã hội.

3. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với văn hố pháp luật

Văn hố là một thuộc tính biểu hiện bản chất xã hội của con người. Văn hóa là những giá trị, vẻ đẹp với tiêu chí là có ích cho cuộc sống con người, để lồi người tồn tại và phát triển. Văn hoá phản ánh hệ thống các giá trị và quy tắc ứng xử được xã hội chấp nhận, hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Văn hố được thể hiện thơng qua nhiều hình thái khác nhau, trong đó có văn hố pháp luật. Văn hoá pháp luật là tổng thể

những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, bao gồm: Hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành trong các thời kỳ lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tắc, những tác phẩm văn hố pháp luật, những kinh nghiệm và thói quen tích lũy được trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật..., tạo nên một hệ thống giá trị, truyền thống và lối sống theo pháp luật của một dân tộc, một quốc gia. Nó thể hiện trình độ cao của sự tơn trọng pháp luật, trình độ tri thức pháp lý của cơng dân, sự vận hành có chất lượng của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật.

Là một trong những loại hình của văn hố, văn hố pháp luật góp phần xây dựng nên nền tảng tinh thần của xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa pháp luật là một tổng thể phức hợp, thẩm thấu hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội của con người, nhưng tựu chung lại được thể hiện qua ba yếu tố: Một là, ý thức pháp luật của cá nhân, nhóm xã hội và tồn xã hội (yếu tố về ý thức của con người); hai là, hệ thống pháp luật và các phương tiện pháp luật (các sản phẩm vật chất của ý thức pháp luật); ba là, năng lực, kỹ năng, cách thức sử dụng các phương tiện pháp luật đã được sáng tạo ra và hành vi, lối sống theo pháp luật của cá nhân và tổ chức trong xã hội.

Cả ba yếu tố nói trên của văn hố pháp luật ln có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong một cơ chế thống nhất, trong đó ý thức pháp luật là yếu tố xuyên suốt, chi phối và định hướng cho hai yếu tố cịn lại, vì hệ thống pháp luật, các phương tiện pháp luật chỉ là sự vật chất hoá, hiện thực hoá ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật tham gia vào tất cả các quy trình, các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật, là cơ sở cho hành vi và lối sống theo pháp luật.

Văn hoá pháp luật được xem như một phương thức quản lý xã hội, vì con người, đảm bảo cuộc sống hạnh phúc cho con người, đồng thời cũng thể hiện kết quả hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnh vực điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

Những tư tưởng, quan điểm, chuẩn mực pháp luật chỉ có giá trị khi hướng tới bảo vệ những lý tưởng xã hội tốt đẹp, hướng con người tới các giá trị cao đẹp của văn hoá. Nếu bảo vệ và dung túng cho cái sai, cái ác, cái thiếu chân thực, thấp hèn ti tiện... thì chúng sẽ khơng có giá trị về mặt văn hố. Tính nhân đạo, tiến bộ và hướng thiện của các tư tưởng pháp luật, các quy định pháp luật không chỉ phản ánh mức độ tiến bộ của lực lượng thống trị, mà còn phản ánh xu thế phát triển của các quan hệ xã hội ngày càng hoàn thiện hơn, với những giá trị nhân bản.

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)