VẤN ĐỀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 90 - 93)

Nâng cao ý thức pháp luật là đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội trong thời đại hiện nay. Điều này được lý giải bởi những lý do sau đây:

- Xã hội ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp, nên muốn quản lý xã hội bằng pháp luật có hiệu quả cần thường xuyên tiến hành nâng cao ý thức pháp luật.

- Nâng cao ý thức pháp luật không chỉ là nhiệm vụ cơ bản của nhà nước mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác, của mỗi công dân nhằm đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể, nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật và trật tự xã hội.

- Mục đích của việc nâng cao ý thức pháp luật là nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri thức pháp lý của công dân với tinh thần: “Không ai không biết pháp luật”; hình thành tình cảm và lịng tin đối với pháp luật, tạo thái độ pháp lý chủ động, tích cực của mỗi người, thơng qua đó hình thành hành vi, thói quen xử sự hợp pháp, xây dựng lối sống theo pháp luật trong xã hội.

Nâng cao ý thức pháp luật là một việc làm cần tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Cần xuất phát từ tính đặc thù của mỗi loại chủ thể mà lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp tác động phù hợp,

không nên coi trọng hoặc xem nhẹ một giải pháp nhất định nào đó. Đồng thời, cũng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực trạng, hiệu quả các mặt hoạt động nâng cao ý thức pháp luật để có biện pháp chấn chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này trên thực tiễn. Để có thể nâng cao ý thức pháp luật trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể, như: Khơng ngừng xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật của đất nước; đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến, giải thích pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý và hệ thống hoá pháp luật; mở rộng dân chủ, bảo đảm các điều kiện cần thiết để nhân dân tham gia tích cực, hiệu quả vào các hoạt động xây dựng, thực hiện, bảo vệ pháp luật và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội.

Trong các giải pháp để nâng cao ý thức pháp luật, thì giáo dục pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng nhất. Giáo dục pháp

luật là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xun

tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho họ một trình độ tri thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tơn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.

Giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục con người mới, tạo điều kiện để nhân dân phát triển toàn diện. Đây là cơng việc khó khăn và phức tạp địi hỏi phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp và hình thức phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào tình hình cụ thể trong mỗi giai đoạn nhất định.

Để giáo dục pháp luật đạt kết quả cao, cần chú ý đúng mức đến những nội dung cơ bản sau đây:

- Giáo dục pháp luật phải gắn với những đòi hỏi của cuộc sống, có chương trình giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau, có chất lượng và hiệu quả cao.

- Giáo dục bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, như: Giảng bài, nói chuyện chuyên đề, dạ hội, hỏi - đáp về pháp luật, thông qua công tác thông tin, phổ biến, giải thích pháp luật, thơng qua

các hoạt động pháp luật xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật..., từ đó làm cho mỗi người dân nắm bắt và hiểu được một cách đầy đủ về nội dung của các quy định pháp luật.

- Giáo dục pháp luật ở phạm vi rộng khắp trong các cơ sở giáo dục và đào tạo của nhà nước, của các tổ chức xã hội, trong mỗi gia đình...

- Mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào các hoạt động pháp luật, tích cực đấu tranh chống vi phạm pháp luật, thực hiện và bảo đảm công bằng xã hội.

- Phải tiến hành đồng bộ, kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, nâng cao trình độ chung của nhân dân.

Chương 13

PHÁP CHẾ

Một phần của tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)